Bộ đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 (Sách mới)
12 Đề thi Khoa học lớp 4 học kì 1 theo Thông tư 27
1. Đề thi Khoa học lớp 4 cuối kì 1 Kết nối tri thức
1.1 Đề số 1
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (1 điểm) M1
a) Không khí gồm hai thành phần chính nào? (0,5 điểm)
A. Khí ô-xi và khí các-bô-níc
B. Khí ô-xi và khí ni tơ
C. Khí các-bô-níc và khí ni tơ
D. Khí ô-xi và hơi nước
b) Trong các chất sau, chất nào tan trong nước? (0,5 điểm)
A. Cát
B. Gạo
C. Đường
D. Gỗ
Câu 2: (1 điểm) M1
a) Khi ánh sáng mặt trời chiếu sau lưng em thì em thấy bóng của mình đổ về phía: (0,5 điểm)
A. Phía bên trái B. Phía bên phải C. Phía sau lưng D. Phía trước mặt
b) Nhiệt kế là dụng cụ để đo: (0,5 điểm)
A. Độ cao B. Nhiệt độ C. Độ dài D. Độ rộng
Câu 3: Viết vào chỗ trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai. (1 điểm) M1
....Mở tivi lớn lúc đêm khuya.
....Các vật phát ra âm thanh đều rung động.
....Tiếng ồn không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
....Không gây tiếng ồn ở nơi công cộng.
Câu 4: Điền từ trong ngoặc đơn thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm) M1
(lá; hô hấp; môi trường; quang hợp)
Thực vật trao đổi khí với ….……… để thực hiện quá trình ………. và hô hấp. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở…..........và cần có ánh sáng; …….. diễn ra suốt ngày đêm và ở tất cả các bộ phận rễ, thân, lá.
Câu 5: Nối sự chuyển thể của nước ở cột A ứng với hiện tượng ở cột B cho thích hợp: (1 điểm) M2
A (Sự chuyển thể của nước) | B (Hiện tượng) | |
Thể rắn >>> Thể lỏng | Bay hơi | |
Thể lỏng >>> Thể khí | Nóng chảy | |
Thể khí >>> Thể lỏng | Ngưng tụ | |
Thể lỏng >>> Thể rắn | Đông đặc |
Câu 6: (1 điểm) M1
a) Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường: (0,5 điểm)
A. Đường thẳng
B. Đường tròn
C. Đường chéo
D. Đường xiên
b) Vật nào dưới đây là vật phát sáng? (0,5 điểm)
Câu 7: (1 điểm) Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể động vật với môi trường: M2
Câu 8: Hệ thống sục không khí vào nước ở các đầm nuôi tôm, cá có tác dụng gì? (1,0 điểm) M2
A. Tăng lượng không khí
B. Giảm lượng không khí
C. Tăng lượng nước
D. Giảm lượng nước
Câu 9: (1 điểm) Nếu ở địa phương em xảy ra một cơn bão, em cùng gia đình mình sẽ làm gì để phòng chống bão? M3
Câu 10: (1 điểm) Khi nhìn thấy một bạn trong trường rửa tay xong nhưng không khoá vòi nước, em có đồng tình với hành động của bạn hay không? Em sẽ làm gì trong tình huống trên? M3
ĐÁP ÁN
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1:
a - B;
b - C;
Câu 2:
a - D;
b - B;
Câu 3.
..S.. Mở tivi lớn lúc đêm khuya.
..Đ.. Các vật phát ra âm thanh đều rung động.
..S.. Tiếng ồn không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
..Đ.. Không gây tiếng ồn ở nơi công cộng.
Câu 4. (1 điểm) Điền đúng mỗi từ ghi 0,25 điểm
Thứ tự cần điền: môi trường, quang hợp, lá, hô hấp
Câu 5: (1 điểm) Mỗi ý đúng ghi 0,25 điểm
Câu 6: (1 điểm)
a - A
b - A
Câu 7. (1 điểm)
Câu 8. (1 điểm)
A
Câu 9: (1 điểm) Một số biện pháp phòng chống bão như:
- Theo dõi bản tin dự báo thời tiết để nắm bắt tình hình cơn bão
- Gia cố, chằng chống nhà cửa
- Cưa bớt cành cây to
- Neo đậu tàu, thuyền
- Ngắt các thiết bị điện,...
Câu 10: (1 điểm) Tuỳ thuộc vào câu trả lời của HS, giáo viên ghi điểm phù hợp.
Gợi ý
Khi nhìn thấy một bạn trong trường rửa tay xong nhưng không khoá vòi nước,
Em không đồng tình với hành động của bạn này.
Em sẽ khuyên bạn nên khóa nước sau khi đã sử dụng xong.
1.2 Đề số 2
Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4,5 điểm).
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây .
Câu 1. (0,5 điểm) Nước có tính chất gì?
A. Không màu, không mùi, không vị, chảy từ cao xuống thấp
B. Không màu, không mùi, có vị, chảy từ cao xuống thấp chảy lan ra mọi phía.
C. Không màu, không mùi, không vị, chảy từ cao xuống thấp chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
D. Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
Câu 2: (0,5 điểm) Vật nào dưới đây là vật tự phát sáng?
A. Tờ giấy trắng
B. Mặt Trời.
C. Tấm kính.
D. Trái Đất.
Câu 3: (0,5 điểm) Thực vật cần gì để sống và phát triển?
A. Không khí, nước, đất.
C. Không khí, nước, chất khoáng, ánh sáng.
B. Đất, nước.
D. Nước, không khí, ánh sáng.
Câu 4 (0,5 điểm) Không khí bao gồm các thành phần nào sau đây?
A. Khí ni-tơ, hơi nước và ô xi.
B. Khí các-bô-níc, bụi, vi khuẩn.
C. Khí ô-xi, khí ni-tơ và khí các-bô-níc, bụi, vi khuẩn....
D. Không khí , bụi, vi khuẩn.
Câu 5 . (0,5 điểm) Mắt ta không thể nhìn thấy không khí được, bởi vì?
A. Không khí không có mùi
B. Không khí trong suốt không có màu
C. Không khí không có vị
D. Không có không khí
Câu 6: (0,5 điểm) Để bảo vệ mắt cần tránh ánh sáng như thế nào?
A. Ánh sáng quá mạnh.
B. Ánh sáng quá yếu.
C. Không nhìn quá lâu vào ti vi, máy vi tính.
D. Ánh sáng quá mạnh; ánh sáng quá yếu, không nhìn quá lâu vào ti vi, máy vi tính.
Câu 7. (0,5 điểm) Động vật ăn gì để sống?
A. Ăn động vật.
B. Ăn thực vật.
C. Chỉ ăn lá cây và uống nước.
D. Tùy theo loài động vật mà chúng có nhu cầu về thức ăn khác nhau.
Câu 8. (1,0 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
Âm thanh chỉ truyền qua không khí nhưng không truyền qua chất rắn. | |
Âm thanh không chỉ truyền qua không khí mà còn truyền qua chất rắn, chất lỏng. | |
Âm thanh có thể truyền qua không khí, chất rắn nhưng không thể truyền qua chất lỏng. | |
Âm thanh khi lan truyền ra xa nguồn phát, âm thanh sẽ yếu đi. |
PHẦN II: TỰ LUẬN (5,5 điểm)
Câu 9. (1điểm) Hoàn thành sơ đồ: Sự chuyển thể của nước (Ngừng tụ, Bay hơi, Đông đặc, Nóng chảy)
Câu 10. (1điểm) Em hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
Câu 11: (2, 0 điểm) Vẽ sơ đồ thể hiện sự trao đổi không khí, nước, thức ăn của động vật với môi trường:
Câu 12. (1 điểm) Vì sao các nhà vườn trồng cây thanh long người ta lại thắp đèn vào ban đêm cho thanh long?
