Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu "năm nắng mười mưa dám quản công"

Chúng tôi xin giới thiệu bài Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu "năm nắng mười mưa dám quản công" được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu "năm nắng mười mưa dám quản công"

Câu hỏi: Xác định thành ngữ trong văn bản sau:

"Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Trả lời:

- Có hai thành ngữ gồm:

+ Một duyên hai nợ: Hàm ý nói lên sự vất vả của bà Tú khi phải một mình đảm đương công việc gia đình để nuôi chồng và con.

+ Năm nắng mười mưa: Chỉ sự vất vả, cực nhọc.

1. Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

2. Cấu tạo của thành ngữ

Có các cách phân loại cấu tạo ngôn ngữ như sau:

- Dựa vào số lượng thành tố trong ngôn ngữ:

+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…

Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ C-V: Bạn nối khố, cá cắn câu…

+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …

Trong đó các tác giả chia ra các kiểu:

* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…

* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…

+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…

Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…

=> Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.

– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:

+ Câu có kết cấu CN-VN + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…

+ Câu có kết cấu C-V, V-C: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…

3. Tác dụng của thành ngữ

- Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ 1: Lên thác xuống ghềnh chỉ sự gian nam, vất vả, khó khăn, nguy hiểm,…

Ví dụ 2: Nhanh như chớp chỉ hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác,…

Ví dụ 3: Khẩu xà tâm phật ý chí miệng nói từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa.

4. So sánh thành ngữ và tục ngữ

Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ

- Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức.

- Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.

- Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.

Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ

- Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. Còn tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể

- Thành ngữ có thể là tục ngữ, còn tục ngữ không thể xem là thành ngữ được

- Thành ngữ là những cụm từ cố định còn tục ngữ là những câu ngắn gọn, xúc tích

- Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ thành ngữ “Anh hùng rơm”, tục ngữ “gần mực thì đen”,…

  1. Một số thành ngữ phổ biến ý nghĩa của chúng

- Dĩ hòa vi quý: Chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử của người với người trong xã hội.

- Đục nước béo cò: Chỉ những con người mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn, nhân cơ hội để làm điều có lợi cho mình.

- Đừng xem mặt mà bắt hình dong: Phê phán những người luôn nhìn bề ngoài để đánh giá con người bên trong, đánh giá phẩm chất tâm hồn của người khác.

- Ếch ngồi đáy giếng: Mượn hình ảnh con ếch nằm ở dưới giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời để chỉ những người hiểu biết nông cạn, không ra ngoài học hỏi, chỉ biết dừng chân ở một chỗ. Từ đó cũng phê phán những người không có kiến thức luôn cho mình là trung tâm và có hiểu biết; chỉ bó buộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá những điều mới mẻ.

- Gieo gió gặt bão: Mượn hình ảnh gió và bão để chỉ những người luôn làm điều ác, điều xấu thì sau này sẽ gặp báo ứng, hậu quả, gặp những điều không may mắn thậm chí phải trả giá cực đắt cho những gì mình đã gây ra với người khác.

- Ngoài ra còn có rất nhiều thành ngữ khác trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc như:

- Sông có khúc người có lúc / Sang sông phải lụy đò / Sinh nghề tử nghiệp / Sức khỏe là vàng / Sự thật mất lòng…

- Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ / Thua keo này, bày keo khác / Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa / Tiên học lễ, hậu học văn…

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu "năm nắng mười mưa dám quản công". Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 86
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Giáo sư X
    Giáo sư X

    cố gắng để mai đi thi đc điểm tốt

    Thích Phản hồi 16/05/22
    • Trang Nguyễn
      Trang Nguyễn

      Cảm ơn vndoc nha

      Thích Phản hồi 16/05/22

      Lý thuyết ngữ văn 6 CTST

      Xem thêm