Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Mỹ Hưng, Hà Nội

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Mỹ Hưng, Hà Nội là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Địa lý lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Đoan Hùng, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng B

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng A

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD ĐT HUYỆN THANH OAI

TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

Môn: Địa Lí - Lớp 9

NĂM HỌC: 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)

Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?

Câu 2 (4 điểm):

Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta? Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

Câu 3 (3 điểm)

a. Vì sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư giữa các vùng?

b. Nêu ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta? Địa phương em có những giải pháp cụ thể nào để giảm tỉ lệ tăng dân số?

Câu 4 (3 điểm)

a. Trình bày về vai trò, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực chính ở nước ta?

b. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng. Kể tên một số ngành công nghiệp chủ yếu của vùng đồng bằng Sông Hồng?

Câu 5 (4,0 điểm):

Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?

Câu 6 (4 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta qua một số năm

Năm

1995

2000

2003

2005

2007

Diện tích (nghìn ha)

7324

8399

8367

8383

8270

Sản lượng (nghìn tấn)

26143

34539

37707

39622

39977

Trong đó: lúa

24964

32530

34569

35833

35868

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008, NXB Thống kê, 2009, trang 232.

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động về diện tích và sản lượng lương thực của nước ta theo bảng số liệu trên.

b. Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2007.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Câu 1 (2,0 điểm) Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?

  • Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm
    • Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên trong khi chuyển động, các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt Trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kỳ của năm, tạo nên các mùa.
  • Sự thay đổi mùa có tác động đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người
    • Làm cho cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo từng mùa.
    • Sản xuất theo thời vụ.
    • Sự thay đổi của thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe con người.

Câu 2 (4 điểm):

  • Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí
    • Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
    • Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
    • Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
    • Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
    • Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới
  • Ý nghĩa
    • Thuận lợi:
      • Trong vùng nhiệt đới gió mùa được biển Đông cung cấp hơi ẩm làm cho thiên nhiên nóng ẩm khác hẳn với các nước khác cùng vĩ độ. Tính chất này thể hiện ở tất cả các thành phố tự nhiên: khí hậu, đất... Gió mùa làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh, bên cạnh các loài cây nhiệt đới còn có các loại cây cận nhiệt ôn đới.
      • Ở nơi gặp gỡ các của luồng sinh vật làm cho thiên nhiên Việt Nam thêm phong phú, đa dạng.
      • Do vị trí trung tâm Đông nam Á, Việt Nam dễ dàng quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới bằng nhiều loại đường: thủy, hàng không...
      • Vùng biển giàu tiềm năng cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
      • Nằm trong khu vực phát triển năng động, Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong việc học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
    • Khó khăn:
      • Nằm trong vùng có nhiều thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
      • Biên giới đất liền và biển kéo dài, khó khăn cho an ninh, quốc phòng.

Câu 3 (3,0 điểm)

  • Vì sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư giữa các vùng?
    • Dân phân bố không đều và chưa hợp lí giữa các vùng
      • Vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị có mật độ dân số rất cao (d/c)
        • Mật độ dân cao nhất là đồng bằng sông Hồng (d/c)
      • Vùng núi, cao nguyên mật độ dân thấp. (d/c)
        • Mật độ dân số Tây Nguyên, Tây Bắc là thấp nhất (dẫn chứng)
      • Ngay tại đồng bằng hoặc miền núi mật độ dân cũng khác nhau (d/c)
    • Phân bố dân có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn (d/c)
    • Có sự mất cân đối giữa tài nguyên và lao động
      • Ở đồng bằng đất chật, người đông tài nguyên bị khai thác quá mức, sức ép dân số lớn.
      • Ở miền núi đất rộng, người thưa tài nguyên bị lãng phí, thiếu lao động
  • Nêu ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta?
    • Giảm sức ép dân số đối với chất lượng cuộc sống (d/c)
    • Giảm sức ép dân số đối với phát triển kinh tế, xã hội (d/c)
    • Giảm sức ép dân số đối với tài nguyên, môi trường (d/c)
  • Giải pháp ở địa phương
    • Tuyên truyền, vận động thực hiện KHHGĐ đến mọi người dân trong họp dân phố, phụ nữ, thanh niên hoặc loa truyền thanh ...
    • Dán panô, apphích có nội dung dân số như "Dừng ở 2 con để nuôi dạy cho tốt" hay "Gái hay trai chỉ 2 là đủ"

