Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt, Khoa học lớp 4 trường tiểu học Lý Tự Trọng năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt, Khoa học lớp 4
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt, Khoa học lớp 4 trường tiểu học Lý Tự Trọng năm 2015 - 2016 có đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh lên kế hoạch ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt, Khoa học cho các em học sinh. Sau đây mời các bậc phụ huynh cùng các thầy cô tham khảo.
Đề thi cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Long Mỹ, Hậu Giang năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Trung Đô, Nghệ An năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Tài Văn 2, Trần Đề năm 2015 - 2016
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I
Năm học: 2014-2015
MÔN: Tiếng Việt – Lớp 4
Thời gian: 40 phút
A. KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
I. (1 đ) Đọc thành tiếng: Đọc đoạn 1, 2 hoặc đoạn 3 bài Người tìm đường lên các vì sao Hướng dẫn học Tiếng việt 4 tập 1B trang 41.
II. Đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao Hướng dẫn học Tiếng việt 4 tập 1B trang 41 (khoảng 15-20 phút).
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? (0,5 đ)
a. Mơ ước được bay lên bầu trời.
b. Mơ ước có đôi cánh để bay theo đàn chim .
c. Mơ ước hiểu được vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được.
Câu 2. Ước mơ thuở nhỏ đã gợi cho Xi-ôn-cốp-xki thiết kế những gì? (0,5 đ)
a. Máy bay và khinh khí cầu.
b. Khí cầu bay bằng kim loại và tên lửa nhiều tầng.
c. Đĩa bay và tên lửa.
Câu 3. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? (0,5 đ)
a. Có ước mơ chinh phục các vì sao.
b. Có khả năng chịu khổ, vượt khó.
c. Có lòng kiên trì và quyết tâm thực hiện mơ ước.
Câu 4. Tục ngữ nào dưới đây nói lên người có ý chí thì nhất định thành công? (0,5 đ)
a. Thất bại là mẹ thành công.
b. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
c. Ai ơi đã quyết thì hành.
Câu 5. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ nghị lực? (0,5 đ)
a. Làm việc liên tục, bền bỉ.
b. Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn..
c. Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.
Câu 6. Trong câu "Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim''. Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? (0,5 đ)
a. Ông
b. Có lần, ông
c. Có lần ông dại dột nhảy qua cửa sổ
Câu 7. Câu chuyện Người tìm đường lên các vì sao giúp em hiểu điều gì ? (0,5 đ)
Câu 8. Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình: (0,5 đ)
B. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN (viết đoạn, bài)
I. Chính tả: (nghe-viết ) (2 điểm) (khoảng 15 phút)
Bài: Chiếc áo búp bê (Hướng dẫn học TV 4 tập 1B trang 59)
II. Viết đoạn, bài (3,0 đ) (khoảng 35phút )
Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất.
Trường Tiểu Học Lý Tự Trọng
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN KHOA HỌC – LỚP 4
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (1 điểm) Nhờ các cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường?
A. Cơ quan tiêu hóa, hô hấp.
B. Cơ tuần hoàn, bài tiết.
C. Cả hai ý trên.
Câu 2. (1 điểm) Vai trò của chất bột đường là:
A. Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
B. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
C. Giúp cơ thể hấp thụ các loại vi-ta-min A, D, E, K.
Câu 3. (0,5 điểm) Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường
A. Khoai môn B. Vừng C. Cơm D. Bún
Câu 4. (0,5 điểm) Ăn ít thức ăn chứa nhiều chất béo động vật có thể phòng tránh được nhóm bệnh gì?
A. Bệnh về đường tiêu hóa.
B. Bệnh về tim mạch, huyết áp cao.
C. Bệnh về đường hô hấp.
D. Bệnh còi xương và suy dinh dưỡng.
Câu 5. (0,5 điểm) Các bệnh thường gặp do nước bị ô nhiễm gây ra:
A. Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy.
B. Viêm gan, mắt hột.
C. Cả hai ý trên.
Câu 6. (0,5 điểm) Để phòng tránh tai nạn đuối nước, ta cần:
A. Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
B. Chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối.
C. Chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
D. Ý a, c đều đúng.
Câu 7. (1 điểm) Nước tồn tại ở những thể nào?
A. Thể lỏng
B. Thể lỏng, thể rắn, thể khí.
C. Thể rắn, thể khí.
Câu 8. (1 điểm) Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây:
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước chảy từ trên cao xuống thấp.
D. Nước có thể hòa tan một số chất.
Câu 9. (1 điểm) Thành phần chính của không khí gồm:
A. Khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc
B. Khí ô-xi, khí ni-tơ.
C. Khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
Câu 10. (1 điểm) Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?
A. Khi úp cốc lên, khí ô-xi trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.
B. Khi úp cốc lên, vì không có gió nên nến tắt.
C. Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.
D. Khi úp cốc lên, khí ô-xi và khí các-bô-níc bị cháy hết nên nến tắt.
Câu 11. (1 điểm) Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
Câu 12. (1 điểm) Nêu ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống:
1. Nước chảy từ trên cao xuống thấp
2. Không thấm qua một số vật
Đáp án các bạn tham khảo Tại đây.