Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?

Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội

Câu hỏi: Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội.

Trả lời:

Em rất ngưỡng mộ những bạn không hệ cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội bởi những người như bạn là những người thực sự giỏi hơn mọi người vượt bậc mà không cố tỏ ra là mình hơn người khác.

I. Tác giả

- Tiến sĩ Giong-mi Mun (Youngme Moon) – Giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), Phó khoa về Chiến lược và Đổi mới (Senior Associate Dean for Strategy and Innovation).

- Cô đã từng được nhận không ít giải thưởng nhờ vào quá trình giảng dạy xuất sắc cũng như những nghiên cứu có giá trị về sự giao thoa giữa kinh doanh, thương hiệu và văn hóa.

- Cô là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard.

II. Tìm hiểu văn bản Hai loại khác biệt

Tóm tắt Hai loại khác biệt

Khi còn học ở trung học nhân vật tôi và cả lớp được cô giáo giao cho bài tập trong 24h phải cố gắng trở nên khác biệt. Nhân vật tôi và đông đảo các bạn đã tạo nên sự khác việt bằng cách ăn mặc nhàu nhĩ, các kiểu tóc kì lạ, hay các hành động khác thường nhằm gây sự ấn tượng. Chỉ duy có J cậu ta đến trường với diện mạo lịch sự như học sinh bình thường, khi trả lời thầy cô giáo thì rất lễ đỗ và các câu trả lời rất cẩn thận tỉ mỉ, như thể cậu muốn câu trả lời của mình có giá trị nhất định. J cũng là người đã thu hút được sự chú ý từ mọi người nhiều nhất. Bài tập này đã giúp nhân vật tôi nhận ra rằng có hai sự khác biệt: khác biệt vô nghĩa và khác biệt có nghĩa. Phần đông đều chỉ tạo ra những khác biệt vô nghĩa nhất thời. Còn những người tạo ra sự khác biệt có nghĩa mới khiến cho chúng ta đặc biệt chú ý tới.

Xuất xứ: Trích từ Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch.

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

Bố cục: Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt

III. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?

Mục đích: Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

Câu 2. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.

+ Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.

+ Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.

+ Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.

Câu 3: Câu 3. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?

J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.

Câu 4. Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?

- Bình thường J là một người ít nói, không đặc biệt quái dị cũng không đặc biệt nổi tiếng.

- Nhưng hôm đó, J đã đứng lên phát biểu. Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.

- Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.

- Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.

- Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.

Câu 5: Việc thể hiện sự khác biệt của số đồng các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?

- Số đông các bạn trong lớp:

+ Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.

+ Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.

+ Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.

=> Đa số đều chọn loại khác biệt vô nghĩa.

- Chỉ riêng J:

+ J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.

+ Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.

+ Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.

+ Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.

+ Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.

=> J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa.

Câu 6: Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa” (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa” (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tỉnh với cách phân chia như thế không? Vì sao?

Đây là một cách phân chia khá hợp lí. Bởi nó xuất phát từ ý nghĩa của sự khác biệt. Sự phân chia này đã thể hiện quan điểm riêng của tác giả về sự khác biệt.

Câu 7: Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

Bài học về sự khác biệt có giá trị đối với tất cả mọi người. Bởi bài học này giúp con người hiểu được ý nghĩa của sự khác biệt, tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để có thể lựa chọn sự khác biệt có ý nghĩa.

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

    Xem thêm