Lượm - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Lượm - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Lượm - Tố Hữu
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.
I. Đôi nét về tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002)
- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
- Xuất thân:
- Cha là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ.
- Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con.
→ Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ cho Tố Hữu
- Bút danh: theo lời Tố Hữu tự giải thích thì năm 1938 ông sang Lào thăm một người anh. Ở đây ông gặp một cụ đồ người Quảng Bình. Cụ đồ đã đặt cho ông bút danh "Tố Hữu" (Tố Hữu có nghĩa là sẵn có, ý chỉ khí phách tiềm ẩn trong người). Tố Hữu nhận tên gọi này nhưng hiểu theo nghĩa là "người bạn trong trắng", khác với tên do cụ đồ đặt ở chữ "hữu".
- Cuộc đời:
- Ông tham gia hoạt động cách mạng vô cùng mạnh mẽ (từ những năm 1938)
- Sau cách mạng, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước
- Sau năm 1986, ông bị mất uy tín chính trị vì phải chịu trách nhiệm trong những vụ khủng hoảng tiền tệ nên bị miễn nhiệm các chức vụ về quản lý, chỉ còn giữ chức danh đại biểu quốc hội và các chức danh lãnh đạo về văn học nghệ thuật
→ Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của Việt Nam
- Sự nghiệp sáng tác:
- Sáng tác từ rất sớm (từ những năm tháng còn thiếu niên)
- Chủ yếu sáng tác với thể loại thơ và cũng rất thành công ở mảng này
- Đánh giá thơ Tố Hữu: thanh đạm, dịu ngọt, thấm sâu vào tâm hồn mọi thế hệ, được lưu giữ và phát huy như một sức mạnh tinh thần, một giá trị văn hóa tiềm ẩn trong con người thời đại Hồ Chí Minh
- Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ điện biên, Khi con tu hú, Ta với ta, Bà má Hậu Giang...
- Giải thưởng: ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996
II. Đôi nét về tác phẩm Lượm
1. Xuất xứ
- Lượm được nhà thơ Tố Hữu viết năm 1949 - trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và in trong tập Việt Bắc.
2. Hoàn cảnh sáng tác
Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.
3. Thể loại
- Thơ 4 chữ (ngắt nhịp 2/2) - thơ tự sự
4. Phương thức biểu đạt
- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
5. Ngôi kể
- Ngôi thứ 3
6. Bố cục bài thơ
- Gồm 3 phần:
STT | Giới hạn | Nội dung |
Phần 1 | Từ đầu → Cháu đi xa dần |
|
Phần 2 | "Cháu đi đường cháu" → "Hồn bay giữa đồng" |
|
Phần 3 | Phần còn lại |
|
7. Giá trị nội dung bài thơ Lượm
Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
8. Giá trị nghệ thuật bài thơ Lượm
- Thể thơ bốn chữ
- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm
III. Dàn ý phân tích bài thơ Lượm
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu
- Giới thiệu về bài thơ “Lượm” (hoàn cảnh sáng tác, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)
2. Thân bài
a. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu
- Hoàn cảnh gặp gỡ: ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè - sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ (Huế ở đây chính là chỉ những con người gắn bó với mảnh đất Huế như 1 phần máu thịt, người dân Huế chính là 1 phần của Huế, vì vậy khi chiến tranh nổ ra, những người con xứ Huế đã ngã xuống ấy cũng chính là 1 phần cơ thể của Huế đang đổ máu)
- Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ đầu tiên:
- Hình dáng: bé loắt choắt, má đỏ bồ quân
- Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Cử chỉ: thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng… → nhanh nhẹn, hồn nhiên, đáng yêu, yêu đời
- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc…Thích hơn ở nhà)
- Xưng hô: cháu - chú - đồng chí → nét tinh nghịch và nghiêm túc trong công việc
→ Đoạn thơ sử dụng nhiều từ láy (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh) cùng hình ảnh so sánh (như con chim chích) đã giúp khắc họa hình ảnh một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn và hồn nhiên, yêu đời, yêu công việc
b. Sự hy sinh anh dũng của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
- Hoàn cảnh:
"Đạn bay vèo vèo"
→ Tình thế vô cùng khó khăn, nguy hiểm
- Hình ảnh của Lượm:
"Vụt qua mặt trận
...
Sợ chi hiểm nghèo"
→ Hình ảnh cậu bé dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái làm nhiệm vụ, không sợ khó khăn, nguy hiểm.
- Tư thế của Lượm lúc hi sinh:
"Một dòng máu tươi
...
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
→ Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện vào đồng lúa quê hương - hình ảnh miêu tả vừa hiện thực vừa lãng mạn
→ Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của cậu bé - cậu đã hi sinh tính mạng mình để góp phần sức lực vào sự nghiệp bảo vệ độc lập đất nước.
→ Hình ảnh "lúa thơm mùi sữa" - chính chỉ đến cậu bé Lượm - cũng còn rất nhỏ, chưa kịp trưởng thành, chưa kịp lớn lên đã phải ra đi vĩnh viễn.
→ Từ đó, thể hiện lòng xót thương vô bờ của tác giả dành cho em:
"Ra thế
Lượm ơi...
...
Lượm ơi, còn không"
→ Câu hỏi tu từ đã thể hiện sự ngỡ ngàng, giật mình của nhà thơ - dường như ông không thể tin được là em nay đã ra đi, quá xót xa, đau đớn, thương tiếc đến mức không nói thành lời.
→ Nhà thơ luôn sử dụng những hình ảnh nói giảm, nói tránh để không nói trực tiếp ra một sự thật đau lòng là Lượm đã hi sinh, nhằm giảm bớt sự đau xót của mình và mọi người.
c. Hình ảnh Lượm sống mãi cùng đất nước
- Hai khổ thơ miêu tả hình ảnh chú bé đưa thư nhí nhảnh, tinh nghịch ở đầu bài thơ được lặp lại một lần nữa.
→ Việc lặp lại hình ảnh như vậy thể hiện sự tồn tại mãi mãi của Lượm trong lòng mọi người, em sẽ còn mãi với đất nước, với những người yêu quý em.
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung: Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người
- Nghệ thuật: thể thơ bốn chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng từ láy,…
- Cảm nhận của em về Lượm: cảm phục, quý mến,…
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lượm - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.
Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: