Mẹ hiền dạy con - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Mẹ hiền dạy con - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

I. Đôi nét về tác phẩm Mẹ hiền dạy con

1. Thể loại

- Truyện Mẹ hiền dạy con ra đời trước thời kì trung đại, nhưng vì có cách viết, đặc điểm nội dung, nghệ thuật giống với các tác phẩm truyện trung đại, nên cũng được xếp vào nhóm truyện trung đại Trung Quốc.

2. Xuất xứ văn bản Mẹ hiền dạy con

- Văn bản Mẹ hiền dạy con (trong SGK Ngữ văn 6 Tập một) được dịch từ  sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc. Do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên dịch. In trong cuốn Cổ học tinh hoa.

3. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

4. Ngôi kể

- Ngôi thứ 3

5. Tóm tắt văn bản Mẹ hiền dạy con

Truyện Mẹ hiền dạy con

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.

(Mời các bạn tham khảo thêm các bài tóm tắt khác của truyện Mẹ hiền dạy con tại đây)

6. Bố cục văn bản Mẹ hiền dạy con

- Gồm 2 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu → "mà cắt đứt đi vậy"
  • Quá trình dạy con của người mẹ
Phần 2Phần còn lại
  • Kết quả của quá trình dạy con

7. Giá trị nội dung văn bản Mẹ hiền dạy con

- Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:

  • Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp
  • Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành
  • Thương con nhưng không nuông chiều mà ngược lại rất kiên quyết

- Truyện nêu vai trò, sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người

8. Giá trị nghệ thuật văn bản Mẹ hiền dạy con

- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian

- Có nhiều chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa gợi xúc động trong lòng người đọc

II. Dàn ý phân tích văn bản Mẹ hiền dạy con

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về truyện trung đại (khái niệm, thời gian ra đời, đặc trưng của thể loại,…)

- Giới thiệu về truyện “Mẹ hiền dạy con” (tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

2. Thân bài

2.1. Quá trình dạy con của bà mẹ

- Quá trình dạy con của người mẹ trải qua 5 tình huống:

a. 3 tình huống đầu tiên: dạy con qua cách chọn nơi ở

STTTình huốngCách giải quyết của người mẹ
1
  • Nhà ở cạnh nghĩa đĩa, thấy người ta đào, chộn, lăn, khóc thì Mạnh Tử về nhà cũng bắt chước đào, chôn, lăn khóc.
  • Nhận thấy đây không phải là chỗ cho con ở được nên chuyển nhà ra gần chợ.
2
  • Nhà ở cạnh chợ, thấy người bôn bán điên đảo thì Mạnh Tử về nhà cũng chơi trò bắt chước cảnh buôn bán điên đảo.
  • Nhận thấy đây không phải là chỗ cho con ở được nên chuyển nhà ra gần trường.
3
  • Nhà ở cạnh trường học, thấy trẻ em đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở thì Mạnh Tử về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.
  • Nhân ra đây là chỗ ở thích hợp cho con.

→ Qua 3 tình huống đó, người mẹ đã:

  • Chuyển nhà ngay khi thấy con bị ảnh hưởng xấu từ môi trường sống không tốt
  • Quyết chọn một nơi ở tốt để cho con được thuận lợi phát triển

→ Từ đó, thấy được sự sáng suốt trong việc nuôi dạy con của người mẹ, bà nhận ra môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mỗi đứa trẻ. Bà luôn quan tâm đến từng thay đổi, biến chuyển của con để điều chỉnh nơi sống cho thích hợp nhất.

→ Thể hiện tình yêu thương con sâu sắc, luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con.

b. 2 tình huống cuối: dạy con bằng các hoạt động hằng ngày

Truyện Mẹ hiền dạy con

STTTình huốngCách giải quyết của người mẹ
4
  • Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn liền về hỏi mẹ họ giết lợn để làm gì. Bà mẹ đùa với Mạnh Tử là giết lợn để cho con ăn.
  • Bà mẹ nhận ra dù là nói đùa thì cũng là nói dối, sẽ ảnh hưởng xấu đến con. Nên đi mua thịt lợn về cho con ăn thật.
5
  • Mạnh Tử đang đi học thì bỏ học về nhà chơi.
  • Bà mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt dở để làm dẫn chứng cho con về việc đang đi học mà bỏ dở thì cũng như đang dệt vải mà cắt đứt.

→ Như vậy, bà mẹ đã dùng các hành động cụ thể và tự mình làm gương cho con noi theo, học tập.

→ Người mẹ dạy con mình một cách toàn diện các khía cạnh, cả về đạo đức (dạy con không nói dối, giữ chữ tín), và cả về tài năng (dạy con học hành thì phải nhất quán đến cùng, không bỏ dở giữa chừng).

2.2. Kết quả của quá trình dạy con

- Nhờ sự dạy dỗ hết lòng của người mẹ, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, sau này trở thành một bậc đại hiền của đất nước Trung Hoa.

2.3. Hình tượng người mẹ

- Hình tượng người mẹ của Mạnh Tử là một người phụ nữ rất thông minh, khéo léo, rất yêu thương con những vẫn rất nghiêm khắc trong quá trình dạy dỗ.

→ Từ đó, khẳng định được vai trò quan trọng của người mẹ đối với sự trưởng thành của con cái.

3. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản:

  • Nội dung: đề cao ảnh hưởng của môi trường sống đối với mỗi người và vai trò to lớn của người mẹ
  • Nghệ thuật: cốt truyện theo mạch thời gian, nhiều chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa…

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Mẹ hiền dạy con - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
1 2.008
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 6 KNTT

    Xem thêm