Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm và 3 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 150 phút. Ở câu hỏi vẽ biểu đồ đề thi yêu cầu thí sinh xử lý số liệu rồi vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp trên giai đoạn 2004 - 2013. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Đoan Hùng, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2016 - 2017

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Địa lý
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8,0 điểm (mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Thí sinh chọn những đáp án đúng và viết kết quả vào tờ giấy thi (Ví dụ: Câu 1: A ...)

Câu 1. Trên một bản đồ có tỉ lệ là 1/1.500.000, độ dài giữa hai địa danh là 6cm thì trên thực địa khoảng cách giữa hai địa danh đó là:

A. 6km B. 9km C. 60km D. 90km

Câu 2. Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia:

A. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Brunây, Philippin, Ôtrâylia
B. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Brunây, Philippin, Lào
C. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Brunây, Philippin
D. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Philippin

Câu 3. Mục tiêu của Hiệp Hội ASEAN là:

A. Hợp tác phát triển kinh tế của Châu Á
B. Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội
C. Xây dựng một liên minh quân sự vững mạnh
D. Hợp tác ngăn chặn các nước bên ngoài khu vực xậm nhập vùng biển, đảo.

Câu 4. Biển Đông nước ta là một biển tương đối kín, vì:

A. Được bao bọc 4 phía bởi lục địa Châu Á và Châu Mỹ
B. Được bao bọc 4 phía bởi lục địa Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại Dương
C. Được bao bọc 4 phía bởi lục địa Châu Á, các quần đảo: Philipin, Malaixia, Inđônêxia, chỉ thông với Thái Bình Dương bằng những eo biển hẹp
D. Inđônêxia, chỉ thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bằng những eo biển hẹp

Câu 5. Công ty Formosa gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, môi trường biển; ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội cho 4 tỉnh miền Trung:

A. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
B. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An
C. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa
D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị.

Câu 6. Chất lượng cuộc sống ở nước ta đang được nâng cao, biểu hiện nào sau đây là sai:

A. Tỉ lệ người lớn biết chữ nâng lên
B. Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực
C. Thu nhập bình quân đầu người tăng
D. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn.

Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự đổi thay to lớn của nông nghiệp nước ta trong những năm Đổi mới là

A. Đường lối đổi mới trong nông nghiệp
B. Nông dân cần cù lao động
C. Khí hậu thuận lợi
D. Đất đai màu mỡ

Câu 8. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gồm các phân ngành chính:

A. Chế biến sản phẩm trồng trọt;
B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp...
C. Chế biến thủy sản
D. Chế biến mây, tre đan xuất khẩu.

Câu 9. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau:

A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống;
B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên
C. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên
D. Tất cả đều đúng.

Câu 10. Nước ta nằm trong số các nước có

A. Mật độ dân số cao nhất thế giới
B. Mật độ dân số khá cao trên thế giới
C. Mật độ dân số cao trên thế giới
D. Tất cả đều sai

Câu 11. Các vùng lãnh thổ nước ta có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước:

A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Tỉnh Phú Thọ
D. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Câu 12. Hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn do

A. Dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn
B. Giao thông vận tải phát triển hơn
C. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn
D. Có nhiều chợ hơn

Câu 13. Cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước là do

A. Thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp
B. Các vùng khác trong nước không thích hợp trồng chè
C. Ngoài cây chè không trồng được bất kì cây nào khác
D. Người tiêu dùng trong nước chỉ ưa chuộng chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 14. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

A. Vùng Bắc Trung Bộ
B. Vùng Tây Bắc
C. Vùng Nam Trung Bộ
D. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 15. Trong số các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận dưới đây, di sản văn hóa không thuộc Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc là

A. Hát Xoan Phú Thọ
B. Cố đô Huế
C. Di tích Thánh địa Mỹ Sơn
D. Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Câu 16. Ý nào không thuộc thế mạnh kinh tế chủ yếu của Trung du và miền núi phía Bắc

A. Khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện;
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới
C. Trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm, thủy sản;
D. Trồng và bảo vệ rừng.

