Sự khác nhau giữa Khiếu nại và Tố cáo
Sự khác nhau giữa Khiếu nại và Tố cáo được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn GDCD 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Sự khác nhau giữa Khiếu nại và Tố cáo
Câu hỏi: Sự khác nhau giữa Khiếu nại và Tố cáo
Lời giải:
Điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và khiếu nại là:
Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật Tố cáo chỉ là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Việc thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Về đối tượng: đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Về mục đích: về cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.
1. Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tố cáo là gì?
“Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” .
3. Vai trò của khiếu nại và tố cáo?
Có thể nói, trong xã hội hiện nay thì khiếu nại, và tố cáo là một trong những hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lí nhà nước và quản lí xã hội phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
Đối với việc Công dân vừa có quyền, hay công dân vừa có nghĩa vụ thực hiện hoạt động khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật Việt nam. Từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này, đối với pháp luật xác định trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và có năng lực cũng như bổn phận của họ trong xã hội. thông Qua đó có thể thấy, vai trò quan trọng của khiếu nại và tố cáo trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước với một số đặc điểm như sau:
– Việc khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam, khiếu nại, tố cáo tạo điều kiện thuận lợi để công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hay hành chính của cơ quan hành chính, cá nhân có thẩm quyền và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
4. Sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo
Tiêu chí | Khiếu nại | Tố cáo |
Luật điều chỉnh | Luật khiếu nại 2011 | Luật tố cáo 2018 |
Khái niệm | Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. | Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. |
Chủ thể có quyền | Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. | Cá nhân. |
Đối tượng | Đối tượng bị khiếu nại: - Quyết định hành chính. - Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. - Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. | Đối tượng bị tố cáo: - Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. |
Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo | Không có quy định. | Người tố cáo phải: - Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. - Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại Bộ Luật hình sự 2015. |
Thời hiệu | - Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. - Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: + Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định. + Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. + Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. | Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo. |
Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo | Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. | Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. |
Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn | Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc. |
-------------------------------
Ngoài Sự khác nhau giữa Khiếu nại và Tố cáo đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập GDCD 12, Trắc nghiệm GDCD 12 để hoàn thành tốt chương trình học THPT.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.