Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Sông Nhạn, Đồng Nai năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Sông Nhạn, Đồng Nai năm học 2016 - 2017 có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 theo thông tư 22 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài ôn thi học kì 1. Đồng thời đây là nguồn tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo khi ra đề thi cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
Trắc nghiệm online: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Sông Nhạn, Đồng Nai năm 2016 - 2017
Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2016 - 2017 theo Thông tư 22 các môn
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Đồng Kho 1, Bình Thuận năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Vạn Phước 2 năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra Học kỳ I lớp 4 năm 2012 - 2013, Trường tiểu học Gia Hòa tỉnh Hải Dương
PHÒNG GD & ĐT CẨM MỸ TRƯỜNG TH SÔNG NHẠN Lớp: 4/3 | KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: TIẾNG VIỆT |
Ma trận đề Đọc và Viết môn Tiếng Việt lớp 4 theo TT 22
I. Kiểm tra đọc (5 điểm)
1. Đọc thành tiếng
Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng các đoạn sau và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu (phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc):
+ Bài "Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi" Sách TV4, tập 1/115-116
Đoạn 1: Từ "Bưởi mồ côi cha từ nhỏ.................không nản chí".
Đoạn 2: Từ "Bạch Thái Bưởi mở công ti...............bán lại tàu cho ông".
+ Bài "Ông Trạng thả diều" Sách TV4, tập 1/104
Đoạn 1: Từ "Vào đời vua Trần......................có thì giờ chơi diều".
Đoạn 2: Từ "Sau vì nhà nghèo quá..............vi vút tầng mây".
+ Bài "Người tìm đường lên các vì sao" Sách TV4, tập 1/125 -126
Đoạn 1: Từ "Từ nhỏ......................hàng trăm lần".
Đoạn 2: Từ "Có người bạn hỏi...............chế khí cầu bay bằng kim loại".
+ Bài: "Văn hay chữ tốt" Sách TV4, tập 1/129
Đoạn 1: Từ "Thưở đi học............. xin sẵn lòng".
Đoạn 2: "Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.............sao cho đẹp"
+ Bài "Cánh diều tuổi thơ" Sách TV4, tập 1/146
Đoạn 1: Từ "Tuổi thơ của tôi..................vì sao sớm".
Đoạn 2: Từ: "Ban đêm...................khát khao của tôi".
+ Bài "Kéo co" Sách TV4, tập 1/155
Đoạn 1: Từ "Kéo co phải đủ ba keo.................. xem hội".
Đoạn 2: Từ: "Làng Tích Sơn........thắng cuộc".
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) (30 phút)
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
Theo Lâm Ngũ Đường
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
A. Thiên nhiên B. Đất sét
C. Đồ ngọc C. Con giống
2. Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự?
A. Tinh tế B. Chăm chỉ
C. Kiên nhẫn D. Gắng công
3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Pho tượng cực kì mỹ lệ
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng
4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?
A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề
D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần
5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. Ung dung, sống động, mỹ lệ.
B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn
D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.
6. Trong câu: "Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn" có mấy tính từ?
A. Một tính từ. Đó là từ: ...........................................................................
B. Hai tính từ. Đó là các từ: .......................................................................
C. Ba tính từ. Đó là các từ: ........................................................................
D. Bốn tính từ. Đó là các từ: .....................................................................
7. Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì?
A. Để hỏi
B. Nói lên sự khẳng định, phủ định
C. Tỏ thái độ khen, chê
D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn
8. Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:
Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được.
II. Kiểm tra viết:
1. Chính tả: (nghe - viết) (5 điểm) (15')
2. Tập làm văn: (5 điểm) (25')
Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Hướng dẫn chấm điểm và đáp án môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1
I. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng (5 điểm)
2. Đọc hiểu: (5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | A | C | B | A | B | B (tuyệt trần, mĩ mãn) | D |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1 | 0,5 |
Ghi chú: Câu 6 khoanh đúng nhưng không ghi ra hai tính từ trừ 0,5 điểm. |
Câu 8: Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. (1 điểm)
II. Phần viết: 10 điểm
1/ Chính tả: Nghe – viết (5 điểm) – 15 phút: Giáo viên đọc cho học sinh viết tựa bài và đoạn từ đầu bài đến Nghe - viết bài "Rất nhiều mặt trăng" (Từ đầu đến không thể nhìn thấy mặt trăng) (Sách Tiếng Việt lớp 4 – Tập 1 – trang 168)/
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. Thế là ngài lại cho vời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp (5đ).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, ...trừ 0,5 điểm toàn bài.
2/ Tập làm văn: (5 điểm) - 25 phút
- Học sinh tả được một đồ chơi mà em yêu thích.
- Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (1 điểm).
- Phần mở bài: (1đ) Giới thiệu được đồ chơi yêu thích.
- Phần thân bài: (2đ) Tả được bao quát đồ chơi (1 điểm).
Tả được một số bộ phận đồ chơi (1 điểm).
- Phần kết bài: (1đ) nêu được ích lợi, cách bảo quản, ...
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.