Câu 13 (0,5 điểm). Ở một ngôi làng, người dân nhận thấy khi cả làng không nuôi mèo thì năng suất lúa giảm và ngược lại những năm nào làng nuôi nhiều mèo thì năng suất lúa tăng lên. Hãy vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa, chuột, mèo và giải thích hiện tượng ở ngôi làng trên.
2. Đề thi Khoa học lớp 4 cuối kì 1 Chân trời sáng tạo
2.1 Đề số 1
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 8.
Câu 1. Nêu tính chất của nước. (0,5 điểm)
A. Nước ở dạng lỏng không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định và hoà tan được muối, đường,…
B. Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía.
C. Nước có thể thấm qua vải, giấy,… nhưng không thấm qua được ni lông, sắt,…
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 2. Nêu một số cách làm sạch nước. (0,5 điểm)
A. Lọc nước.
B. Đun sôi nước.
C. Sử dụng hoá chất.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3. Không khí gồm những thành phần nào? (0,5 điểm)
A. Khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc và các chất khí khác.
B. Khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc.
C. Khí ni-tơ, khí các-bô-níc và các chất khí khác.
D. Khí ni-tơ, khí ô-xi và các chất khí khác.
Câu 4. Để phòng tránh bão, ta cần làm gì? (0,5 điểm)
A. Thường xuyên cập nhật thông tin về cơn bão.
B. Tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản, cây trồng và vật nuôi;
C. Đề phòng tai nạn do bão gây ra (ngắt nguồn điện, trú ẩn ở nơi an toàn; không ra khơi...
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 5. Đặc điểm đường truyền của ánh sáng trong không khí. (0,5 điểm)
A. Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường cong.
B. Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
C. Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường zig zag.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 6. Đâu là nhận định đúng về đặc điểm lan truyền của âm thanh. (0,5 điểm)
A. Âm thanh truyền được qua chất khí, chất lỏng và chất rắn.
B. Khi âm thanh lan truyền ra càng xa thì độ to càng giảm.
C. Khi âm thanh lan truyền ra càng xa thì độ to càng tăng.
D. Câu A và câu B đúng.
Câu 7. Dựa vào cách làm phát ra âm thanh, người ta phân loại thành những nhóm nhạc cụ nào? (0,5 điểm)
A. Nhạc cụ dây, nhạc cụ hơi, nhạc cụ gõ.
B. Nhạc cụ bằng gỗ, nhạc cụ bằng đá, nhạc cụ bằng đồng.
C. Nhạc cụ cổ truyền, nhạc cụ hiện đại.
D. Nhạc cụ dây, nhạc cụ hơi, nhạc cụ hiện đại.
Câu 8. Đâu là nhận định đúng về vật dẫn nhiệt? (0,5 điểm)
A. Các vật liệu bằng kim loại thì dẫn nhiệt như nhau.
B. Các vật liệu có màu sắc giống nhau thì dẫn nhiệt như nhau.
C. Những vật bằng kim loại như sắt, đồng,... dẫn nhiệt kém. Những vật bằng vải, gỗ, thuỷ tinh,... dẫn nhiệt tốt.
D. Những vật bằng kim loại như sắt, đồng,... dẫn nhiệt tốt. Những vật bằng vải, gỗ, thuỷ tinh,... dẫn nhiệt kém.
Câu 9. Nối cột A với cột B để hoàn thành một số mức nhiệt thông thường trong đời sống. (1.5 điểm)
A |
| B |
1. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người khoẻ mạnh. |
| a. 0oC |
2. Nhiệt độ của nước đá đang tan. |
| b. 37oC |
3. Nhiệt độ của nước đang sôi. |
| c. 100oC |
Câu 10. Đúng ghi Đ, sai ghi S (1.5 điểm)
☐ Đọc sách trong phòng thiếu ánh sáng sẽ có hại cho mắt.
☐ Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm hại mắt, còn ánh sáng yếu thì chỉ nhìn không rõ chứ không có hại cho mắt.
☐ Đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt.
Câu 11. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ quang hợp ở thực vật. (1 điểm).
