Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bánh chưng, bánh giầy- Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bánh chưng, bánh giầy- Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

Văn bản Bánh chưng bánh giầy

I. Đôi nét về văn bản Bánh chưng, bánh giầy

1. Thể loại: truyền thuyết:

- Truyền thuyết là 1 trong 12 thể loại văn học dân gian của nước ta. Gồm có các đặc điểm nổi bật sau:

  • Đây là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
  • Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày thuộc nhóm những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử nước ta. Tuy nhiên Bánh chưng bánh giày có điểm khác biệt so với các truyền thuyết cùng bối cảnh, đó là sử dụng rất ít các chi tiết hoang đường, kì ảo.

2. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

3. Tóm tắt văn bản Bánh chưng bánh giầy:

Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

(Mời các bạn tham khảo thêm các bản tóm tắt khác về truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy tại đây)

4. Bố cục văn bản Bánh chưng bánh giầy:

- Gồm 3 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu  → "có Tiên vương chứng giám"Nhà vua ra quyết định truyền ngôi cho con
Phần 2"Các lang ai cũng muốn" → "giã nhuyễn, nặn hình tròn"Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật
Phần 3Phần còn lạiÝ nghĩa và tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy

5. Giá trị nội dung văn bản Bánh chưng bánh giầy:

Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta

6. Giá trị nghệ thuật văn bản Bánh chưng bánh giầy:

- Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo (thần báo mộng và chỉ dẫn)

- Sử dụng nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian:

  • Lối kể chuyện theo trình tự thời gian (cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau)
  • Cốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Lang Liêu - phải trải qua một cuộc thi tài, gặp phải các khó khăn, được thần linh giúp đỡ và đạt được chiến thắng - nối ngôi vua - kết thúc có hậu.

II. Phân tích văn bản Bánh chưng bánh giầy

1. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết (khái niệm truyền thuyết, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…)

- Giới thiệu về truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” (tóm tắt truyền thuyết, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Nhà vua ra quyết định truyền ngôi cho con

- Hoàn cảnh truyền ngôi: giặc ngoài đã dẹp yên, vua đã già, muốn truyền ngôi

- Người nối ngôi vua phải là người nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng - yếu tố thể hiện sự tiến bộ trong tư tưởng của vua Hùng (khác với quy định bao đời trước là chỉ truyền ngôi cho con trưởng)

- Cách thức: một câu đố để thử tài – “ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho”

→ Cách chọn người nối ngôi của vua Hùng khác với các đời vua trong lịch sử

b. Các hoàng tử tìm kiếm và sửa soạn lễ vật. Riêng Lang Liêu được thần linh giúp đỡ

- Các hoàng tử đua nhau làm lễ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương, họ đi tìm của quý trên rừng xuống biển

- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất, từ khi lớn lên, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa trồng khoai, trong nhà chỉ có khoai, lúa là nhiều.

- Lang Liêu nằm mộng thấy thần, được thần mách bảo, Lang Liêu nghe lời thần làm lễ vật dâng vua cha:

  • Chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành bánh hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.
  • Cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyền, nặn hình tròn

Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

- Ngoài ra, Lang Liêu còn được dạy về giá trị của hạt gạo - sản phẩm nông nghiệp chính của nước ta:

  • Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo
  • Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và không bao giờ chán
  • Lúa gạo tự mình có thể trồng được nhiều, đem lại no ấm cho người dân

→ Thể hiện tư duy và lối sống của người dân Việt xưa gắn với nền văn minh lúa nước (gạo, nếp... là sản phẩm chính được sản xuất nhiều nhất, nuôi sống nhân dân ta)

c. Lang Liêu được vua cha truyền ngôi 

- Bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời, Đất cùng Tiên vương

- Sau khi lễ xong, vua cùng quần thần ăn bánh, ai cũng tấm tắc khen ngon

- Lang Liêu là người hiểu ý nhà vua nên được truyền ngôi cho.

d. Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy và tục lệ của người Việt

- Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy:

  • Bánh giầy có hình tròn tượng trưng cho trời
  • Bánh chưng có hình vuông tượng trưng là đất, thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ, muôn loài.
  • Lá bọc ngoài, mĩ vị ở trong là ngụ ý đùm bọc nhau

→ Chiếc bánh chứa đựng tư duy, quan niệm của ông cha ta (trời đất dung hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, mọi người yêu thương, đùm bọc, đoàn kết với nhau)

- Tục lệ của dân tộc ta:

  • Tập trung, chăm chỉ làm trồng trọt và chăn nuôi
  • Cứ đến dịp Tết lại làm bánh chưng, bánh giầy vừa để đặt lên mâm cơm thờ tổ tiên, vừa để mọi người cùng thưởng thức.

→ Đây là những tục lệ, nếp sống có từ ngàn đời xưa đến nay vẫn được lưu truyền, vẫn ăn sâu trong cuộc sống của người dân Việt.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

  • Nội dung: truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta
  • Nghệ thuật: sử dụng các yếu tố tưởng tượng, kì ảo cùng cách kể chuyện dân gian

- Cảm nhận của bản thân về truyền thuyết

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Bánh chưng, bánh giầy- Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 6 KNTT

    Xem thêm