Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2013 - 2014
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2013 - 2014 có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh ôn tập kiến thức môn GDCD hiệu quả. Từ đó, các bạn chuẩn bị tốt nhất cho bài thi, bài kiểm tra môn Giáo dục công dân một cách tốt nhất.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 năm học 2012 - 2013 trường THPT Tân An, Trà Vinh
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 11 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp
Trường THPT Marie Curie Tổ GDCD
| ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN GDCD KHỐI 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1:
Nêu khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Phân biệt cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh? Giả sử em là chủ doanh nghiệp trong tương lai, em sẽ làm như thế nào để phương thức cạnh tranh của mình vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa mang tính nhân văn? (4 điểm)
Câu 2:
Thế nào là công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước? Em thấy mình có trách nhiệm gì đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước? (3 điểm)
Câu 3:
Nhà sản xuất nên vận dụng tác động điều tiết của qui luật giá trị như thế nào để hàng hóa của mình đứng vững trên thị trường? (3 điểm)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11
Câu 1: (4 điểm)
- Học sinh nêu được khái niệm cạnh tranh: (0,5 điểm)
Là sự ganh đua, đấu tranh giữ các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
- Học sinh phân biệt được Cạnh tranh lành mạnh và Cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh: (1 điểm)
- Diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với mặt tích cực
- Kích thích LLSX, KHCN phát triển, năng suất lao động tăng lên.
- Khai thác tốt các nguồn lực
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hàng hóa có sức mạnh cạnh tranh
Cạnh tranh không lành mạnh: (1 điểm)
- Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức
- Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
- Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương
- Gây rối loạn thị trường
- Phần ứng dụng kiến thức: (1,5 điểm)
- Học sinh nêu được hướng kinh doanh là sẽ cạnh tranh lành mạnh, tích cực.
- Tùy vào ví dụ của từng bài làm mà cho điểm, tuy nhiên nêu được các biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh: Đầu tư chất lượng sản phẩm, đầu tư khoa học công nghệ, đầu tư chất lượng nguồn nhân lực, quảng cáo sản phẩm....
Câu 2: (3 điểm)
- Học sinh nêu được khái niệm Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước: (1 điểm)
- Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, đưa nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền kinh tế công nông nghiệp hiện đại.
- Trách nhiệm: (2 điểm)
- Có nhận thức đúng về CNH-HĐH
- Có lựa chọn trong sản xuất – kinh doanh
- Tiếp thu thành tựu khoa học – công nghệ
- Ra sức học tập và rèn luyện
Câu 3: (3 điểm)
- Học sinh nêu được nội dung của điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. (1 điểm)
- Là sự phân phối lại các yếu tố của tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.
- Học sinh nêu được sự vận dụng của nhà sản xuất đối với tác động điều tiết hàng hóa. (1 điểm)
- Vận dụng tác động điều tiết của qui luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường, kịp thời điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.
- Ví dụ của học sinh đúng, hợp lí (1 điểm)