Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 gồm 6 câu hỏi trắc nghiệm và 3 câu tự luận có đáp án đi kèm. VnDoc.com hy vọng đề thi này sẽ giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Địa lớp 9 hiệu quả.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lý lớp 9 trường THCS Cổ Đô năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý lớp 9 trường THCS Quế Phong, Quế Sơn năm 2015 - 2016
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: ĐỊA LÍ; LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).Viết vào bài thi phương án đúng.
Câu 1. Tỉ lệ lao động không qua đào tạo của nước ta năm 2003 là:
A. 78,8%. B. 77,8%.
C. 76,8%. D. 75,8%.
Câu 2. Đất feralit ở nước ta có diện tích khoảng bao nhiêu triệu ha?
A. 3 triệu ha. B. 16 triệu ha.
C. 9 triệu ha. D. 10 triệu ha.
Câu 3. Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Cao su. B. Cà phê.
C. Chè. D. Hồ tiêu.
Câu 4. Mỗi năm nước ta sản xuất được khoảng bao nhiêu triệu tấn than?
A. Từ 5 đến 10 triệu tấn. B. Từ 10 đến 15 triệu tấn.
C. Từ 15 đến 20 triệu tấn. D. Từ 20 đến 25 triệu tấn.
Câu 5. Khoáng sản apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào?
A. Thái Nguyên. B. Quảng Ninh.
C. Lai Châu. D. Lào Cai.
Câu 6. Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là:
A. Đất phù sa. B. Tài nguyên biển.
C. Tài nguyên du lịch. D. Tài nguyên rừng.
II - PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 7 (3,0 điểm). Đọc đoạn thông tin sau:
"Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau
Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao".
(Nguồn: SGK Địa lí 9 - trang 77).
Cho biết Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
Câu 8 (1,0 điểm). Nước ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?
Câu 9 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2007 (%)
a) Vẽ hai biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta năm 2000 và năm 2007.
b) Qua bảng số liệu và biểu đồ nêu nhận xét cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
1. A 2. B 3. C 4. C 5. D 6. A
II - PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 7:
Điều kiện phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng:
* Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên:
- Đất phù sa màu mỡ, diện tích khoảng 1,5 triệu ha, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
- Có các chính sách mới của Nhà nước: chính sách về đất, thuế, ổn định giá cả, hỗ trợ giống, thay đổi cơ cấu mùa vụ,...
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn...
* Khó khăn:
- Điều kiện tự nhiên:
- Diện tích đất hoang hóa lớn: đất bị bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn, đất lầy thụt; bình quân đất nông nghiệp thấp,...
- Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra: sương muối, rét đậm, rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán,...
- Thủy văn phân hóa theo mùa sâu sắc.
- Điều kiện kinh tế-xã hội:
- Dân số quá đông nên bình quân lương thực theo đầu người thấp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
- Giá cả thị trường biến động.
Câu 8:
Những thành tựu nước ta đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân:
- Thu nhập bình quân đầu người tăng...
- Tỉ lệ người biết chữ cao...
- Tuổi thọ trung bình tăng...
- Tỉ lệ hộ nghèo giảm...
Câu 9:
a) Vẽ 2 biểu đồ hình tròn bán kính bằng nhau hoặc năm 2007 lớn hơn năm 2000:
Yêu cầu:
- Đảm bảo tương đối chính xác về tỉ lệ %.
- Đủ tên, chú thích, số liệu của biểu đồ, năm thể hiện biểu đồ.
(Nếu thiếu một trong những yêu cầu trên trừ 0,25 điểm)
b) Nhận xét:
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:
- Tăng tỉ trọng diện tích nhóm cây công nghiệp lâu năm (d/c).
- Giảm tỉ trọng diện tích nhóm cây công nghiệp hàng năm (d/c).
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (d/c).