Câu 12. Động vật cần gì để sống. (2 điểm)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | D | A | D | B | D | A | D |
Câu 9: 1-b; 2-a; 3-c
Câu 10: Đ; S; S
Câu 11:
Câu 12:
Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật.
Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4
Mạch kiến thức | Số câu; câu số và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | Số câu | Số điểm | ||
CHỦ ĐỀ 1: CHẤT | Số câu | 4 |
|
|
|
|
| 4 | |
Câu | 1, 2, 3, 4 |
|
|
|
|
|
|
| |
Số điểm | 2 |
|
|
|
|
|
| 2 | |
CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG | Số câu | 4 |
| 2 |
|
|
| 6 |
|
Câu | 5, 6, 7, 8 |
| 9, 10 |
|
|
|
|
| |
Số điểm | 2 |
| 3 |
|
|
|
| 5 | |
CHỦ ĐỀ 3: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT | Số câu |
| 1 |
|
|
| 1 | 2 |
|
Câu |
| 11 |
|
|
| 12 |
|
| |
Số điểm |
| 1 |
|
|
| 2 |
| 3 | |
Tổng | Số câu | 8 | 1 | 2 | 0 | 0 | 1 | 12 |
|
Số điểm | 4 | 1 | 3 | 0 | 0 | 2 |
| 10 |
2.2 Đề số 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nước không có tính chất nào sau đây?
A. Nước hòa tan được muối, đường.
B. Nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra khắp mọi phía.
C. Nước thấm qua được ni lông, sắt, thép.
D. Nước có thể thấm qua vải, giấy.
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây mô tả sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí?
A. Sự hình thành của mây.
B. Kem tan chảy.
C. Sự hình thành sương muối.
D. Phơi quần áo ướt dưới ánh sáng mặt trời.
Câu 3. Em có thể làm gì để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước?
A. Xả rác xuống ao, hồ.
B. Tận dụng nước vo gạo để tưới cây.
C. Không khóa vòi nước ngay sau khi sử dụng.
D. Không thông báo cho người lớn khi thấy vòi nước bị rò rỉ.
Câu 4. Hoạt động bơm xe đạp lốp xe đạp đã áp dụng tính chất nào của không khí?
A. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
B. Không khí trong suốt, không màu, không mùi.
C. Không khí chứa bụi và hơi nước.
D. Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
Câu 5. Hình ảnh sau cho em biết nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí?
A. Núi lửa phun trào.
B. Cháy rừng.
C. Khí thải từ nhà máy công nghiệp.
D. Khí thải từ các phương tiện giao thông.
Câu 6. Điền từ thích hợp vào ....
"Trong không khí, ánh sáng truyền theo ...."
A. đường thẳng
B. đường cong
C. đường gấp khúc
D. đường xiên
Câu 7. Chất nào sau đây dẫn nhiệt kém?
A. Sắt
B. Đồng
C. Nhôm
D. Nhựa
Câu 8. Để đo nhiệt độ cơ thể, em sẽ dùng dụng cụ nào sau đây?
A. Cân đồng hồ
B. Nhiệt kế
C. Thước thẳng
D. Cân điện tử
Câu 9. Ghép mỗi nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B cho phù hợp.
A | B |
1. Rễ cây | a. thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. |
2. Thân cây | b. hấp thụ nước và chất khoáng. |
3. Thực vật trao đổi không khí với môi trường | c. thông qua quá trình quang hợp. |
4. Thực vật tự tổng hợp chất dinh dưỡng | d. vận chuyển nước và chất khoáng lên phía trên. |
Câu 10. Viết ☐ vào chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
☐ Vật phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.
☐ Âm thanh không truyền được qua chất rắn.
☐ Khi âm thanh lan truyền ra càng xa thì độ to càng tăng.
☐ Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có thể gây tác hại đến thính giác, nhức đầu, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ và gây ra một số bệnh tim mạch.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Nêu một số ví dụ về vai trò của ánh sáng trong đời sống. Để bảo vệ mắt, em cần phải làm gì?
