Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Thực hiện pháp luật
Trắc nghiệm GDCD lớp 12 bài Thực hiện pháp luật
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Thực hiện pháp luật được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các em ôn tập môn GDCD lớp 12 bài 2 hiệu quả. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Pháp luật và đời sống
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12
500 câu hỏi môn Giáo dục công dân
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền dân chủ
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Câu 1: Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức?
A. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức
B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ
C. Không phải chịu trách nhiệm nào cả
D. Trách nhiệm pháp lý
Câu 2: Người chưa thành niên, theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ:
A. 18 tuổi
B. 16 tuổi
C. 15 tuổi
D. 17 tuổi
Câu 3: Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?
A. 18 tuổi trở lên
B. 17 tuổi trở lên
C. 15 tuổi trở lên
D. 16 tuổi trở lên
Câu 4: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân áp dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn
Câu 5: Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý?
A. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình
B. Là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
C. Là người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện
D. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của P. luật
Câu 6: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính:
A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra
C. Tịch thu tang vật, phương tiện
D. Phạt tiền, cảnh cáo
Câu 7: Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. 20 tuổi trở lên
B. 16 tuổi trở lên
C. 18 tuổi trở lên
D. 14 tuổi trở lên
Câu 8: Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm PL nhằm:
A. Buộc các chủ thể vi phạm PL chấm dứt hành vi trái PL
B. Giáo dục, răn đe những người khác
C. Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định
D. Cả 3 đều đúng
Câu 9: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?
A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
B. Là hành vi không hợp pháp, hành vi trái pháp luật
C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi
D. Có cả 3 dấu hiệu trên
Câu 10: Quyền lao động của công dân chỉ bắt đầu được thực hiện khi nào?
A. Phải có người có nhu cầu sử dụng lao động (thuê mướn)
B. Công dân phải tìm được vịêc làm
C. Người lao động và người sử dụng lao động xác lập một quan hệ PL lao động cụ thể
D. Cả 3 đều đúng
Câu 11: Chủ thể pháp luật là:
A. Mọi cá nhân, tổ chức có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
B. Mọi công dân
C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
D. Cả 3 phương án trên
Câu 12: Quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ PL thực hiện:
A. Đúng đắn các quyền của mình theo HP và pháp luật
B. Đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình theo HP và pháp luật
C. Đầy đủ nghĩa vụ của mình theo HP và pháp luật
D. Đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo HP và pháp luật
Câu 13: Xác định câu phát biểu sai: Trong một quan hệ pháp luật
A. Không có chủ thể nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ
B. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không tách rời nhau
C. Không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền
D. Quyền của cá nhân, tổ chức này không liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khác
Câu 14: Ông B đi vào đường ngược chiều, chưa gây tai nạn cho ai nhưng CSGT đã xử phạt với việc xử phạt đó nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn không để gây tai nạn cho chính ông B
B. Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật (đi ngược chiều)
C. Ngăn chặn không để gây tai nạn cho người khác
D. Cả 3 đều đúng
Câu 15: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
A. Người kinh doanh trốn thế phải nộp phạt
B. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn
C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của PL
D. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật
Câu 16: Quan hệ xã hội nào dưới đây không phải là quan hệ pháp luật
A. Anh A chị B làm thủ tục đăng ký kết hôn
B. Quan hệ về tình yêu nam – nữ
C. Chị N ra chợ mua rau
D. Quan hệ lao động
Câu 17: Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông A sẽ chịu hình thức xử lý nào của Ủy ban nhân dân phường?
A. Cảnh cáo, phạt tiền
B. Phạt tù
C. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép
D. Thuyết phục, giáo dục
Câu 18: Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng, khung hình cao nhất là:
A. 7 năm
B. 5 năm
C. 3 năm
D. 8 năm
Câu 19: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân thực hiện PL với sự tham gia can thiệp của nhà nước
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ
B. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh
C. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt
Câu 20: Thực hiện pháp luật là:
A. Không làm những gì pháp luật cấm
B. Làm những gì pháp luật qui định phải làm
C. Làm những gì pháp luật không cấm
D. Cả 3 phương án trên
Câu 21: Thực hiện pháp luật là:
A. Đưa pháp luật vào đời sống của từng công dân
B. Làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống
C. Làm cho các qui định của pháp luật trở thành các hành vi hợp pháp của công dân, tổ chức
D. Áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
Câu 22: Trong các hành vi sau đây hành vi nào vi phạm pháp luật về mặt hành chính?
