Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm theo Thông tư 22

Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 có đáp án

Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm học 2016 - 2017 và năm học 2018 - 2019 mới được cập nhật dưới đây được VnDoc sưu tầm, tổng hợp trọn bộ 5 môn Toán, Tiếng Việt, Khoa Học, Lịch Sử - Địa Lý có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi học kì 1. Thư viện đề thi lớp 4 giới thiệu cho bạn đề thi này cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo và tải về trọn bộ đề thi, đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 4 tải nhiều năm học 2018 - 2019

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt số 1

I. Kiểm tra đọc (5 điểm)

1. Đọc thành tiếng

Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng các đoạn sau và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu (phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc):

+ Bài "Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi" Sách TV4, tập 1/115-116

Đoạn 1: Từ "Bưởi mồ côi cha từ nhỏ.................không nản chí".

Đoạn 2: Từ "Bạch Thái Bưởi mở công ti...............bán lại tàu cho ông".

+ Bài "Ông Trạng thả diều" Sách TV4, tập 1/104

Đoạn 1: Từ "Vào đời vua Trần......................có thì giờ chơi diều".

Đoạn 2: Từ "Sau vì nhà nghèo quá..............vi vút tầng mây".

+ Bài "Người tìm đường lên các vì sao" Sách TV4, tập 1/125 -126

Đoạn 1: Từ "Từ nhỏ......................hàng trăm lần".

Đoạn 2: Từ "Có người bạn hỏi...............chế khí cầu bay bằng kim loại".

+ Bài: "Văn hay chữ tốt" Sách TV4, tập 1/129

Đoạn 1: Từ "Thưở đi học............. xin sẵn lòng".

Đoạn 2: "Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.............sao cho đẹp"

+ Bài "Cánh diều tuổi thơ" Sách TV4, tập 1/146

Đoạn 1: Từ "Tuổi thơ của tôi..................vì sao sớm".

Đoạn 2: Từ: "Ban đêm...................khát khao của tôi".

+ Bài "Kéo co" Sách TV4, tập 1/155

Đoạn 1: Từ "Kéo co phải đủ ba keo.................. xem hội".

Đoạn 2: Từ: "Làng Tích Sơn........thắng cuộc".

2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) (30 phút)

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

Theo Lâm Ngũ Đường

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?

A. Thiên nhiên B. Đất sét
C. Đồ ngọc C. Con giống

2. Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự?

A. Tinh tế B. Chăm chỉ
C. Kiên nhẫn D. Gắng công

3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?

A. Pho tượng cực kì mỹ lệ
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng

4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?

A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình
B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề
D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần

5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Ung dung, sống động, mỹ lệ.
B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn
D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.

6. Trong câu: "Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn" có mấy tính từ?

A. Một tính từ. Đó là từ: ...........................................................................
B. Hai tính từ. Đó là các từ: .......................................................................
C. Ba tính từ. Đó là các từ: ........................................................................
D. Bốn tính từ. Đó là các từ: .....................................................................

7. Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì?

A. Để hỏi
B. Nói lên sự khẳng định, phủ định
C. Tỏ thái độ khen, chê
D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn

8. Gạch chân bộ phận vị ngữ trong câu sau:

Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được.

II. Kiểm tra viết:

1. Chính tả: (nghe - viết) (5 điểm) (15')

Giáo viên đọc cho học sinh viết tựa bài và đoạn từ đầu bài đến Nghe - viết bài "Rất nhiều mặt trăng" (Từ đầu đến không thể nhìn thấy mặt trăng) (Sách Tiếng Việt lớp 4 – Tập 1 – trang 168)

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. Thế là ngài lại cho vời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.

2. Tập làm văn: (5 điểm) (25')

Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

Đề thi học kì 1 lớp 4

>> Tham khảo đề thi mới nhất: Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt số 2

A/ Phần kiểm tra đọc: (5 điểm)

I. Đọc thầm và làm bài tập (3,0 điểm)

Cho văn bản sau:

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.