Câu 2. (2 điểm)
a. Khi thầy cô giáo giảng bài, các em nghe được tiếng nói (âm thanh) của thầy cô. Điều này cho thấy âm thanh được truyền qua môi trường nào? Khi đó, âm thanh đã lan truyền từ đâu tới đâu?
b. Nhà bạn Minh ở gần ga tàu hỏa, nhà bạn Hoa ở xa ga hơn. Bạn nào nghe thấy tiếng còi tàu to hơn? Vì sao?
Câu 3. (1 điểm) Hoàn thành sơ đồ thể hiện sự trao đổi khí, nước, thức ăn giữa động vật với môi trường bằng cách điền vào ....
ĐÁP ÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1 - 8: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1 - C | 2 - D | 3 - B | 4 - A | 5 - C | 6 - A | 7 - D | 8 - B |
Câu 9: Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm
1 - b 2 - d 3 - a 4 - c
Câu 10: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1 - Đ 2 - S 3 - S 4 - Đ
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | - HS tự nêu một số ví dụ. Gợi ý: Cây cối cần ánh sáng để quang hợp; ánh sáng dùng để sưởi ấm trang trại gà vào mùa đông; ánh sáng đèn đường giúp con người di chuyển vào ban đêm,.v..v... - Để bảo vệ mắt em cần: tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; đọc, viết dưới ánh sáng thích hợp; thực hiện tư thế ngồi học đúng, giữ khoảng cách phù hợp từ mắt đến sách, vở... khi đọc, viết. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | a. - Điều này cho thấy âm thanh lan truyền qua không khí. - Khi đó, âm thanh đã lan truyền từ miệng thầy cô đến tai của học sinh. b. - Bạn Minh nghe thấy tiếng còi tàu to hơn. - Giải thích: Khi âm thanh lan truyền càng xa thì độ to càng giảm, do đó khi ở gần nguồn âm sẽ nghe âm thanh to hơn khi ở xa nguồn âm. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 3 (1 điểm) | Mỗi ý 0,25 điểm |
3. Đề thi Khoa học lớp 4 cuối kì 1 Cánh Diều
3.1 Đề số 1
Ma trận Đề thi học kì 1 Khoa học 4 sách Cánh diều
Mạch nội dung | Tên bài | TPNL 1 | TPNL 2 | TPNL3 | Tổng |
Chất | Nước | Câu 1,2,3 | Câu 7, 8 | 5 | |
Không khí | |||||
Năng lượng | Ánh sáng | Câu 9, 11, 12 | Câu 13 | 6 | |
Âm thanh | Câu 4, 5, | ||||
Nhiệt | |||||
Thực vật và động vật | Nhu cầu sống của thực vật và động vật | Câu 6 | Câu 10 | Câu 14 | 3 |
Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật và động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi | |||||
Tổng | Số câu | 6 | 6 | 2 | 14 |
Số điểm | 3,5 | 4,5 | 2 | 10 |
Câu 1. (0,5đ): Thành phần chính của không khí gồm:
A. Khí ni-tơ, hơi nước và bụi.
B. Khí ô-xi và khí các-bô-níc.
C. Khí ni-tơ và khí ô-xi.
D. Khí ni-tơ, khí ô-xi và các chất khí khác.
Câu 2. (0,5đ): Vì sao phải cung cấp không khí để duy trì sự cháy?
A. Vì trong không khí có chứa khí ni-tơ.
B. Vì trong không khí có chứa khí ô-xi.
C. Vì trong không khí có chứa khí các-bô-níc.
Câu 3. (2 đ- mỗi ý đúng: 0,5đ): Nối mỗi hiện tượng ở cột bên trái với một sự chuyển thể của nước ở cột bên phải sao cho phù hợp.