A. Lợi dụng chức vụ chiếm đọat số tiền lớn của nhà nước
B. Đánh người gây thương tích dưới 11%
C. Phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn chết người
D. Tháo trộm các ốc vít trên đường ray xe lửa
Câu 23: Cá nhân, tổ chức thực hiện PL với sự tham gia, can thiệp của nhà nước trong trường hợp nào?
A. Cá nhân, tổ chức có sự tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của PL
B. Cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và phải thực hiện trách nhiệm pháp luật
C. Các quyền & nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh hay chấm dứt nếu không có văn bản PL
D. Cả 3 câu đều đúng
Câu 24: Trong các giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật, giai đoạn nào không phải là giai đoạn bắt buộc:
A. Không có giai đoạn là giai đoạn không bắt buộc
B. Giai đoạn xác lập một quan hệ pháp luật
C. Giai đoạn xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể
D. Giai đoạn các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
Câu 25: Trong các giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật giai đoạn nào quan trọng và chủ yếu:
A. Giai đoạn các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
B. Giai đoạn xác lập quan hệ PL là quan trọng, giai đọan thực hiện quyền và nghĩa vụ là chủ yếu
C. Giai đoạn xác lập một quan hệ pháp luật
D. Giai đoạn xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể
Câu 26: Tìm câu phát biểu sai:
A. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì
B. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật
C. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người không ai có quyền can thiệp
Câu 27: A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe
B. Cảnh cáo, phạt tiền
C. Cảnh cáo, giam xe
D. Phạt tiền, giam xe
Câu 28: K đánh H gây thương tích 15%. Theo em K phải chịu hình phạt nào?
A. Răn đe, giáo dục
B. Phạt tù
C. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H
D. Tạm giữ để giáo dục
Câu 29: Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được qui định trong:
A. Luật hành chính
B. Luật hôn nhân - gia đình
C. Luật dân sự
D. Hiến pháp
Câu 30: Các hình thức thực hiện pháp luật có những điểm nào giống nhau?
A. Công dân thực hiện đúng đắn các quyền theo quy định pháp luật
B. Công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật
C. Công dân không làm những điều pháp luật cấm
D. Công dân thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật
Câu 31: Tên K rủ C, D, H, T đi cắt trộm cáp điện, khi bị phát hiện, theo em C.A sẽ xử lý như thế nào?
A. Phạt tù mình K vì là kẻ chủ mưu
B. Cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi dây cáp
C. Phạt tù cả 5 tên trong đó K tội nặng hơn
D. Phạt tiền, giáo dục, răn đe
Câu 32: Xác định câu phát biểu sai: Khi phát sinh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể thì:
A. Các chủ thể không có quyền tự giải quyết tranh chấp
B. Các chủ thể có thể nhờ người hòa giải
C. Các chủ thể có thể thỏa thuận với nhau về cách giải quyết tranh chấp
D. Các chủ thể có quyền yêu cầu nhà nước giải quyết
Câu 33: T (17t) rủ H (16t) đi cướp giựt dây chuyền. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình thức xử phạt nào?
A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H
B. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên
C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau
D. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại
Câu 34: Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Trách nhiệm hành chính
B. Trách nhiệm hình sự
C. Trách nhiệm dân sự
D. Trách nhiệm kỷ luật
Câu 35: Hãy xác định câu sai trong các nguyên tắc xử phạt hành chính về giao thông đường bộ
A. Mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ ngay
B. Một vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt nhiều lần
C. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt
D. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
Câu 36: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự?
A. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn
B. Đi ngược chiều
C. Tụ tập và gây gối trật tự công cộng
D. Cắt trộm cáp điện
Câu 37: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường
B. Chặt cành, tỉa cây mà không đặt biển báo
C. Vay tiền dây dưa không trả
D. Xây nhà trái phép
Câu 38: Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý?
A. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già
B. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
C. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự
D. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn
Câu 39: Nếu người sử dụng lao động buộc người lao động thôi việc trái pháp luật thì người lao động có quyền
A. Kiện ra tòa
B. Yêu cầu người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại trong thời gian bị buộc thôi việc
C. Yêu cầu người sử dụng lao động phải tiếp nhận người lao động trở lại làm việc bình thường
D. Cả 3 đều đúng
Câu 40: Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo phạt tiền chị B
B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A
C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp
D. Phạt tù chị B