Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Kênh Giang, Hải Phòng năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Kênh Giang, Hải Phòng năm học 2016 - 2017 là đề thi cuối học kì 1 có đáp án kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài ôn thi học kì 1. Đồng thời đây là nguồn tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo khi ra đề thi cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

Trắc nghiệm online: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Kênh Giang, Hải Phòng năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4 trường tiểu học Kênh Giang, Hải Phòng năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Sông Nhạn, Đồng Nai năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Vạn Phước 2 năm 2014 - 2015

TRƯỜNG TH KÊNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Năm học: 2016 - 2017

Lớp: 4 . . . . Môn: Tiếng Việt lớp 4

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (5 điểm): (Đọc thành tiếng: 4 điểm, trả lời câu hỏi: 1 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm (Thời gian làm bài: 20 phút)

ĐÁNH TAM CÚC

Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết,...tất cả đã đâu vào đấy một cách vui vẻ. Bây giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát,...chị tôi mới bóc cỗ tam cúc còn mới ra và nói: Nào...

Bao giờ cũng thế, chị ngồi một góc ổ rơm, tôi ngồi ghé bên cạnh để được lây cái hương thơm từ người chị, tóc chị tỏa ra mùi bồ kết, mùi nước lá mùi già, mùi xà phòng thơm thoảng từ tấm áo phin nõn trắng tinh chị chỉ mặc trong ba ngày Tết...và thứ hương gì mà tôi không hiểu nổi, chỉ biết từ đôi vai tròn của chị, từ cái miệng tươi như hoa...

Con tượng vàng béo múp. Con mã điều hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp...Con chui sấp, con lật ngửa... Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng...Mỗi lúc được ăn "kết", chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc "cả làng" cười phá lên vì tướng bà bị ...té re... làm cho ba gian nhà như mở hội, và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn.

Tiền đánh tam cúc chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt, vậy mà mọi người say mê lạ.

Càng chơi má chị tôi càng hồng lên. Có lẽ vì hơi ấm của ổ rơm, của ánh đèn, của khói nhang, của tiếng cười, của mùa xuân, của ánh mắt ai nhìn trộm...làm chị xao xuyến một điều gì...

Tết qua đi. Ổ rơm dẹp lại. Chị cho tôi cỗ bài còn mới. Bon trẻ con chúng tôi cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu dần đi một vài cây, đánh lung tung, gọi lung tung, chẳng biết đứa nào được, đứa nào thua, vẫn vui dù không thể bằng tết, có chị tôi bên cạnh.

Tôi đã mong biết bao nhiêu lại đến Tết sang năm, chờ chị tôi đến tối mùng Một, giở cỗ bài mới không biết chị mua từ lúc nào, và nói: Nào...

Theo Băng Sơn

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và thực hiện theo yêu cầu

1. Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào?

A. Vào ngày Ba mươi Tết.
B. Vào sáng mùng một Tết.
C. Vào tối mùng một Tết.

2. Tại sao họ lại chọn vào thời gian đó để chơi?

A. Vì lúc đó là thời gian dành để chơi.
B. Vì lúc đó mọi công việc bề bộn của ngày Tết đã xong.
C. Vì lúc đó họ mới có tiền mừng tuổi.

3. Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc trong câu chuyện?

A. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con tướng ông – con pháo.
B. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con tướng bà – con pháo – con xe.
C. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con tướng ông – con tướng bà.

4. Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện?

A. Gọi một - gọi đôi - tứ tử trình làng - ăn kết.
B. Gọi đôi – gọi ba – ăn kết – kết ba.
C. Gọi ba – tứ tử trình làng – kết ba.

5. Người thắng cuộc được thưởng gì?

A. Tiền bạc.
B. Búng tai người khác.
C. Tiền làm từ que tăm, que diêm, mấy cùi cau khô,..

6. Đặt câu với từ " đánh tam cúc":

.......................................................................................

7. Đây là kiểu câu gì? Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây?

Chị ngồi ở một góc ổ rơm.
...................................................................................................

8. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi:

A. Bạn có thích đánh tam cúc không?
B. Tôi không biết bạn có biết đánh tam cúc không?
C. Nào, chúng mình cùng chơi đánh tam cúc đi?

9. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:

Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong.

- Danh từ: .......................................................................................

- Động từ: .......................................................................................

- Tính từ: .......................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I. Viết chính tả (5 điểm – 20 phút)

1. Nghe – viết: Chiếc áo búp bê (4 điểm)

2. Bài tập chính tả: Điền n/l (1 điểm)

…..ắng thương chúng em giá rét

Nên …..ắng vào áo em đây

…..ắng ….àm chúng em ấm tay

Mỗi …..ần chúng em nhúng ……ước

Mà nắng cũng hay …..àm ……ũng

Ở trong ……òng mẹ rất nhiều

Mỗi ……ần ôm em, mẹ yêu

Em thấy ấm ơi là ấm.

Xuân Quỳnh

II. Tập làm văn (5 điểm – 20 phút)

Hãy tả một đồ chơi mà em thích.

BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (5 điểm): (Đọc thành tiếng: 4 điểm, trả lời câu hỏi: 1 điểm)

- HS đọc đúng tốc độ khoảng 80 tiếng/phút, đọc trôi chảy, rành mạch, trả lời đúng câu hỏi được điểm tối đa.

- Tùy mức độ đọc và trả lời câu hỏi của HS mà GV cho điểm.

III. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm

Câu 1: C – 0,5 điểm Câu 2: A – 0,5 điểm Câu 3: B – 0,5 điểm

Câu 4: A – 0,5 điểm Câu 5: C – 0,5 điểm Câu 6: 0,5 điểm

Câu 7: - Kiểu câu Ai làm gì? 0,25 điểm

Câu 8: C – 0,5 điểm

- Chị làm gì? 0,25 điểm

Câu 9:

- Danh từ: Con tốt, đất, đầu, nón dấu, tay, giáo, con pháo 0,5 điểm

- Động từ: đi, đội, cầm 0,25 điểm

- Tính từ: đỏ, cong cong 0,25 điểm

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả:

1. Nghe – viết: 4 điểm

- HS nghe – viết đúng bài chính tả, chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả được điểm tối đa

- Tùy mức độ HS viết mà GV cho điểm: Sai 3 lỗi trừ 1 điểm.

2. HS làm đúng bài tập chính tả: 1 điểm, điền đúng mỗi âm đầu được 0,1 điểm

II. Tập làm văn:

- HS viết đúng được bài có đủ:

+ Mở bài: Giới thiệu đồ chơi: 1 điểm

+ Thân bài: Tả bao quát đồ chơi, tả từng bộ phận đồ chơi: 3 điểm

+ Kết bài: Nêu tình cảm với đồ chơi: 1 điểm

- Tùy mức độ HS viết bài mà GV trừ điểm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt

    Xem thêm