Hiện tượng | Sự chuyển thể | |
1. Nước đóng thành băng | a. Nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí | |
2. Băng bị tan | b. Nước ở thể khí chuyển sang thể lỏng | |
3. Mùa hè, trời nắng làm hồ nước khô cạn | c. Nước ở thể lỏng chuyển sang thể rắn | |
4. Sự tạo thành các giọt sương | d. Nước ở thể rắn chuyển sang thể lỏng |
Câu 4. (0,5đ): Khi ánh nắng mặt trời chiếu từ bên phải em, bóng của em sẽ ở phía nào?
A. Phía sau em.
B. Phía bên phải em.
C. Phía bên trái em.
D. Phía trước mặt em
Câu 5. (0,5đ): Ý kiến nào sau đây không đúng?
Đổ nước nóng từ phích nước ra cốc:
A. Có sự truyền nhiệt từ nước ra cốc.
B. Có sự truyền nhiệt từ cốc ra nước.
C. Có sự truyền nhiệt từ nước ra không khí.
D. Có sự truyền nhiệt từ cốc ra không khí.
Câu 6. (0,5đ): Quá trình cây hút khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc được gọi là gì?
A. Thoát hơi nước.
B. Quang hợp.
C. Hô hấp
Câu 7. (0,5đ): Cho đường vào cốc nước ta nhìn thấy các hạt đường. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất.
Câu 8. (0,5đ): Khuấy cốc nước đã cho đường. Một lúc sau, ta không nhìn thấy các hạt đường nữa. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất
Câu 9. (0,5đ): Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau. Bạn đặt một tờ bìa đen có lỗ thủng chắn giữa mắt và một ngọn nến sao cho mắt nhìn thấy ngọn nến. Sau đó bạn lại đặt tiếp 2 tờ bìa đen khác (cũng có lỗ thủng) trong khoảng giữa mắt và ngọn nến (hình vẽ), di chuyển các tấm bìa này và thấy rằng chỉ khi 3 lỗ thủng thẳng hàng thì bạn mới nhìn thấy ngọn nến. Thí nghiệm này cho thấy ánh sáng:
A. truyền qua được 1 hoặc 3 tấm bìa
B. truyền thẳng
C. chỉ truyền qua các tấm bìa trắng
D. có tính chất B và C
Câu 10. (0,5đ): Thi nghiệm đặt cây đậu được trồng trong đất có đủ chất khoáng vào trong
phòng tối rồi tưới nước thường xuyên nhằm chứng minh điều gì?
A. Cây cần nước
B. Cây cần ánh sáng
C. Cây cần chất khoáng
D. Cây cần không khí.
Câu 11. (0,5đ): Thả hòn đá nhỏ xuống suối. Sau đó ta nghe tiếng hòn đá chạm vào đá ở dưới suối. Hiện tượng này cho thấy rằng âm thanh đã lan truyền qua:
A. Chất lỏng
B. Chất khí
C. Chất rắn
D. Cả chất lỏng và chất khí
Câu 12. (1 đ): Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn.
Câu 13. (1đ): Vì sao khi trời rét ta mặc áo bông hoặc áo lông lại thấy ấm?
Câu 14. (1 đ): Khi trời rét đậm người nông dân thường sử dụng tấm ni lông trắng để che cho mạ. Việc làm đó nhằm đáp ứng yếu tố nào cần cho sự sống của cây?
ĐÁP ÁN
Câu 1. (0,5đ): Thành phần chính của không khí gồm:
D. Khí ni-tơ, khí ô-xi và các chất khí khác.
Câu 2. (0,5đ): Vì sao phải cung cấp không khí để duy trì sự cháy?
B. Vì trong không khí có chứa khí ô-xi.
Câu 3. (2 đ- mỗi ý đúng: 0,5đ): Nối mỗi hiện tượng ở cột bên trái với một sự chuyển thể của nước ở cột bên phải sao cho phù hợp.
1 - c;
2 - d;
3 - a;
4 - b;
Câu 4. (0,5đ): Khi ánh nắng mặt trời chiếu từ bên phải em, bóng của em sẽ ở phía nào?
C. Phía bên trái em.
Câu 5. (0,5đ): Ý kiến nào sau đây không đúng?
