Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của nhà nước và pháp luật nói chung

Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của nhà nước và pháp luật nói chung được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn GDCD 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của nhà nước và pháp luật nói chung?

Câu hỏi: Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của nhà nước và pháp luật nói chung?

Lời giải:

*Tính tất yếu cho sự ra đời của nhà nước và pháp luật là

- Pháp luật là công cụ để nhà nước duy trì sự thống trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

+ Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn bộ xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi người (công dân) đều phải tôn trọng pháp luật.

- Quyền lực của nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật, được thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bởi pháp luật.

+ Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Là lực lượng đại diện xã hội, có phương tiện cưỡng chế. Nhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối với công dân của đất nước. Các quy định của nhà nước đối với công dân thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành. Mối quan hệ nhà nước và pháp luật: Không thể có nhà nước mà thiếu pháp luật và ngược lại. Trong xã hội chỉ nhà nước có quyền ban hành pháp luật, các tổ chức khác không có quyền này và chính nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.

1. Nhà nước là gì?

Nhà nước là một tổ chức xuất hiện và gắn liền với sự ra đời của giai cấp, nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của nhà nước của xã hội.

2. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

3. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật với nhau

Giữa nhà nước và pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau, cụ thể như sau:

– Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thể hiện ở sự tác động qua lại giữa nhà nước và pháp luật.

– Chúng vừa có sự phụ thuộc lẫn nhau vừa có sự độc lập tương đối với nhau, những đặc điểm này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và trong xây dựng và thực thi pháp luật: bộ máy nhà nước sử dụng Pháp luật là công cụ đắc lực để quản lý xã hội, pháp luật lại cần đến bộ máy nhà nước để bảo vệ và đảm bảo thực thi pháp luật.

– Và sự tác động qua lại lẫn nhau của cả nhà nước và pháp luật, có thể là tích cực hoặc tiêu cực, ở mức độ này hay mức độ khác. Ví như nếu nhà nước không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của người dân sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống pháp luật như mất niềm tin vào pháp luật, người dân sẽ không còn nghe theo pháp luật nữa.

– Cả nhà nước và pháp luật đều có cho mình những tiền đề xã hội giống nhau để xuất hiện cũng như phát triển. nhà nước và pháp luật không thể tồn tại thiếu nhau, nhà nước không thể quản lý xã hội nếu thiếu pháp luật, và cũng như vậy pháp luật không thể thực hiện được chức năng của mình nếu thiếu sự đảm bảo của nhà nước.

-------------------------------

Ngoài Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của nhà nước và pháp luật nói chung đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập GDCD 12, Trắc nghiệm GDCD 12 để hoàn thành tốt chương trình học THPT.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 174
Sắp xếp theo

    Môn khác lớp 12

    Xem thêm