Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 2

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn GDCD lớp 12 - Bài 2

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 2 tổng hợp kiến thức cơ bản và các bài tập trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 theo các mức độ, giúp các em nắm vững kiến thức về phần thực hiện pháp luật. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2023 hiệu quả.

BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

I. Sơ đồ hóa kiến thức trọng tâm

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 2

II. Câu hỏi và bài tập luyện tập.

I. Nhận biết.

Câu 1. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

A. quy định phải làm.

B. quy định không được làm.

C. cho phép làm.

D. bắt buộc làm.

Câu 2. Thực hiện pháp luật có mấy hình thức?

A. Ba.

B. Bốn.

C. Năm.

D. Sáu.

Câu 3. Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông

A. điều khiển xe vượt đèn đỏ.

B. dừng xe khi đèn đỏ.

C. chạy xe đánh võng.

D. chạy xe có nồng độ cồn .

Câu 4. Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật khi kinh doanh là

A. thường xuyên trốn thuế.

B. nộp thuế đầy đủ.

C. nộp thuế trễ hạn.

D. không nộp thuế.

Câu 5. Chủ thể sử dụng pháp luật là

A. cá nhân, đơn vị.

B. cá nhân, tổ chức.

C. những người có chức vụ cao trong xã hội.

D. cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền.

Câu 6. Thực hiện pháp luật là việc cá nhân, tổ chức

A. làm những việc mà pháp luật cấm.

B. làm những việc mà mình thích.

C. làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

D. làm những việc mang lại lợi ích kinh tế cao.

Câu 7. Thi hành pháp luật được thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Người có thu nhập hợp pháp.

B. Người có việc làm ổn định.

C. Mọi người đều phải nộp thuế cho nhà nước.

D. Người thu nhập cao nộp thuế cho nhà nước.

Câu 8. Cá nhân, tổ chức nào không tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông?

A. Điều khiển xe vượt đèn đỏ.

B. Dừng xe khi đèn đỏ.

C. Điều khiển xe đúng làn đường quy định.

D. Điều khiển xe theo lệnh người hướng dẫn.

Câu 9. Đối tượng phải chịu mọi trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?

A. Đủ 14 tuổi trở lên.

B. Đủ từ 15 trở lên.

C. Đủ 16 tuổi trở lên.

D. Đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 10. Có mấy yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 11. Cơ quan, cá nhân nào sau đây có quyền ban hành hiến pháp, luật?

A. Thủ tướng.

B. Chủ tịch nước.

C. Chính phủ.

D. Quốc hội.

Câu 12. Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ nào dưới đây?

A. Nhân thân và tài sản.

B. Lao động và sản xuất.

C. Nhân thân và tình cảm.

D. Lao động và công vụ.

Câu 13. Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm quan hệ nào dưới đây?

A. Xã hội và quan hệ kinh tế.

B. Lao động và quan hệ xã hội.

C. Tài sản và quan hệ nhân thân.

D. Kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 14. Cố ý gây thương tích cho người khác từ bao nhiêu % trở lên sẽ bị xử lý hình sự?

A. 5% đến 10 %

B. 11% đến 30 %

C.20% đến 30 %

D. 35% đến 45 %

Câu 15. Chủ thể của áp dụng pháp luật là

A. công dân, tổ chức.

B. công chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. tổ chức, cơ quan.

D. viên chức, tổ chức có thẩm quyền.

Câu 16. Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 17. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 19. Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm tới quan hệ

A. tài sản và nhân thân.

B. tài sản và huyết thống.

C. tài sản và lao động.

D. tài sản và hôn nhân.

Câu 20. Hành vi xâm phạm các quan hệ lao động , công vụ nhà nước là vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn khác lớp 12

    Xem thêm