Đổ nước nóng từ phích nước ra cốc:
B. Có sự truyền nhiệt từ cốc ra nước.
Câu 6. (0,5đ): Quá trình cây hút khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc được gọi là gì?
C. Hô hấp
Câu 7. (0,5đ): Cho đường vào cốc nước ta nhìn thấy các hạt đường. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
C. Nước trong suốt.
Câu 8. (0,5đ): Khuấy cốc nước đã cho đường. Một lúc sau, ta không nhìn thấy các hạt đường nữa. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
D. Nước có thể hoà tan một số chất
Câu 9. (0,5đ): Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau. Bạn đặt một tờ bìa đen có lỗ thủng chắn giữa mắt và một ngọn nến sao cho mắt nhìn thấy ngọn nến. Sau đó bạn lại đặt tiếp 2 tờ bìa đen khác (cũng có lỗ thủng) trong khoảng giữa mắt và ngọn nến (hình vẽ), di chuyển các tấm bìa này và thấy rằng chỉ khi 3 lỗ thủng thẳng hàng thì bạn mới nhìn thấy ngọn nến. Thí nghiệm này cho thấy ánh sáng:
B. truyền thẳng
Câu 10. (0,5đ): Thí nghiệm đặt cây đậu được trồng trong đất có đủ chất khoáng vào trong
phòng tối rồi tưới nước thường xuyên nhằm chứng minh điều gì?
B. Cây cần ánh sáng
Câu 11. (0,5đ): Thả hòn đá nhỏ xuống suối. Sau đó ta nghe tiếng hòn đá chạm vào đá ở dưới suối. Hiện tượng này cho thấy rằng âm thanh đã lan truyền qua:
D. Cả chất lỏng và chất khí
Câu 12. (1 đ): Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Nêu cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn.
Trả lời
Có hai chiếc cốc có cùng hình dạng, kích thước nhưng làm từ hai chất khác nhau. Cách làm để tìm hiểu chiếc cốc nào dẫn nhiệt kém hơn: đổ nước nóng vào 2 cốc rồi dùng tay chạm vào thành cốc, tay ở thành cốc nào nóng ít hơn thì chiếc cốc đó dẫn nhiệt kém hơn.
Câu 13. (1đ): Vì sao khi trời rét ta mặc áo bông hoặc áo lông lại thấy ấm?
Trả lời
Khi trời rét, mặc áo bông sẽ cảm thấy ấm hơn là vì bông dẫn nhiệt kém nên không khí lạnh từ bên ngoài khó đi vào cơ thể hơn và nhiệt độ trong cơ thể khó thoát ra ngoài hơn.
Câu 14. (1 đ): Khi trời rét đậm người nông dân thường sử dụng tấm ni lông trắng để che cho mạ. Việc làm đó nhằm đáp ứng yếu tố nào cần cho sự sống của cây?
Trả lời
Việc làm đó nhằm đáp ứng yếu tố ánh sáng và nhiệt cho sự sống của cây.
3.2 Đề số 2
Ma trận đề thi học kì 1 môn Khoa học 4
Mạch nội dung | TPNL 1 | TPNL 2 | TPNL3 | Tổng | |
Chất | Nước | Câu 1,2,3 | Câu 7, 8 | 5 | |
Không khí | |||||
Năng lượng | Ánh sáng | Câu 4, 5, | Câu 9,11, 12 | Câu 13 | 6 |
Âm thanh | |||||
Nhiệt | |||||
Thực vật và động vật | Nhu cầu sống của thực vật và động vật | Câu 6 | Câu 10 | Câu 14 | 3 |
Ứng dụng thực tiễn về nhu cầu sống của thực vật và động vật trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi | |||||
Tổng | Số câu | 6 | 6 | 2 | 14 |
Số điểm | 3,5 | 4,5 | 2 | 10 |
Trường :……………………………... | Thứ…….ngày……tháng……năm ........ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
I. Trắc nghiệm
Câu 1. (0,5đ) Đâu là tính chất của nước:
A. Trong suốt, không màu, mùi thơm.
B. Trong suốt, không màu, không mùi, có hình dạng nhất định.
C. Trong suốt, không màu, không mùi, không hình dạng nhất định.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 2. (0,5đ) Những vật nào không cho nước thấm qua?
