Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ý nghĩa của chí công vô tư

Ý nghĩa của chí công vô tư được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn GDCD 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ý nghĩa của chí công vô tư?

Trả lời:

- Làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.

- Được mọi người tin cậy và tôn trọng.

1. Khái niệm

Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân.

2. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?

- Ủng hộ quí trọng người có đức tính chí công vô tư.

- Phê phán hành động không chí công vô tư.

3. Câu chuyện về chí công vô tư của Tô Hiến Thành

Tô Hiến Thành là một vị quan trụ cột của nhà Lý vào thời Lý Cao Tông, ông giữ chức Tể tướng, tính tình trung thực, khảng khái, được mọi người rất kính phục.

Khi ông bị bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo, còn Trần Trung Tá thì mải chống giặc nơi biên cương, không có điều kiện gần gũi ông. Một hôm, Thái hậu đến thăm Tô Hiến Thành và hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông gánh vác công việc của Triều đình?

Ông đáp:

- Tâu Thái hậu, quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá có thể thay tôi!

Thái hậu ngạc nhiên hỏi tiếp:

- Sao ông không cử ông Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông?

Tô Hiến Thành chậm rãi trả lời:

- Nếu Thái hậu hỏi ai là người hầu hạ vua tận tình nhất thì tôi xin tiến cử Vũ Tán Đường. Còn hỏi người thay thế tôi lo việc nước thì phải cử Trần Trung Tá.

(Phỏng theo Cuộc sống và sự nghiệp, tập III và Những vì sao đất nước, tập IV, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1976)

4. Nghị luận về chí công vô tư mẫu

Nhắc nhở cán bộ lãnh đạo và thế hệ thanh niên của đất nước, Bác Hồ từng nhiều lần nhấn mạnh “chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”. Bác cũng từng khuyên cán bộ ta rằng nên cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chí công vô tư là bản lĩnh cần có của người thanh niên thời đại mới

Chí công vô tư là gì?

Chí công vô tư là hết mực công bằng, công tâm trong công việc và trong đối xử với người khác. Vô tư là không được có lòng riêng, không tham lam, vụ lợi cho cá nhân. Vô tư là không thiên vị, ưu đãi người thân thiết, người yêu mến, người có ơn trong công việc chung. Đồng thời, vô tư là không thù hận, khinh ghét người có lỗi, người gây trở ngại hay khúc mắc lỗi lầm của người khác.

Chí công vô tư phải là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người, đặc biệt là đối với cán bộ và thanh niên. Người chí công vô tư khi hành động phải xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, hướng đến sự phát triển và công bằng của cộng đồng và xã hội.

Người chí công vô tư luôn là người chính trực, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, tôn trọng con người, quyết liệt bảo vệ điều đúng đắn, chống lại bất công trong xã hội. khi làm bất cứ việc gì, người chí công vô tư luôn nghĩ đến người khác, nghĩ đến tập thể.

Tại sao con người muốn thành công phải chí công vô tư?

Chí công vô tư là một phẩm chất cao quý đã được người xưa tôn vinh, rèn luyện và gìn giữ từ nghìn đời nay. Phẩm ấy chất ấy trở thành chuẩn mực cần phải có ở mỗi con người, đặc biệt là đối với người lãnh đạo đất nước.

Ai sống cũng biết rèn luyện mình, tôn trọng tập thể, không tham lam, vụ lợi, không ích kỉ cá nhân, không thiên vị, cảm tình trong công việc chung thì lợi ích được đảm bảo, công việc được suôn sẻ, niềm tin được gìn giữ, xã hội sẽ yên bình, phồn vinh. Chí công vô tư làm cho quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Con người tin tưởng và gắn kết với nhau trong những lợi ích chung nhất.

Người chí công vô tư luôn thanh thản trong tâm hồn vì không làm điều gì sai trái hay có lỗi với ai. Bởi, sự bất công trong phân phối lợi ích có ảnh hưởng lớn đối với công việc lao động và cuộc sống của nhiều người. Lợi ích trong lao động phải là của người lao động. Đó mới là lẽ sống ở đời. Trách nhiệm ấy, người lãnh đạo phải đảm bảo được cho người lao động thì họ mới yên tâm làm việc, cống hiến sức mình vì công việc, vì sự tiến bộ của xã hội. khi đó, người lãnh đạo mới được tin tưởng, được kính trọng. Mang lại niềm vui cho người khác trong lao động và trong cuộc sống là trách nhiệm cao cả của người lãnh đạo chí công vô tư.

Đảm bảo sự công bằng sẽ đem lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng, xã hội và đất nước, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bộ.

Sử sách còn ghi rõ biết bao tấm gương chí công vô tư, vì đất nước mà quên đi lợi ích bản thân mình. Trần Hưng Đạo dẹp bỏ tư thù để vì nước mà đánh giặc, bảo vệ muôn dân, bách tính. Thầy Chu Văn An vì sự phát triển của đất nước mà không ngại hiểm nguy tố cáo 18 tên gian thần hại nước. Bác Hồ trọn cuộc đời chí công vô tư, chưa bao giờ nghĩ đến bản thân hay thiên vị một ai. Họ là những tấm gương sáng ngời để đời đời tôn vinh, học hỏi và làm theo.

Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?

Trước hết, phải nhận thức rõ vai trò của phẩm chất ấy đối với bản thân và đối với xã hội. Với bản thân, con người không thể tiến bộ nếu không đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Có thể, bằng vị trí hay quyền lực của mình, cá nhân dễ dàng chèn ép người khác, thu lợi về mình. Nhưng đó là hành động sai trái, vi phạm đạo đức và pháp luật, sớm muộn gì cũng bị trừng trị, nhận lấy hậu quả nặng nề.

Đối với xã hội, không có gì đáng sợ hơn sự bất công. Bác Hồ cũng đã từng căn dặn: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” . Chính những bất công do người lãnh đạo gây ra phá vỡ niềm tin tưởng và tinh thần đoàn kết của nhân dân. Con người sống hoài nghi lẫn nhau và không tận lực trong công việc việc, là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của tập thể. Nên nhớ rằng khi công việc chung thất bại thì không có cá nhân nào có được lợi ích.

Tôn vinh, quý trọng, đề cao và bảo vệ những người có đức tính chí công vô tư trong xã hội. Họ là đại diện cho sự công bằng và lợi ích chung. Họ rất cần được tôn vinh và bảo vệ bởi những kẻ xấu, kẻ ác luôn muốn tìm cách cản trở, hãm hại, thậm chí là tiêu diệt họ.

Quyết liệt lên án những hành động vụ lợi cá nhân, thâu tóm lợi ích, thiên vị, tư ân hay tư thù đối với người khác trong giải quyết công việc. Quyết liệt phê phán những hành động trì trệ, cản trở sự tiến bộ xã hội hay tư tưởng lợi ích nhóm, bè phái trong công việc chung.

Xây dựng lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với thời đại. Sống có ước mơ, hoài bão lớn lao, vươn đến những điều cao đẹp trong cuộc sống này. Sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, vì nhân dân và đất nước mà lao động phục vụ.

Phê phán: Trong cuộc sống, không phải ai cũng chí công vô tư. Bởi tham lam, thiên vị là bản chất luôn tồn tại ở mỗi con người. Nhiều người lợi dụng chức vị, quyền lực, mối quan hệ để bòn rút của chùng, thu lợi về mình, chèn ép người khác trong công việc và trong đời sống. Họ thường sống ích kỉ, hèn kém, chỉ biết đến lợi ích của mình, bỏ mặc người khác. Những người như thế thường bị xã hội lên án, chỉ trích, pháp luật trừng trị.

Bài học nhận thức: Bác Hồ từng dạy rằng không cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư không thể thành người được. Muốn người khác sống vì mình thì hãy sống vì người khác, sống và bảo vệ những lợi ích chung. Bởi ta cũng có một phần trong cái chung ấy. một khi cái chung không còn ta cũng chẳng có được gì.

Chí công vô tư là phẩm chất cần có ở mỗi con người. Một xã hội chỉ văn minh, tiến bộ khi ở đó ai cũng vô tư, ai cũng hướng đến lợi ích chung, đồng lòng, nhất trí và tin tưởng lẫn nhau vì một sự nghiệp chung nhất.

-------------------------------

Ngoài Ý nghĩa của chí công vô tư đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập GDCD 12, Trắc nghiệm GDCD 12 để hoàn thành tốt chương trình học THPT.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn khác lớp 12

    Xem thêm