II. PHẦN TỰ LUẬN: 12,0 điểm.

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Hãy lập sơ đồ thể hiện cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta.

b) Tại sao ở những nơi đông dân thì tập trung nhiều hoạt động dịch vụ?

Câu 2. (4,5 điểm)

a) Phân tích những điều kiện để phát triển ngành giao thông vận tải nước ta.

b) Tại sao để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi nước ta, giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Câu 3. (5,5 điểm)

1. Cho bảng số liệu

Giá trị sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm

(Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)

NĂM

NGÀNH

2004

2006

2009

2011

2013

Công nghiệp khai thác nhiên liệu

93,4

111,9

181,2

246,8

366,7

Công nghiệp dệt may

107,4

155,3

259,1

426,9

555,4

Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm

134,6

264,1

428,5

640,6

1 012,4

(Nguồn: Website Tổng cục thống kê Việt Nam-www.gso.gov.vn)

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp trên giai đoạn 2004 - 2013.

b. Nêu nhận xét và giải thích.

2. Chứng minh ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm.

------------------Hết------------------
Ghi chú: Thí sinh môn Địa lý được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
(Điều kiện: Atlat không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

I. PHẦN TRÁC NGHIỆM: Đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

C

B

D

A

B

A

A, B, C

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

A, B, C

A

A

D

B, C

C

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Lập sơ đồ các ngành dịch vụ: 1,0 điểm

Đáp án đề thi hsg môn địa lý lớp 9

b) Giải thích:

  • Sự hoạt động và phân bố ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các dối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là sự phân bố dân cư...0,4 điểm
  • Những thành phố, thị xã, các đồng bằng là nơi tập trung đông dân, đòi hỏi nhiều loại hình dịch vụ, những vùng thưa dân dịch vụ kém phát triển. 0,3 điểm
  • Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 thành phố đông dân nhất cũng là 2 trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. 0,3 điểm

Câu 2. (4,5 điểm)

a. Điều kiện để phát triển giao thông vận tải (3,0 điểm)

* Vị trí địa lí: (0,75 điểm)

  • Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa gắn với đất liền, vừa thông với đại dương giúp cho nước ta có thể đẩy mạnh ngành giao thông vận tải với đầy đủ các loại hình. 0,25 điểm
  • Nằm gần tuyến đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, lại có đường bờ biển kéo dài 3260 km, có nhiều vũng vịnh nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển GTVT đường biển. 0,25 điểm
  • Nằm ở vị trí gần như trung chuyển giữa nhiều tuyến đường bay quốc tế, nên chúng ta có nhiều điều kiện để phát triển GTVT hàng không. 0,25 điểm

* Điều kiện tự nhiên: (1,5 điểm)

  • Địa hình:
    • Ở phần đất liền, lãnh thổ nước ta kéo dài theo hướng bắc – nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển kéo dài 3260km nên việc giao thông giữa các miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng. Dọc bờ biển nước ta lại có nhiều của sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu... 0,25 điểm
    • Địa hình chạy theo 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung nên việc đia lại theo hướng Đông - Tây gặp nhiều khó khăn. Có nhiều dãy núi ăn sát ra tận biển (Bạch Mã, Hoành Sơn..) nên xây dựng các tuyến GTVT Bắc - Nam gặp nhiều khó khăn, tốn kém. 0,25 điểm
  • Khí hậu:
    • Nhiệt cao quanh năm cho phép hoạt động của các ngành vận tải nước ta diễn ra sôi động suốt các tháng trong năm. 0,25 điểm
    • Tuy nhiên chế độ nhiệt đới ẩm cũng làm cho các phương tiện vận tải dễ bị ôxy hoá, mưa kéo dài dễ gây sạt lở, biển có nhiều bão, nhiều đảo đá ngầm ... cản trở giao thông biển. 0,25 điểm
  • Sông ngòi:
    • Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc thuận lợi cho GTVT đường sông phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 0,25 điểm
    • Tuy nhiên, mạng lưới sông ngòi dày đặc cũng làm cho ngành GTVT đường bộ và đường sắt phải mất nhiều chi phí cho việc xây dựng cầu, phà.. 0,25 điểm
    • Mùa mưa, sông đầy nước, hiện tượng lũ lụt, làm tắc nghẽn cầu cống, bồi đắp phù sa của sông nên cũng tốn kém để nạo vét và tu bổ. 0,25 điểm

* Điều kiện KT – XH: (0,75 điểm)

  • Nước ta đang trong quá trình đổi mới, giao thông vận tải được đầu tư đi trước một bước. 0,25 điểm
  • Dân cư đông, nhu cầu đi lại lớn.
  • Mạng lưới đô thị hóa triển thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải. 0,25 điểm
  • Khó khăn: 0,25 điểm
    • Thiếu vốn, phải nhập khẩu xăng dầu, cơ sở hạ tầng kém.
    • Cơ sở vật chất-kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tốn nhiều ngoại tệ.

b. Để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước (1,5 điểm)

  • Các vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Họ sống chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản, đời sống còn rất nhiều khó khăn.
  • Nền kinh tế miền núi phần lớn là trong tình trạng chậm phát triển, mang tính chất tự cung, tự cấp là chủ yếu.
  • Cơ sở hạ tầng kém đặc biệt là giao thông vận tải trong khi tiềm năng còn rất lớn.
  • Vì vậy, nếu phát triển giao thông vận tải ở miền núi sẽ thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương ở miền núi, giữa miền núi với đồng bằng, từ đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa.
  • Khai thác các tài nguyên là thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành các nông - lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, đô thị, tăng cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
  • Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ ( kể cả văn hóa, y tế, giáo dục) cũng có điều kiện phát triển, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, tăng tiềm lực quốc phòng cho đất nước.

Câu 3. (5,5 điểm)

1. Xử lí số liệu: 0,5 điểm

TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

(Đơn vị: %)

Năm

Ngành

2004

2006

2009

2011

2013

Công nghiệp khai thác nhiên liệu

100

119,8

194,0

264,2

392,6

Công nghiệp dệt may

100

144,6

241,2

397,5

517,1

Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm

100

196,2

318,4

475,9

752,2

* Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng đầy đủ các yêu cầu. 1,5 điểm

* Nhận xét và giải thích: 2,0 điểm

  • Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp trọng điểm trên liên tục tăng nhanh nhưng không đều giữa các ngành. 0,5 điểm
    • Công nghiệp khai thác nhiên liệu tăng do đẩy mạnh khai thác dầu thô, than, đổi mới công nghệ khai thác...(Dẫn chứng..) 0,5 điểm
    • Công nghiệp dệt may tăng nhanh do thị trường xuất khẩu mở rộng (nước ta gia nhập WTO...), đổi mới công nghệ, nâng cao sản lượng...(Dẫn chứng..) 0,5 điểm
    • Công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm tăng nhanh do nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, thị trường đầu ra mở rộng, đổi mới công nghệ, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất...(Dẫn chứng..) 0,5 điểm

2. Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, vì: 1,5 điểm

  • Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (dẫn chứng). 0,25 điểm
  • Được phát triển dựa trên thế mạnh lâu dài về tài nguyên thiên nhiên: nguồn khoáng sản than, dầu khí dồi dào,thuỷ năng và các nguồn năng lượng khác. (dẫn chứng). 0,25 điểm
  • Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước: than, dầu khí, điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; công nghiệp hoá, hiện đại hoá... Dầu thô, than đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nước ta. 0,5 điểm
  • Góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự phát triển của công nghiệp năng lương thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác về các mặt: Quy mô ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 0,5 điểm
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm