Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017 (Ban KHTN)
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017 (Ban KHTN) là đề kiểm tra học kì I môn GDCD lớp 12 dành riêng cho học sinh khối Khoa học tự nhiên. Đề thi gồm 36 câu trắc nghiệm GDCD lớp 12, có đáp án đi kèm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12
Tổng hợp 320 câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12
Trường THPT Phan Ngọc Hiển
Mã đề: 236 | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: GDCD - KHỐI 12 – BAN KHTN THỜI GIAN: 45 PHÚT |
Câu 1: Pháp luật mang bản chất:
A. Xã hội và giai cấp. B. Xã hội. C. Bắt buộc. D. Giai cấp
Câu 2: Pháp luật là phương tiện để nhà nước:
A.Quản lí công nhân. B. Bảo vệ công nhân
C. Bảo vệ giai cấp D. Quản lí xã hội.
Câu 3: Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội và là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung này thể hiện:
A. Đặc trưng cơ bản của pháp luật B. Vai trò của pháp luật
C. Bản chất của pháp luật D. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân
Câu 4: Điền vào chỗ trống cho phù hợp: Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người.........theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình, do đó phải độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện.
A. Có quyền công dân. B. Đã được giáo dục.
C. Đã đạt một độ tuổi nhất định. D. Đã trưởng thành.
Câu 5: Các cá nhân, tổ chức chủ thực hiện nghĩa vụ (làm những việc phải làm) là.
A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 6: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. Các quy tắc quản lý nhà nước.
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. Các quy định của nhà nước trong đời sống xã hội
Câu 7: Hành vi nào sao đây không phải là hành vi trái pháp luật?
A. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
B. Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
C. Làm những việc không nên làm theo quy định của phâp luật.
D. Không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
Câu 8: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là.
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. Bất kỳ công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 9: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đúng quy định... là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên
Câu 11: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên
Câu 12: Dấu hiệu nào sau đây không phải hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi trái pháp luật. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Người vi phạm phải có lỗi. D. Không làm những việc mà pháp luật cấm
Câu 13: An 16 tuổi điều khiển xe máy lưu thông trên đường do vô ý nên đã vượt đèn đỏ, trường hợp trên thuộc loại vi phạm
A. Hành chính B. Hình sự C. Dân sự D. Kỉ luật
Câu 14: Ba thanh niên đèo chở nhau trên một xe máy. Bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe lập hiên bản xử phạt, hành động của cảnh sát giao thông thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sao đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 15: Khi thuê nhà của ông Tâm, ông An đã tự ý sửa chữa cải tạo nhà không hỏi ý kiến ông Tâm. Hành vi này của ông An là vi phạm:
A. Hành chính B. Hành sự C. Dân sự D. Kỷ luật
Câu 16: Bà Vân 63 tuổi điều khiển xe máy trên đường và đi ngược chiều trên đường một chiều. Trong trường hợp của bà Vân phải chịu.
A. Xử lí vi phạm hành chính B. Trách nhiệm dân sự
C. Xử lí kỉ luật D. Truy cứu tách nhiệm hình sự
Câu 17: Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, của Nhà nước và xã hội. Nội dung trên nói đến trách nhiệm của:
A. Mọi người. B. Công dân. C. Nhà nước. D. Xã hội
Câu 18: Điền vào chỗ trống: "Công dân...........có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân".
A. Được hưởng quyền và nghĩa vụ
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
C. Có quyền bình đẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ
D. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
Câu 19: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người......... trách nhiệm pháp lý thực hiện.
A. Đủ tuổi. B. Bình thường C. Không có năng lực. D. Có năng lực.
Câu 20: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong:
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản B. Quan hệ tài sản và quan hệ vợ chồng
C. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm
Câu 21: Con cái không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Nội dung này nói đến:
A. Bình đẳng giữa cha và mẹ B. Bình đẳng giữa các con trong gia đình
C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái D. Bình đẳng anh chị em
Câu 22: Hôn nhân là:
A. Việc nam nữ tổ chức đăng ký kết hôn
B. Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn
C. Việc nam nữ đã được gia đình chấp nhận kết hôn
D. Nam nữ đã sống chung với nhau được gia đình thừa nhận
Câu 23: Nội dung nào sao đây thể hiện bình đẳng trong lao động
A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ đối với nhà nước
B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh
C. Có cơ hội như nhau trong tìm kiếm việc làm
D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả trong cạnh tranh
Câu 24: Nội dung nào sao đây thể hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:
A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình
B. Tự lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng của mình
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động
D. Đảm bảo quyền hợp pháp của người lao động
Câu 25: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối nam và nữ của pháp luật là:
A. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ đủ 20 tuổ trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.
Câu 26: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:
A. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
B. Chỉ người vợ mới có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái
C. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình.
D. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định các công việc lớn trong gia đình.
Câu 27: Công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm cho bất kì người sử dụng lao động nào. Nội dung này nói đến:
A. Quyền của công dân trong hợp đồng lao động
B. Quyền lao động
C. Bình đẳng trong lao động
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
Câu 28: Anh A thuê anh B vận chuyển ma túy từ TPHCM về Cà Mau, sau khi hoàn thành công việc anh A trả cho anh B 5.000.000đ, hợp đồng này là
A. Hợp đồng lao động trái pháp luật
B. Hợp đồng lao động theo công việc nhất định
C. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động có trả công
D. Hợp đồng lao động bằng lời nói
Câu 29: Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách nào của Đảng và Nhà nước.
A. Đại đoàn kết dân tộc B. An sinh xã hội
C. Tiền lương. D. Bình đẳng giới
Câu 30: Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là:
A. 56 B. 55 C. 54 D. 57
Câu 31: Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A. Các tôn giáo đều có thể hoạt động theo nguyên tắc của mình.
B. Có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
C. Những người có tôn giáo phải tôn trọng tôn giáo của mình.
D. Đoàn kết giúp đỡ đồng bào cùng tôn giáo.
Câu 32: Quyền bình đẳng giữa các.................. được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Nội dung trên đề cập đến bình đẳng giữa các:
A. Tôn giáo.
B. Dân tộc.
C. Mối quan hệ trong xã hội
D. Giữa các thành viên trong gia đình có đạo.
Câu 33: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước
A. Bảo hộ. B. Bảo bọc. C. Bảo đảm. D. Bảo vệ
Câu 34: Tất cả các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. Nội dung trên đề cập đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực:
A. Kinh tế B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội.
Câu 35: Tổ chức có quyền ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật là?
A. Chính phủ B. Quốc hội
C. Cơ quan nhà nước. D. Địa phương mình cư trú
Câu 36: D cố ý đánh X gây thương tích nặng là hành vi vi phạm.
A. Dân sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Hình sự.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
ĐÁP ÁN | A | D | B | C | B | B | A | C | A | B | A | D | A | B | C | A | C | B |
Câu | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 |
ĐÁP ÁN | D | A | C | B | C | A | C | A | D | A | D | C | B | A | A | C | B | D |