Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, môn Giáo dục công dân là một cấu phần trong tổ hợp môn thi Khoa học xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên môn học này được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. Nhằm giúp các em học sinh có định hướng ôn tập kiến thức, VnDoc.com xin giới thiệu Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước, có đáp án đi kèm. Mời các em cùng tham khảo.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền dân chủ

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

Câu 1: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện:

a. Trong lĩnh vực văn hóa

b. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế

c. Chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

d. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Câu 2: Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả, mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:

a. Năng động b. Sáng tạo c. Bền vững d. Liên tục

Câu 3: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là:

a. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.

b. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.

c. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.

d. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.

Câu 4: Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước, công cụ, phương tiện được xem là có vai trò nổi bật nhất là:

a. Văn hóa b. Pháp luật c. Tiền tệ d. Đạo đức

Câu 5: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:

a. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp

b. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

c. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp

d. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

Câu 6: Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

a. Tỉ giá ngoại tệ b. Thuế

c. Lãi suất ngân hàng d. Tín dụng

Câu 7: Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực:

a. Môi trường b. Kinh tế

c. Văn hóa d. Quốc phòng an ninh

Câu 8: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là:

a. Điều kiện b. Cơ sở c. Tiền đề d. Động lực

Câu 9: Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường là:

A. Ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên.

B. Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

C. Điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là:

A. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước.

B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường.

C. Lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch, đẹp.

D. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.

Câu 11: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:

A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.

B. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.

C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:

A. Từ 18 đến 27 tuổi.

B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 13: Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề phát triển văn hóa là:

A. Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể.

B. Khuyến khích tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động văn hóa.

C. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định:

A. Bảo vệ môi trường phải hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước.

B. Bảo vệ môi trường phải phù hợp quy luật, đặc điểm lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

C. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường.

D. Tất cả các phương án trên.

Đánh giá bài viết
1 6.904
Sắp xếp theo

Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

Xem thêm