Soạn Chuyện cổ nước mình Ngắn nhất lớp 6 Kết nối tri thức

Soạn bài Chuyện cổ nước mình siêu ngắn lớp 6 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Trước khi đọc bài Chuyện cổ nước mình lớp 6

Câu 1 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Hướng dẫn trả lời:

Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sự tích trầu cau, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi…

Câu 2 trang 93 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Em thích những nhân vật nào trong câu chuyện đó? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Truyện Tấm Cám:

  • Em thích nhất là ông Bụt. Vì ông luôn giúp đỡ những người có số phận bất hạnh. Và ông còn có những phép thuật tài ba nữa.
  • Em thích nhất là cô Tấm. Vì cô xinh đẹp, chăm chỉ, lại dịu dàng, lương thiện.

B. Trả lời câu hỏi bài Chuyện cổ nước mình lớp 6

Câu 1 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Thể thơ: lục bát

- Dấu hiệu nhận biết:

  • Hình thức: gồm các cặp câu, mỗi cặp gồm 1 câu 6 và 1 câu 8
  • Gieo vần:
    • Tiếng thứ 6 dòng lục vần với tiếng thứ 6 dòng bát
    • Tiếng thứ 8 dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo
  • Thanh điệu:
    • Câu 6 và 8: Tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng (B), còn tiếng thứ 4 trong câu là thanh trắc (T)
    • Riêng câu bát: tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 là thanh ngang và ngược lại
  • Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 4/4, 2/4, 4/2)

Câu 2 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

Hướng dẫn trả lời:

Câu chuyện cổ Từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng
Tấm Cám Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày giữa đường Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Sự tích trầu cau Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

Câu 3 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

Hướng dẫn trả lời:

nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, công bằng, độ lượng, đa tình, nặng sâu

Câu 4 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?

Hướng dẫn trả lời:

Tình yêu thương, quý trọng, nâng níu của nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ.

Câu 5 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dậy cũng vì đời sau.

Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì?

Hướng dẫn trả lời:

Những câu chuyện cổ ẩn chứa các bài học giàu ý nghĩa, giá trị nhân văn mà cha ông muốn dạy cho con cháu, giúp con cháu sống tốt, nhân hậu.

Câu 6 trang 95 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngờ i lương tâm"?

Hướng dẫn trả lời:

Vì những bài học, ý nghĩa mà truyện cổ truyền tải vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay

C. Viết kết nối với đọc: Đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Hướng dẫn trả lời:

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi lớp 6

Hướng dẫn cách viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ theo từng câu để đảm bảo dung lượng và nội dung đoạn văn:

- Câu 1: Giới thiệu chung về đoạn thơ (nằm ở vị trí nào trong bài thơ, thông tin bài thơ và tác giả)

- Câu 2, 3: Phân tích hình ảnh so sánh ở hai câu thơ đầu (so sánh sự vật nào với sự vật nào, tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong việc thể hiện nội dung, tình cảm của tác giả)

- Câu 4, 5: Phân tích hai câu thơ cuối:

  • Giá trị, ý nghĩa của truyện cổ đối với người đọc
  • Giải thích, phân tích hình ảnh "nhận mặt cha ông của mình" (hiểu biết về lối sống, suy nghĩ, khát vọng, tập tục của cha ông qua các câu chuyện cổ)

- Câu 6, 7: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho khổ thơ và truyện cổ nước ta

D. Soạn bài Chuyện cổ nước mình lớp 6 Chi tiết

>> Xem bài soạn chi tiết và đầy đủ nhất tại đây Soạn Ngữ văn 6 Chuyện cổ nước mình chi tiết

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Soạn Cây tre Việt Nam

Ngoài bài Soạn bài Chuyện cổ nước mình siêu ngắn trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Đánh giá bài viết
10 3.237
Sắp xếp theo

Soạn văn 6 siêu ngắn Kết Nối Tri Thức

Xem thêm