A. Miếng vải, túi nilon, cốc thủy tinh.
B. Áo mưa, túi nilon, cốc thủy tinh.
C. Cốc thủy tinh, bông, tấm bìa.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 3. (2 đ) Nối hình với ô chữ độ mạnh của gió cho phù hợp:
Câu 4.(0,5đ) Trong môi trường không khí ánh sáng truyền theo đường nào:
A. Đường cong.
B. Đường gấp khúc.
C. Đường thẳng.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 5.(0,5đ) Âm thanh lan truyền qua:
A. Chất rắn và chất khí.
B. Chất rắn,chất lỏng và chất khí.
C. Chất khí và chất lỏng.
D. Chất rắn và chất lỏng.
Câu 6. (0,5đ) Quá trình quang hợp cây hút khí ô-xi và thải ra khí gì?
A. Ô-xi.
B. Ni-tơ
C. Các - bô - níc
D. Ô - xi và Ni - tơ
Câu 7. (0,5đ) Thả đồng xu vào cốc nước ta nhìn thấy rõ đồng xu. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất.
Câu 8. (0,5đ) Khuấy cốc nước đã cho muối. Một lúc sau, ta không nhìn thấy các hạt muối nữa. Kết quả quan sát này cho thấy nước có tính chất nào sau đây?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước trong suốt.
D. Nước có thể hoà tan một số chất
Câu 9. (0,5đ) Ánh sáng không thể chiếu qua đâu qua:
A. Tấm kính, tấm gỗ, rèm cửa.
B. Bức tường, tấm gỗ, tấm bìa.
C. Nước, không khí, tấm kính.
D. Ý A và C
Câu 10. (0,5đ) Thí nghiệm đặt cây đậu được trồng trong đất có đủ chất khoáng ở một nơi đầy đủ ánh sáng nhưng có mái che và không tưới nước nhằm chứng minh điều gì?
A. Cây cần ánh sáng
B. Cây cần nước
C. Cây cần chất khoáng
D. Cây cần không khí.
Câu 11. (0,5đ) Khi thầy giáo giảng bài học sinh nghe được tiếng giảng bài. Điều này cho thấy rằng âm thanh đã lan truyền qua:
A. Chất lỏng
B. Cả chất lỏng và chất khí
C. Chất rắn
D. Chất khí
II. Tự luận
Câu 12. (1 đ) Vì sao ở tai nồi người ta thường bọc bằng nhựa.
Câu 13. (1đ) Nêu ví dụ con người sử dụng ánh sáng vào trong sản xuất nông nghiệp?
Câu 14. (1 đ) Nhờ có ánh sáng, thực vật đã sử dụng những gì để tạo thành chất dinh dưỡng và thải ra khí ô-xi? Quá trình đó được gọi là gì?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
Câu 1 | C |
Câu 2 | B |
Câu 3 | 1-c 2-b 3-a 4-d |
Câu 4 | C |
Câu 5 | B |
Câu 6 | C |
Câu 7 | C |
Câu 8 | D |
Câu 9 | B |
Câu 10 | B |
Câu 11 | D |
II. Tự luận
Câu 12:
Vì nhựa dẫn nhiệt kém, khi cầm vào tai nồi sẽ không bị bỏng.
Câu 13:
Thắp đèn cho gà vào ban đêm, thắp đèn cho hoa, thắp đèn cho vườn thanh long,….
Câu 14:
Nhờ có ánh sáng, thực vật đã sử dụng ánh sáng, nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng và thải ra khí ô-xi. Quá trình đó được gọi là quang hợp.
Trên đây chỉ là một phần tài liệu. Tải về để nhận đủ 12 Đề thi Khoa học lớp 4 học kì 1 theo Thông tư 27 có đáp án kèm theo sách Kết nối, Chân trời, Cánh Diều.