Theo Trinh Đường

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,25đ) Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.
B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2. (0,25đ) Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?

A. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
B. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3.(0,25đ) Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"?

A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.
B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.

Câu 4.(0,25 đ) Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

A. Tuổi trẻ tài cao.
B. Có chí thì nên.
C. Công thành danh toại.

Câu 5. (0,25 đ) Trong câu "Rặng đào đã trút hết lá'', từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút?

A. rặng đào
B. đã
C. hết lá

Câu 6. (0,25 đ) Điền từ nào vào chỗ trống trong những câu sau "Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô ... thành cây rung rung trước gió và ánh nắng."

A. đã
B. đang
C. sẽ

Câu 7. (0,25 đ) Trong câu ''Chú bé rất ham thả diều'', từ nào là tính từ?

A. Ham
B. Chú bé
C. Diều

Câu 8. (0,25 đ) Từ "trẻ" trong câu "Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta." thuộc từ loại nào?

A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ.

Câu 9: (1 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 8 câu) Nói về ước mơ của em.

II. Đọc thành tiếng (2,0 điểm)

Câu 10. Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc sau:

Bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Trang 4 (từ Một hôm.........vẫn khóc)

H: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào?

Bài: Mẹ ốm. Trang 9 (4 khổ thơ đầu)

H: Nêu ý nghĩa của bài thơ.

Bài: Người ăn xin. Trang 30 (từ Từ đầu .... không có gì để cho ông cả)

H: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

Những hạt thóc giống. Trang 46 (từ đầu ............. Không ai trả lời)

H: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Bài: Ông trạng thả diều. Trang 104 (từ Sau vì nhà nghèo quá........ học trò của thầy)

H: Vì sao chú bé Hiền đc gọi là "ông trạng thả diều"?

Bài: "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi. Trang 115 (từ Bạch Thái Bưởi.............bán lại tàu cho ông)

H: Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?

Bài: Văn hay chữ tốt - Trang 129 (Đọc từ đầu đến ...sao cho đẹp)

H: Vì sao Cao Bá Quát hay bị điểm kém?

Bài: Chú đất nung - Trang 134 (Đọc từ đầu.....Chú sợ lùi lại)

H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?

Bài: Cánh diều tuổi thơ - Trang 146 (Ban đêm trên bãi thả diều........hết bài)

H: Qua bài tác giả muốn nói lên điều gì?

Bài: Tuổi Ngựa - Trang 149 (Đọc từ đầu đến hoa cúc dại)

H: Ngựa con theo ngọn gió rong choi những đâu?

Bài: Kéo co - Trang 155 (Đọc từ đầu đến của người xem hội)

H: Cách chơi kéo co của làng Hữu Chấp như thế nào?

Bài: Rất nhiều mặt trăng. Trang 163 (Đọc từ đầu .........của nhà vua)

H: Cô công chúa có nguyện vọng gì?

B/ Kiểm tra viết (5 điểm)

Câu 11: Chính tả: (2,5 điểm)

a. Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: "Đôi giày ba ta mầu xanh". Tiếng Việt 4 – Tập 1, trang 81 (Từ Ngày còn bé ...của các bạn tôi) trong khoảng thời gian 15 phút.

b. Bài tập: Điền vào chỗ chấm n hay l

.....ăm gian nhà cỏ thấp ...e te

Ngõ tối đem sâu đóm ...ập ...oè

Câu 12: Tập làm văn: (2,5 điểm)

Đề bài: Hãy tả một đồ vật trong gia đình mà em yêu thích.

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Toán số 1

PHẦN 1: Trắc nghiệm (5 điểm).

