Ông lão đánh cá và con cá vàng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Ông lão đánh cá và con cá vàng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.
I. Đôi nét về tác giả A.Pu-skin
- A.Pu-skin (1799 - 1837) có tên đầy đủ là A-lếch-xan-đrơ Xec-ghê-ê-vích Pu-skin
- Ông là đại thi hào của dân tộc Nga được biết đến như là “mặt trời của thi ca Nga” với nhiều bài thơ đặc sắc, ông còn sáng tác trường ca, truyện ngắn…
- Ông là một trong số những nhà văn viết văn xuôi đầu tiên và có nhiều đóng góp cho nền văn học Nga
- Các tác phẩm tiêu biểu: Người tù binh Kavkaz, Chuyện con gà trống vàng, Con đầm pích, Người con gái viên đại úy...
II. Đôi nét về tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Xuất xứ văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được Puskin kể lại bằng 205 câu thơ, trên cơ sở truyện dân gian của Nga, Đức.
- Truyện vừa giữ được nét chất phác, dung dị của nghệ thuật dân gian, vừa thể hiện tài năng sáng tạo của Pu-skin
- Tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng in trong sách giáo khoa là bản dịch của Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn, nằm trong cuốn A. Pu-skin kể.
2. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ chính là tự sự
3. Tóm tắt văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng
Có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá, sau hai lần không được gì thì lần thứ ba kéo lưới được một con cá vàng. Con cá kêu van, xin thả ra và hứa đền ơn, ông không đòi hỏi gì. Về nhà, ông lão kể cho vợ nghe thì mụ vợ tham lam bắt ông ra biển đòi cá trả ơn. Lần thứ nhất, đòi cái máng cho lợn ăn. Lần thứ hai, một cái nhà rộng. Lần thứ ba, để mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ. Tham vọng quá cao, cá vàng tức giận, lấy lại tất cả. Ông lão trở về với túp lều nát và mụ vợ bên cái máng sứt mẻ.
(Mời các bạn tham khảo thêm các bài tóm tắt khác của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng tại đây)
4. Bố cục của văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Gồm 3 phần:
STT | Giới hạn | Nội dung |
Phần 1 | Từ đầu → "vợ ở nhà kéo sợi" |
|
Phần 2 | "Một hôm, người chồng" → "làm theo ý muốn của mụ" |
|
Phần 3 | Phần còn lại |
|
5. Giá trị nội dung của văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng
Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
6. Giá trị nghệ thuật của văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích, như:
- Xuất hiện các yếu tố tưởng tượng, hoang đường (cá vàng biết nói và có phép thuật, những ngôi nhà tự xuất hiện...)
- Xuất hiện các nhân vật đối lập nhau (mụ vợ độc ác, tham lam, bội bạc; ông chồng hiền lành, tốt bụng, nhu nhược; cá vàng biết báo ơn)
- Tạo dựng sự lặp lại, tăng tiến của các tình huống cốt truyện (năm lần đòi hỏi của mụ vợ ngày càng quá đáng hơn và 5 lần cảnh biển trở nên âm u, dữ tợn hơn)
III. Dàn ý phân tích văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Mở bài
- Giới thiệu về đặc trưng nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích
- Giới thiệu khái quát về tác giả A. Pu-skin (vị trí của ông trong nền văn học Nga…)
- Giới thiệu về văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”(xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài
a. Giới thiệu về các nhân vật
- Nhân vật: hai vợ chồng ông lão
- Nghề nghiệp:
- Chồng đi thả lưới
- Vợ ở nhà kéo sợi
- Hoàn cảnh sống: sống trong một túp lều tranh nát trên bờ biển
→ Cuộc sống của hai vợ chồng ông lão lao động bình yên
→ Cách mở chuyện ngắn gọn, đầy đủ
b. Sự đền ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ
- Ông lão:
- Bắt được cá vàng, cá vàng van xin và hứa sẽ đền đáp
- Thả cá vàng về biển và không đòi hỏi gì
→ Ông lão là người nhân từ, hiền lành, tốt bụng, không tham lam
- Hình ảnh ông lão được miêu tả: đi, lại đi, lóc cóc, lủi thủi…
→ Dáng vẻ tất tả, đi đi, về về, cô đơn, nhỏ bé, đáng thương
- Mụ vợ:
STT | Những đòi hỏi của mụ vợ | Cảnh biển khi ông lão đến xin cá vàng thực hiện yêu cầu của mụ vợ |
Lần 1 |
|
|
Lần 2 |
|
|
Lần 3 |
|
|
Lần 4 |
|
|
Lần 5 |
|
|
→ Thái độ của mụ vợ đối với chồng: quát, mắng nhiếc, đuổi đi, tát
→ Mụ vợ là kẻ bội bạc, quá quắt, luôn đặt những thứ vật chất lên trên tình cảm vợ chồng. Mụ đối xử với chồng mình một cách độc ác và tệ bạc.
→ Những đòi hỏi của mụ vợ ngày càng tăng dần. Qua đó, cho thấy mụ vợ là người có lòng tham không đáy.
⇒ Tương ứng với những đòi hỏi ngày càng quá đáng của mụ vợ, chính là khung cảnh thiên nhiên trên biển ngày càng trở nên đáng sợ, âm u, nguy hiểm.
⇒ Đây là nghệ thuật tăng tiến cốt truyện (thường thấy trong các câu chuyện cổ tích)
⇒ Khung cảnh bãi biển chính là hình ảnh tái hiện những tham lam, độc ác đang ngày càng bành trướng đến đáng sợ của mụ vợ → Đến cuối cùng, chính mụ ta sẽ bị lòng tham của mình nhấn chìm, mất hết tất cả.
⇒ Đồng thời, hình ảnh bãi biển còn thể hiện cho sự tức giận, căm phẫn của mọi người trước lòng tham vô tận của mụ vợ độc ác.
- Cá vàng:
- Bốn lần đều đáp ứng những nhu cầu của mụ vợ
- Lần thứ năm: cá Vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống biển cả
→ Cá Vàng đại diện cho cái thiện, lòng tốt, cho công lí của nhân dân:
- Biết báo đáp hết lòng khi được giúp đỡ
- Thẳng tay trừng trị kẻ xấu xa, tham lam, độc ác
c. Sự trừng trị của cá Vàng
- Hai vợ chồng ông lão trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây
→ Cách trừng phạt của cá vàng là vô cùng thích hợp đối với những kẻ tham như bà vợ. Khi bà ta từ đỉnh cao của giàu có (nữ hoàng) trở về là người đàn bà nghèo nuôi lợn với cái máng lợn vỡ thì sự đau khổ tiếc nuối sẽ dằn vặt bà ta đến cuối đời.
→ Đồng thời thể hiện sự nhân hậu của nhân dân ta, luôn cho con người một cơ hội để sửa sai.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
- Nội dung: Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc
- Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo, xây dựng các nhân vật đối lập, sự tăng tiến trong cốt truyện…
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.
Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: