Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn GDCD 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

Câu hỏi: Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

  1. Sự hấp dẫn của lợi nhuận.
  2. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.
  3. Chi phí sản xuất khác nhau.
  4. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

Lời giải

Đáp án đúng: D. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

1. Khái niệm về cạnh tranh

- Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

- Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành…

- Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc cạnh tranh phi giá cả (Khuyến mãi, quảng cáo) Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.

2. Lợi thế cạnh tranh

Một thuật ngữ có liên quan đến cạnh tranh là lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để "nắm bắt cơ hội", để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Ngoài ra còn xuất hiện thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.

3. Vai trò của cạnh tranh

- Có thể nói, cạnh tranh là yếu tố cần có để tạo động lực phát triển, đi lên cho chủ thể trong các lĩnh vực khác nhau.

- Mặt tích cực của cạnh tranh

Xét trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa và các nền sản xuất kinh doanh khác.

+ Cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn là yếu tố điều tiết hệ thống thị trường, khiến cho các mối quan hệ xã hội trở nên lành mạnh hơn.

+ Chính yếu tố cạnh tranh đã thúc đẩy các nhà kinh doanh cần không ngừng sáng tạo, đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

+ Xét về tầm vi mô, cạnh tranh khiến nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Ngoài ra, đối với người tiêu dùng, khi có sự cạnh tranh, họ sẽ dễ dàng so sánh mặt hàng để tìm ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.

- Mặt tiêu cực của cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất, phát triển và kinh doanh. Tuy nhiên, cạnh tranh như thế nào là lành mạnh? Đó mới là mấu chốt vấn đề. Rất nhiều người không áp dụng việc cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến hàng loạt những vấn đề tiêu cực như:

+ Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, từ đó, gây ra hiện tượng lạm quyền, độc quyền, hình thành sự phân hóa giàu nghèo một cách mạnh mẽ.

+ Chính bởi việc không hiểu rõ bản chất của cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, rất nhiều người đã sử dụng những thủ đoạn xấu xa để chuộc lợi cá nhân một cách bất hợp pháp.

- Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung.

- Đối với doanh nghiệp:

Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có những vai trò sau:

+ Được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn.

+ Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó.

+ Buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.

- Đối với người tiêu dùng

Hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:

+ Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.

+ Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hóa ngày càng được nâng cao, thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Đối với nền kinh tế

Được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:

+ Là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.

+ Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.

+ Thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.

+ Làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.

+ Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.

Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân.

4. Mục đích của cạnh tranh

Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác. Điều đó được thể hiện cụ trên các phương diện:

- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác

- Giành ưu thế về khoa học và công nghệ

- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng

- Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán, khuyến mãi..

-------------------------------

Ngoài Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập GDCD 12, Trắc nghiệm GDCD 12 để hoàn thành tốt chương trình học THPT.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn khác lớp 12

    Xem thêm