Hãy khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1. (1 điểm) Số 85 201 890 được đọc là:

a. Tám trăm năm mươi hai triệu không trăm mười tám nghìn chín mươi
b. Tám mươi lăm triệu hai trăm linh một nghìn tám trăm chín mươi
c. Tám triệu năm trăm hai không một nghìn tám trăm chín mươi
d. Tám nghìn năm trăm hai mươi triệu một nghìn tám trăm chín mươi

Câu 2: (1 điểm) Cho tứ giác MNPQ như hình vẽ góc vuông thuộc đỉnh nào sau đây?

Đề thi học kì 1 lớp 4
A. đỉnh M B. đỉnh P C. đỉnh N D. đỉnh Q

Câu 3. (1 điểm) 1 tấn = ............kg

A. 1000 B. 100 C. 10000 D. 10

Câu 4. (1 điểm) Chữ số 2 trong số 7 642 874 chỉ:

A. 20 000 B. 200 C. 200 000 D. 2000

Câu 5. (1 điểm) 1 giờ = ............phút

A. 60 phút B. 90 phút C. 120 phút D. 50 phút

PHẦN 2: Tự luận (5 điểm).

Câu 6. (2 điểm). Đặt tính rồi tính.

a. 76402 + 12856 b. 49172 - 28526

c. 334 × 37 d. 128 472 : 6

Câu 7: (1 điểm). Tính bằng cách thuận tiện nhất.

a. 490 x 365 - 390 × 365 =

b. 2364 + 37 × 2367 + 63 =

Câu 8: (2 điểm). Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài bằng 105 mét, chiều rộng bằng 68 mét. Tính

a. Chu vi mảnh đất đó

b. Diện tích mảnh đất đó.

>> Tham khảo đề thi mới nhất: Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4 năm học 2017 - 2018

Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4

Đề thi học kì 1 lớp 4

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Toán số 2

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau.

Câu 1: (1đ) Trong các số 5 784; 6874; 6 784 số lớn nhất là: (M1)

A. 5785 B. 6 784 C. 6 874

Câu 2: (1đ) Số: Hai mươi ba triệu chín trăm mười; được viết là: (M1)

A. 23 910 B. 23 000 910 C. 23 0910 000

Câu 3: (1đ) Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: (M1)

A. 30 000 B. 3000 C. 300

Câu 4: (0.5đ) 10 dcm2 2cm2 = ......cm2 (M2)

A. 1002 cm2 B. 102 cm2 C. 120 cm2

Câu 5: (0.5đ) 357 tạ + 482 tạ =...... ? (M1)

A. 839 B. 739 tạ C. 839 tạ

Câu 6: (0.5đ) Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: (M3)

A. 16m B. 16m2 C. 32 m

Câu 7: (0.5đ) Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là: (M3)

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4

A. AB và AD; BD và BC.

B. BA và BC; DB và DC.

C.AB và AD; BD và BC; DA và DC.

B/ PHẦN KIỂM TRA TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính: (M1; M2)

a.186 954 + 247 436

b. 839 084 – 246 937

c. 428 × 39

d. 4935 : 44

Bài 2: (2 điểm) Tuổi của mẹ và tuổi của con cộng lại là 57 tuổi. Mẹ hơn con 33 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? (M2)

Bài 3: (1 điểm) Tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau, chữ số hàng trăm là chữ số 5 mà số đó vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 5? (M4)

Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 4

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Khoa học số 1

I. Phần trắc nghiệm: Khoanh và chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: (1,0 điểm) Trong các cơ quan sau đây, cơ quan nào giúp hấp thu khí ô - xi và thải ra khí các - bô - níc?

A. Tiêu hóa. B. Hô hấp. C. Bài tiết nước tiểu. D. Tuần hoàn

Câu 2: (1,0 điểm) Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống?

A. Không khí, thức ăn. B. Thức ăn, ánh sáng
C. Không khí, thức ăn, nước uống, ánh sáng. D. Thức ăn

Câu 3: (1,0 điểm) Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật vì?

A. Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.
B. Đạm động vật và đạm thực vật có chứa nhiều chất bổ dưỡng quý.
C. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.
D. Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để bữa ăn được ngon miệng hơn.

Câu 4: (1,0 điểm) Để phòng bệnh béo phì cần:

A. Ăn ít.
B. Giảm số lần ăn trong ngày.
C. Rèn luyện thói quen ăn uống điều độ.
D. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.

Câu 5: (1,0 điểm). Vai trò của chất đạm là:

A. Xây dựng đổi mới cơ thể. B. Cung cấp nhiều chất béo.
C. Cung cấp nhiều chất vitamin. D. Cung cấp nhiều khoáng.

Câu 6: (1,0 điểm). Bệnh còi xương thường do thiếu vi ta min gì?

A. Vi - ta - min C B. Đạm C. Vi - ta - min A D. Vi - ta - min D

Câu 7: (1,0 điểm). Thế nào là nước bị ô nhiễm?

A. Nước có màu, có chất bẩn.
B. Nước có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép.
C. Nước chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
D. Cả 3 ý trên.

Câu 8: (1,0 điểm). Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây?

A. Nước không có hình dạng nhất định. B. Nước có thể thấm một số vật.
C. Nước chảy từ trên cao xuống thấp. D. Nước có thể hoà tan một số chất.

II. Phần tự luận

Câu 1: (1 điểm). Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?

Câu 2: (1 điểm). Nêu vai trò của nước trong đời sống con người, sinh vật?

Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4

Đề thi học kì 1 lớp 4

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Khoa học số 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (1 điểm): Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?

A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp B. Thức ăn
C. Nước uống D. Tất cả các ý trên

Câu 2 (1 điểm): Chất đạm và chất béo có vai trò:

A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K
B. Xây dựng và đổi mới cơ thể
C. Tạo ra những tế bào giúp cơ thể lớn lên.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 3 (1 điểm) Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng?

A. Ăn vừa phải
B. Ăn theo khả năng
C. Ăn dưới 300g muối
D. Ăn trên 300g muối

Câu 4 (1 điểm): Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm?

A. 1 nhóm B. 2 nhóm
C. 3 nhóm D. 4 nhóm

Câu 5 (1 điểm): Không khí có thành phần chính là:

A. Khí Ni-tơ B. Khí Ôxi và khí Hiđrô
C. Khí Các - bô- níc và khí ni-tơ D Khí Ôxi và khí Ni-tơ

Câu 6 (1 điểm): Không khí và ước có tính chất gì giống nhau:

A. Hòa tan một số chất. B. Không màu, không mùi.
C. Chảy từ cao xuống thấp D. Tất cả các ý trên.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 7 (1 điểm): Quá trình trao đổi chất là gì?
..................................................................................................................................................................................

Câu 8 (1 điểm): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?

.................................................................................................................................................................................

Câu 9 (1 điểm): Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì?

.................................................................................................................................................................................

Câu 10 (1 điểm): Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm đông vật và đạm thực vât?

.................................................................................................................................................................................

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Sử - Địa số 1

A. Môn: Lịch sử

I. Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1. (0,5 điểm) Sau khi dời đô ra Thăng Long đời sống của nhân dân như thế nào?

A. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông.
B. Tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi.
C. Cả a, b đúng
D. Cả a, b sai

Câu 2. (0,5 điểm) Quân giặc sang đánh nước ta trong trận Bạch Đằng năm 938 là?

A. Quân Tống B. Quân Mông – Nguyên
C. Quân Nam Hán D. Quân Thanh

Câu 3. (0,5 điểm) Nước Văn Lang có vua nào?

A. Vua Hùng B. Vua Đinh Tiên Hoàng
C. Vua Lý Thái Tổ D. Vua Lê Thái Tổ

Câu 4. (0,5 điểm) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua lấy niên hiệu là?

A. Ngô Vương B. Thái Bình C. Lê Đại Hành D. Hoà Bình

II. Phần tự luận

Câu 5. (1,5 điểm) Vua Trần đặt chuông lớn ở thềm cung điện để làm gì?

Câu 6. (1,5 điểm) Hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.

B. Môn: Địa lí

I. Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1. (0,5 điểm) Tại sao người dân miền núi thường làm nhà sàn để ở?

a. Tránh gió lạnh b. Tránh ẩm thấp và thú dữ.
c. Tránh lũ lụt. d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 2. (0,5 điểm) Khách du lịch thường thích mua hàng thổ cẩm ở Hoàng Liên Sơn vì?

A. Giá rất rẻ
B. Quý hiếm
C. Hàng thổ cẩm tốt hơn các mặt hàng khác
D. Chúng có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền đẹp.

Câu 3. (0,5 điểm) Người dân ở Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào?

a. Mùa xuân
b. Mùa đông
c. Mùa xuân hoặc sau vụ thu hoạch
d. Tất cả đều sai

Câu 4. (0,5 điểm) Đồng bằng Bắc bộ có diện tích bao nhiêu ki - lô - mét vuông?

a. 15000km2 b.12000km2 c. 13000km2 d. 14000km2

II. Phần tự luận

Câu 5. (1,5 điểm) Em hãy nêu sự hình thành đồng bằng châu thổ Bắc Bộ?

Câu 6. (1,5 điểm) Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc bộ có những hạn chế gì?

Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Sử - Địa lớp 4

Đề thi học kì 1 lớp 4

Đề thi học kì 1 lớp 4

Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Sử - Địa số 2

A. PHẦN LỊCH SỬ

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1 (0,5 điểm): Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Âu Lạc. B. Văn Lang. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Việt.

Câu 2 (0,5 điểm): Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán vào năm nào?

A. 40. B. 179. C. 938. D. 968.

Câu 3 (0,5 điểm): Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

A. Phòng tuyến sông Như Nguyệt
B. Cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng
C. Cả hai ý trên đều sai

Câu 4 (0,5 điểm): Nhà Trần đã lập ra "Hà đê sứ" để làm gì?

A. Để chống lũ lụt.
B. Để chống hạn hán.
C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
D. Để tuyển mộ người đi khẩn hoang.

Câu 5 (2 điểm): Hãy nối sự kiện ở cột A với tên một số nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.

AB
A. Xây thành Cổ Loa1. An Dương Vương
B. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt2.Trần Hưng Đạo
C. Chống quân xâm lược Mông - Nguyên.3. Lý Công Uẩn
D. Dời kinh đô ra Thăng Long4. Lý Thường Kiệt

II. TỰ LUẬN:

Câu 6 (1 điểm): Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

.................................................................................................................................................................................

B. PHẦN ĐỊA LÍ

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 7 (0,5 điểm): Hoàng Liên Sơn là dãy núi:

A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
C. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
D. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc.

Câu 8 (0,5 điểm):Trung du Bắc Bộ là vùng:

A. Có thế mạnh về đánh cá.
B. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta.
C. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả.
D. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản.

Câu 9 (0,5 điểm): Khí hậu ở Tây Nguyên có đặc điểm là:

A. Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
B. Có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 10 (0,5 điểm): Thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ, có rừng thông, có nhiều hoa quả và rau xanh là:

A.Thành phố Cần Thơ B. Thành phố Đà Lạt C. Thành phố Nha Trang

Câu 11 (2 điểm): Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp:

A

Đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên dân

B

Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

1. Có các cao nguyên được phủ đất đỏ Ba-dan.A. Khai thác sức nước.
2. Có nhiều loại rừng.B. Khai thác gỗ và lâm sản.
3. Là nơi bắt nguồn nhiều con sông.C. Chăn nuôi gia súc.
4. Có nhiều đồng cỏ lớn.D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

II. TỰ LUẬN:

Câu 12 (1 điểm): Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp? Nêu đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
148
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 4

    Xem thêm