Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 6

Sơ đồ tư duy môn GDCD 12 - Bài 6

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 6 sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập và mở rộng kiến thức khi học môn GDCD lớp 12. Hi vọng, đây sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 6 vừa được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài biết sẽ tổng hợp lại kiến thức cơ bản về bài 6 của môn GDCD lớp 12. Bài viết gồm có sơ đồ hóa kiến thức và câu hỏi luyện tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

I. SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC.

Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 6

II. CÂU HỎI LUYỆN TẬP.

I. NHẬN BIẾT:

Câu 1. Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được

A. tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ vấn đề gì.

B. nói tất cả những gì mình bức xúc.

C. phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học, tổ dân phố.

D. tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến.

Câu 2. Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền

A. công dân.

B. học tập.

C. bầu cử.

D. phát triển.

Câu 3. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề

A. chính trị, văn hóa, giáo dục.

B. chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

C. thời sự, quốc phòng, an ninh.

D. kinh tế, xã hội, đời sống của cộng đồng.

Câu 4. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân nhằm tránh hành vi

A. tự ý.

B. tùy tiện.

C. dân chủ.

D. tự do.

Câu 5. Không ai được tự ý vào chỗ ở của ngưới khác nếu không được người đó

A. mời.

B. gọi điện.

C. đồng ý.

D. phản đối.

Câu 6. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín thuộc loại quyền

A. dân chủ.

B. cơ bản.

C. bí mật thông tin.

D. bí mật đời tư.

Câu 7. Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận không được

A. giao nhầm.

B. để rơi.

C. để mất, để rơi.

D. giao nhầm, để mất.

Câu 8. Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải tôn trọng

A. nhân phẩm người khác.

B. danh dự người khác.

C. chỗ ở của người khác.

D. uy tín của người khác.

Câu 9. Cơ quan chức năng chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong truờng hợp nào sau đây?

A. Lấy lại đồ đã mượn nhưng người đó đi vắng.

B. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ.

C. Cần bắt nguời truy nã đang lẫn trốn ở đó.

D. Bắt người không có lí do chính đáng

Câu 10. Để thực hịên tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đối với chổ ở của nguời khác, chúng ta phải có thái độ tôn trọng và đối với chỗ ở của mình chúng ta phải tự biết

A. bảo vệ

B. qui định

C. ủng hộ

D. tôn trọng.

Câu 11. Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín?

A. Tin nhắn thoại.

B. Bưu phẩm.

C. Email.

D. Sổ tay.

Câu 12. Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội?

A. Quyền đuợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Quyền đuợc bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 13. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong mấy trường hợp?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Câu 14. Khám chỗ ở đúng trình tự và thủ tục là thực hiện khám xét trong những trường hợp do

A. hiến pháp quy định.

B. tòa án qui định.

C. pháp luật qui định.

D. viện kiểm sát qui định.

Câu 15. Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được

A. tự do nói bất cứ vấn đề gì mình muốn.

B. tập trung đông người bàn luận các vấn đề mình muốn.

C. trực tiếp có ý kiến xây dựng trong các cuộc họp.

D. tự do phát biểu ngoài chợ.

Câu 16. Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải

A. tôn trọng chỗ ở của người khác.

B. bảo vệ nhà người khác

C. tạo mối quan hệ với nhà người khác.

D. tự do vào chỗ ở người quen.

Câu 17. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án. Nội dung này thể hiện quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. bất khả xâm phạm về chổ ở.

D. đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.

Câu 18. Pháp luật quy định không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt, giam , giữ người vì những lí do không chính đáng. Đó là nội dung của quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. bất khả xâm phạm về chổ ở.

D. đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.

Câu 19. Pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp nào?

A. Do nghi ngờ.

B. Khẩn cấp.

C. Thái độ bất thường.

D. Có tiền án.

Câu 20. Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hun hãn, côn đồ. Đây là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Tự do ngôn luận.

D. Bất khả xâm phạm về chổ ở.

Câu 21. Cơ quan chức năng chỉ được khám xét chỗ ở của công dân trong những trường hợp nào sau đây?

A. Lấy lại đồ đã cho mượn.

B. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của người khác.

C. Bắt người truy nã đang lẫn trốn ở đó.

D. Bắt người vì xem trộm thư của người khác.

Câu 22. Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân?

A. Vu khống người khác.

B. Bóc mở thư của người khác.

C. Tự tiện vào chổ ở của người khác.

D. Bắt người không lí do chính đáng.

Câu 23. Trường hợp nào vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Đánh người gây thương tích.

B. Vu khống, bôi nhọ người khác.

C. Quay lén người khác tung lên mạng.

D. Trèo vô nhà người khác nhặt đồ.

Câu 24. Pháp luật quy định người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo cho cơ quan nào sau đây?

A. Viện kiểm sát cùng cấp.

B. Tòa án nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Hội đồng nhân dân.

Câu 25. Cơ quan nào sao đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

A. Viện kiểm sát nhân dân.

B. Tòa án nhân dân.

C. Cơ quan điều tra.

D. Ủy ban nhân dân.

II. Thông hiểu:

Câu 1. Truờng hợp nào sau đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?

A. Giúp chủ nhà bẻ khóa để vào nhà. 

B. Con đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ.

C. Trèo qua nhà hàng xóm lấy đồ bị rơi.

D. Ra vào nhà mà mình đang thuê trọ.

Câu 2. Hành vi nào sau đây là xâm phạm an tòan và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Kiểm tra số luợng thư truớc khi gửi.

B. Nhận thư không đúng tên mình, đem trả lại cho bưu điện.

C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.

D. Dọc dùm thư cho bạn khiếm thị.

Câu 3. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem. B. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau.

C. Thư nhặt được thì được phép xem.

D. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra.

Câu 4. Họat động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?

A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, truờng học, địa phương mình

B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình.

C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong các dịp tiếp xúc cử tri

D. Viết bài với nội dung xuyên tạc sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nuớc.

Câu 5. Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây?

A. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình.

B. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của nguời khác.

C. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

D. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 6, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Giáo dục công dân lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Đánh giá bài viết
10 43.709
Sắp xếp theo

Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

Xem thêm