Soạn văn 6 trang 47 Tập 1 Kết nối tri thức Ngắn nhất
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 lớp 6 Tập 1 Kết nối tri thức Ngắn nhất
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Câu 1 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Trong bài thơ Mây và sóng, "mây" và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào?
Hướng dẫn trả lời:
- thế giới thiên nhiên tươi đẹp,
- những điều bí ẩn, kì thú
- những cám dỗ trong cuộc sống
Câu 2 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Hướng dẫn trả lời:
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ
- "bình minh vàng"
- "vầng trăng bạc"
- Tác dụng: khắc họa một không gian thiên nhiên rực rỡ, lấp lánh ánh sáng và sắc màu vô cùng quyến rũ, từ đó khơi dậy tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng, quý mến mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống
Câu 3 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Hướng dẫn trả lời:
- Điệp từ "lăn" lặp lại ba lần liên tiếp:
- Tác dụng: giúp khắc họa hành động em bé sà vào lòng mẹ nhiều lần, từ đó thể hiện sự vô tư, hồn nhiên, nghịch ngợm của bạn nhỏ bên người mẹ dịu hiền.
Câu 4 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.
Hướng dẫn trả lời:
- Dấu ngoặc kép ("...")
- Cụ thể:
- "Bọn tớ đi chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".
- "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
- "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây".
- "Mẹ mình đang đợi ở nhà" - "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?"
- "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du tư nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao"
- "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?"
- "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi."
- "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?"
Câu 5 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: "Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?
Hướng dẫn trả lời:
Chỉ những người ở trên mây và những người ở trong sóng
Câu 6 trang 47 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ". Có thể dùng một từ ngữ nào trong số đó để thay thế cho "bọn tớ" trong bản dịch không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Có thể dùng "bọn mình", "chúng tớ" để thay thế cho "bọn tớ".
- Vì các đại từ "bọn mình", "chúng tớ" cũng là những đại từ nhân xưng số nhiều và mang sắc thái thân thiết, gần gũi tương đương đại từ "bọn tớ".