Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 118 Tập 1 Kết nối tri thức

Soạn Văn 6 trang 118 Tập 1 Kết nối tri thức

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:

  1. Cảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi ngay khi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.
  2. Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một "sảnh chờ" rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng.

Hướng dẫn trả lời:

CâuDấu câuTác dụng
aDấu ngoặc kép "ngược dòng"Nhấn mạnh một từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt → Ở đây từ ngược dòng được hiểu theo nghĩa chuyển (vốn chỉ sự di chuyển ngược chiều của dòng nước, nay được dùng để chỉ sự di chuyển ngược về quá khứ của nhân vật).
bDấu ngoặc kép "sảnh chờ"Nhấn mạnh một từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. → Ở đây từ sảnh chờ được dùng theo nghĩa chuyển (vốn chỉ một không gian rộng lớn, thoáng đãng ở phía trước của một kiến trúc nhà, nay dùng để chỉ khoảng không rộng lớn, thoáng đãng phía trước cửa hang)

Câu 2 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Cho biết công dụng của dấu phẩy, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang được dùng trong các đoạn trích sau:

  1. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội "ăn én". Cũng nghe kể rằng trong bản A-rem vẫn còn một vài người chân mỏng, ngón dẹt - dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.
  2. Hô-oắt Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.

Hướng dẫn trả lời:

CâuDấu câuCông dụng
aDấu phẩy (chân mỏng, ngón dẹt)ngăn cách hai danh từ liên tiếp
Dấu ngoặc kép ("ăn én")đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây chỉ một tập tục lâu đời của một nhóm người sống trong bản A-rem ngày xưa)
Dấu gạch ngang (ngón dẹt - dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét)

giải thích rõ hơn cho từ ngữ đứng trước dấu gạch ngang (ở đây là bổ sung về nguồn gốc, nguyên do của đặc trưng chân mỏng, ngón dẹt của tộc người từng sống trong bản A-rem)

bDấu phẩy (măng đá, nhũ đá, ngọc động)ngăn cách giữa các danh từ liên tiếp
Dấu phẩy (người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đòng lớn nhất thế giới)ngăn cách các cụm chủ vị đứng cạnh nhau trong câu
Dấu ngoặc kép ("sống")đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây là chỉ những viên đá có câu chuyện, có quá trình sống như con người)
Dấu gạch ngang (Hô-oát Lim-bơ, xen-ti-met)nối các âm trong một tiếng (dùng cho các từ được phiên âm từ tiếng nước ngoài)

Câu 3 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Tìm những câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản Cô Tô, Hang Én và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong từng trường hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Văn bảnCâu văn có sử dụng dấu ngoặc képTác dụng của dấu câu
Cô TôAnh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: "Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Võ gạo bằng nước biển thôi"trích dẫn trực tiếp lời nói của anh hùng Châu Hòa Mãn với nhân vật "tôi"
Hang ÉnCảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi ngay khi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh nàyđánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (chỉ hành động đi ngược về quá khứ, gặp gỡ những sinh vật, hình ảnh tự nhiên đã biến mất theo sự phát triển của văn minh loài người)
Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một "sảnh chờ" rộng rãiđánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ẩn dụ hang trước của hang có hình dáng, chức năng giống như sảnh chờ của một tòa nhà lớn)
Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản những vẫn còn giữ kễ hội "ăn én"đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây chỉ một tập tục lâu đời của một nhóm người sống trong bản A-rem ngày xưa)
Cộng đồng én thoải mái sống "cuộc đời" của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du kháchđánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây chỉ cả một quá trình sống, hoạt động, phát triển của một giống loài theo mạch riêng biệt, không bị tác động bởi con người)
Bạn sẽ thấy những "thương hải tang điền" còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô... nơi vách đátrích dẫn một thành ngữ tiếng Hán cổ (có nghĩa là chỉ sự biến đổi lớn lao đến không nhận ra của người hay sự vật)
Và tất cả mãng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiênđánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (ở đây là chỉ những viên đá có câu chuyện, có quá trình sống như con người)

Câu 4 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong những câu sau:

  • Bữa tối, một chú én tò mò sa xuống bàn ăn, cánh bị thương không bay lên được.
  • Sáng hôm sau, tôi vẫn thấy nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sã xuống.

Hướng dẫn trả lời:

a. Hình ảnh nhân hóa: chú én "tò mò"

→ Tác dụng: tăng tính biểu cảm cho hành động của chú chim én, đồng thời khắc họa sự tinh nghịch, ngây thơ, đáng yêu của chú chim én nhỏ tuổi. Từ đó, tăng tính biểu cảm, hấp dẫn cho câu văn, đoạn truyện.

b. Hình ảnh nhân hóa: "thản nhiên" đi lại quanh lều

→ Tác dụng: tăng tính biểu cảm cho hành động đi lại quanh lều của chú chim én, khắc họa sự tự nhiên, tự tại, không chút lo lắng, sợ hãi của chú chim nhỏ. Từ đó, giúp câu văn trở nên hấp dẫn, thú vi, và người đọc dễ dàng cảm nhận được trạng thái của chú chim én.

Câu 5 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:

  1. Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi.
  2. Chúng đậu thành từng vạt như những đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất.
  3. Cửa hang thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng khổng lồ đón khí trời và ánh sáng.

Hướng dẫn trả lời:

CâuBiện pháp tu từTác dụng
anhân hóa (gọi én là "bạn thiếu niên" với hành động như con người "ngủ nướng")tạo sự đáng yêu, tinh nghịch cho những chú én, từ đó tăng tính biểu cảm, gợi hình và sinh động cho câu văn
bso sánh (chim đậu thành từng vạt - đám hoa lá xếp trên mặt đất)giúp người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng hình ảnh những chú chim xếp thành từng đàn, từ đó tăng tính tượng hình và biểu cảm cho câu văn
cso sánh (cửa hang thông lên mặt đất - giếng khổng lồ)giúp người đọc dễ dàng liên tưởng, tưởng tượng hình dáng và chứa năng của cửa hang Én, từ đó tăng tính biểu cảm cho câu văn

Tri thức tiếng Việt bài 5

Ẩn dụHoán dụ
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt- Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm hco sự diễn đạt

- Ví dụ:

"Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới tấp. Ấy là những con chèo bẻo"

→ "những mũi tên đen" là hình ảnh ẩn dụ

→ Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tốc độ di chuyển của chim chèo bẻo với mũi tên được bắn ra

- Ví dụ 1:

"Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa"

→ Lấy vật chứa để gợi vật được chứa

- Ví dụ 2:

"Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân"

→ Lấy bộ phận để gợi toàn thể

Chia sẻ, đánh giá bài viết
234
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm