Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2015 - 2016 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2015 - 2016 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Địa lý lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Đoan Hùng, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Xuân Dương, Hà Nội

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Mỹ Hưng, Hà Nội

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN HOẰNG HÓA

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn thi: Địa lý

Ngày thi: 14/10/2015

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Câu 2 (2.0 điểm)

Tính chất đa dạng, thất thường của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao khí hậu nước ta có tính chất trên.

Câu 3 (4.0 điểm)

a. Trình bày đặc điểm sử dụng lao động ở nước ta.

b. Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

Câu 4 (3.0 điểm)

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện đã xây dựng ở nước ta.

b. Cho biết tài nguyên thiên nhiên của nước ta có những thuận lợi gì để phát triển ngành công nghiệp điện lực.

Câu 5 (3.0 điểm)

Nêu những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Trong những thành tựu đó nội dung nào là nét đặc trưng của quá trình đổi mới? Trình bày nội dung đó.

Câu 6 (6.0 điểm)

Cho bảng bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2003

Năm

Diện tích lúa cả năm

(nghìn ha)

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

Cả năm

Chia ra

Vụ đông xuân

Vụ hè thu

Vụ mùa

1990

6042,8

19225,1

7865,6

4090,5

7269,0

1995

6765,6

24963,7

10736,6

6500,8

7726,3

2000

7666,3

32529,5

15571,2

8625,0

8333,3

2003

7449,3

34518,6

16822,9

9390,0

8305,7

a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong thời gian trên.

b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Câu 1 (2.0 điểm)

  • Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên ngả gần và chếch xa Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.
  • Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc đó là mùa nóng của nửa cầu đó.
  • Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.

Câu 2 (2.0 điểm)

* Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta:

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta không thuần nhất trên toàn quốc mà phân hoá mạnh mẽ theo thời gian và không gian hình thành nên các miền và các khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt :
    • Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160 B) trở ra
    • Miền khí hậu phía nam từ dãy Bạch Mã trở vào
    • Khu vực đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ trung bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn đến Mũi Dinh
    • Khí hậu biển Đông Việt Nam

* Tính chất thất thường của khí hậu nước ta:

  • Khí hậu Việt Nam rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm hạn hán, năm nhiều bão, năm ít bão...

* Giải thích:

  • Do vị trí địa lý và lãnh thổ (nằm ở đông nam châu Á và kéo dài theo vĩ tuyến)
  • Địa hình đa dạng (độ cao và hướng của các dãy núi lớn), gió mùa.

Câu 3 (4.0 điểm)

a. Đặc điểm sử dụng lao động ở nước ta

  • Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, số lao động có việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991 - 2003 số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người.
  • Cơ cấu sử dụng lao động nước ta phân theo ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
  • Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tuy nhiên, lao động khu vực này vẫn còn chiếm tỉ lệ cao.
    • Tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ tăng (dẫn chứng)
    • Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng).
    • Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng)

=> Sự chuyển dịch trên phù hợp với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên sự chuyển dịch trên còn chậm.

b. Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng và thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
  • Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn (nghề truyền thống, thủ công nghiệp...), phát triển công nghiệp-xây dựng và dịch vụ ỏ thành thị.
  • Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề.
  • Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lý.

Câu 4 (3.0 điểm)

a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện đã xây dựng ở nước ta.

  • Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thủ Đức, Phú Mỹ, Bà Rịa, Trà Nóc, Cà Mau
  • Các nhà máy thủy điện được xay dựng ở nước ta: Thác Bà, Hòa Bình, Y-a-ly, Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn...

(Lưu ý: HS kể được 4 nhà máy thủy điện và nhiêt điện trở lên cho điểm tối đa)

b. Tài nguyên thiên nhiên của nước ta có những thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện lực (nhiệt điện và thủy điện)

  • Nguồn nhiên liệu dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nhiệt điện
    • Than: Than antraxit có trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao ở Quảng Ninh, than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    • Dầu khí: trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích tại thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
  • Tiềm năng thủy điện lớn
    • Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước, các sông có lượng nước dồi dào, độ dốc lớn thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Các vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.
  • Các nguồn năng lượng khác: mặt trời, sức gió...

Câu 5 (3.0 điểm)

* Những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời kỳ đổi mới

  • Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc, tốc độ tăng trưởng khá cao và khá ổn định.
  • Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
  • Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

* Nội dung được coi là nét đặc trưng của quá trình đổi mới:

  • Là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở 3 mặt chủ yếu:

  • Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ở khu vực công nghiệp - xây dựng; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.
  • Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế năng động (d/c các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm).
  • Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 6 (6.0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ:

  • Biểu đồ kết hợp đường (diện tích) và cột chồng (sản lượng). Các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
  • Biểu đố phải đảm bảo tính chính xác, trực quan (chia khoảng cách năm), có ký hiệu, có chú thích, tên biểu đồ.

* Lưu ý: nếu thiếu một trong các yêu cầu trên thì trừ điểm (0,25đ)

b. Nhận xét và giải thích:

  • Diện tích và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990 - 2003 có xu hướng tăng:
  • Diện tích lúa tăng nhưng không ổn định:
    • Từ năm 1990 đến năm 2000 tăng (d/c) vì khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ (chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long)
    • Từ năm 2000 đến năm 2003 giảm (d/c) vì một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư (Đb sông Hồng )
  • Sản lượng: Liên tục tăng (d/c) chủ yếu do thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
  • Về mùa vụ:
    • Vụ đông xuân đóng vai trò chủ đạo, liên tục tăng. Do năng xuất cao nhất và trở thành vụ chính.
    • Vụ hè thu liên tục tăng và được đưa vào trồng đại trà.
    • Vụ mùa: Có năng xuất lúa thấp hơn so với 2 vụ trên.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm