Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tri thức Ngữ văn 6 Bài 1: Tôi và các bạn

Tri thức Ngữ văn 6 Bài 1: Tôi và các bạn với các kiến thức tổng hợp chung của Bài 1 sách Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức, sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 6.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Truyện và truyện đồng thoại

- Khái niệm truyện: Là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cố truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc

- Khái niệm truyện đồng thoại: Là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người

2. Cốt truyện

- Khái niệm: Là yếu yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc

3. Nhân vật

- Khái niệm: Là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ… được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật

4. Người kể chuyện

- Khái niệm: Là nhân vật do nhà avwn tạo ra để kể lại câu chuyện.

- Phân loại:

  • Người kể chuyện ngôi thứ nhất: người kể chuyện trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi”, kể về những gì mình chứng kiến hoặc tham gia
  • Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): người kể chuyện không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện

5. Lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm:

  • Thuật lại mọi hoạt động của nhân vật
  • Miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động của nhân vật

- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (độc thoại, đối thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện

6. Từ đơn và từ phức

- Khái niệm từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng

- Khái niệm từ phức: là từ có hai tiếng trở lên

- Phân loại từ phức:

  • Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
  • Từ láy: từ phức được tạo nên từ các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần)

7. Soạn Văn 7 Bài 1: Tôi và các bạn

-------------------------------------------------

Ngoài bài Tri thức Ngữ văn 6 Bài 1: Tôi và các bạn trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, cùng các tài liệu học tập hay lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 6:

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 6 KNTT

    Xem thêm