Câu 4 (3,0 điểm)

* Trình bày về vai trò, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực chính ở nước ta?

  • Cây lương thực chính ở nước ta là cây lúa
  • Vai trò: Cung cấp lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm, vv.. .
  • Tình hình sản xuất và phân bố
    • Lúa gạo là cây lương thực chính, áp dụng nhiều các tiến bộ kĩ thuật nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, trình độ thâm canh nâng cao ...
    • Diện tích dao động (d/c), sản lượng tăng (d/c), năng suất tăng (d/c)
    • Bình quân sản lượng lúa đầu người tăng liên tục (d/c)
    • Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

* Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng. Kể tên một số ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng?

* Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng.

  • Cơ cấu CN theo ngành: Đa dạng có đầy đủ các ngành CN thuộc các lĩnh vực, chia 3 nhóm chính (d/c)
  • Trong cơ cấu ngành CN hiện nay một số ngành CN trọng điểm đã được hình thành (d/c)

* Kể tên một số ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng:

  • CN Vật liệu xây dựng
  • CN nhẹ phát triển: giầy da, may mặc....
  • CN Chế biến lương thực, thực phẩm
  • CN chế biến lâm sản và sản xuất giấy, vv...

Câu 5 (4,0 điểm) Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?

  • Ý nghĩa về kinh tế:
    • Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước, tạo ra động lực mới cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến khoáng sản.
    • Nâng cao vị thế của vùng tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.
    • Khai thác hiệu quả các thế mạnh về: Chế biến khoáng sản, thủy điện, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu.
    • Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    • Cho phép phát triển nông nghiệp hành hóa hiệu quả cao.
  • Về xã hội:
    • Đây là vùng tập trung các dân tộc ít người, mức sống thấp, kinh tế khó khăn. Việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
    • Từ đó từng bước xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa giữa người dân miền núi với đồng bằng.
    • Góp phần hạn chế hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
  • Về chính trị:
    • Củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc.
    • Đây là vùng căn cứ địa cách mạng với nhiều di tích lịch sử, nên việc phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn và thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
  • Về quốc phòng: Góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh biên giới.

Câu 6 (4,0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ

- Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường là thích hợp nhất:

Biểu đồ diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta

(Trường hợp: thiếu tên biểu đồ, chú giải, chỉ tiêu, số liệu tuyệt đối..., mỗi ý trừ 0,25 điểm. Vẽ biểu đồ dạng khác, vẽ sai không tính điểm).

b. Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2007.

  • Nhận xét:
    • Diện tích và sản lượng lương thực đều có xu hướng tăng (diện tích tăng 496 nghìn ha, sản lượng tăng 13834 nghìn tấn).
    • Diện tích tăng chậm (1,1 lần), không ổn định, còn sản lượng tăng nhanh hơn (1,5 lần) và liên tục.
    • Sản lượng và cơ cấu lúa từ năm 1993 - 2005 tăng nhanh, từ năm 2005 - 2007 tăng chậm.
  • Giải thích:
    • Diện tích, sản lượng có xu hương tăng do khai hoang, thâm canh, tăng vụ chuyển đổi mục đích sử dụng.
    • Sản lượng tăng nhanh chủ yếu do tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ (tăng diện tích lúa đông xuân và hè thu, giảm diện tích vụ lúa mùa).
Chia sẻ, đánh giá bài viết
60
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 9

    Xem thêm