Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 - 2025
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 - 2025
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Tải nhiều năm 2024 - 2025 có đáp án chi tiết cho từng đề được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Các đề thi giúp các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo giúp các bé ôn tập và củng cố lại kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới đây của mình.
1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
1.1 Đề thi số 1
Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt
Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
( Theo Trinh Đường )
Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm theo yêu cầu:
Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
A. Lên sáu tuổi đã học ông thầy trong làng.
B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.
C. Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.
Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
A. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
B. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
C. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
D. Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?
A. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh.
B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều.
C. Vì khi còn nhỏ, Hiền là một chú bé ham thích chơi diều.
D. Vì chú làm diều rất đẹp.
Câu 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên khi bao nhiêu tuổi?
A. 11 tuổi.
B. 12 tuổi.
C. 13 tuổi
D. 14 tuổi.
Câu 5: Nội dung bài “Ông Trạng thả diều” nói lên điều gì?
..............................................................................................................................................
Câu 6: Viết lại tính từ có trong câu sau: “Những làn mây trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.”?
Tính từ: …………………………………………………………………………
Câu 7: Thêm 1 từ ngữ thích hợp vào chỗ ….... trong câu sau cho phù hợp nhất?
Ông mặt trời chầm chậm …………. lên sau dãy núi.
Câu 8: “Tài trí” có nghĩa là gì?
A. Có tài và có tiếng tăm
B. Có tài năng và trí tuệ
C. Có tài năng và đức độ
D. Có tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp
Câu 9: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho sinh động hơn:
“Những vì sao sáng lấp lánh.”
……………………………………………………………………………………
Câu 10: Qua câu chuyện “Ông Trạng thả diều” em rút ra được bài học gì cho bản thân?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tập làm văn ( 35 phút)
Đề bài: Em hãy viết một bức thư cho người thân
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn tiếng Việt Kết nối tri thức
Kiểm tra đọc và kiến thức tiếng việt
Đáp án:
Câu 1: D Câu 4: C
Câu 2: C Câu 8: B
Câu 3: B
Câu 5: Bài văn ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi, đó là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của lịch sử nước ta.
Câu 6. Tính từ: nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi.
Câu 7: nhô.
Câu 9: Gợi ý: Những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.
Câu 10: Gợi ý: Dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chúng ta cố gắng vượt qua, quyết tâm vượt khó, ham học hỏi thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.
Ma trận đề thi học kì 1 lớp 4 môn tiếng Việt Kết nối tri thức
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 3 | 1 | 4 | 4.0 | |||||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 3.0 | |||
Luyện viết chính tả | 1 | 1 | 1.0 | ||||||
Luyện viết bài văn | 1 | 1 | 2 | 2.0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 3 | 1 | 1 | 3 | 1 | 1 | 5 | 5 | 10 câu/10đ |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 3 | 1 | 1 | 5 | 5 | 10 |
Tổng số điểm | 4 40 % | 4 40 % | 2 20 % | 10 100% | 10 |
1.2 Đề thi số 2
A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng:(3 điểm)
- Học sinh sử dụng tài liệu các bài đọc giáo viên cung cấp để đọc.
- Giáo viên ghi tên bài vào phiếu đưa cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn (khoảng 80 - 85 tiếng/ phút/ học sinh) trong các bài dưới đây:
- Nhà bác học của đồng ruộng
- Bay cùng ước mơ
- Những người yêu thương
- Gặt chữ trên non
- Trước ngày xa quê
2. Phần đọc hiểu: (7điểm) GV lấy văn bản ngoài sách giáo khoa
- Đọc hiểu văn bản: 5/7 điểm
- Kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt: 2/7 điểm
II. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
Đề: Em hãy viết một bức thư gửi cho người thân hoặc bạn bè để thăm hỏi và chúc mừng nhân dịp năm mới
Đề kiểm tra:
Đọc văn bản sau và làm bài tập (7 điểm):
TẤM LÒNG THẦM LẶNG
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?
- Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người vui vẻ đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật, đôi mắt họ ánh lên niềm hạnh phúc.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".
(Bích Thuỷ)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (0.5 điểm)
A. Bị tật ở chân
B. Bị ốm nặng
C. Bị khiếm thị
D. Bị khiếm thính
Câu 2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)
A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng
B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.
C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được trả tiền chữa bệnh cho cậu bé.
D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán.
Câu 3. Sau gần một tiếng đồng hồ kiên nhẫn thuyết phục thì gia đình cậu bé đã : (0.5 điểm)
A. Không đồng ý cho Giêm-mi đi phẫu thuật
B. Đắn đo, chần chừ không có câu trả lời
C. Đưa ra điều kiện vòi vĩnh kiếm chác mới cho đi phẫu thuật
D. Cả hai đều đồng ý cho Giêm-mi đi phẫu thuật
Câu 4. Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm)
A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.
B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
D. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.
Câu 5: Vì sao ông chủ không tự mình đến tới gặp gia đình cậu bé ? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 6: Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ?(1 điểm)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 7: Qua bài đọc, em rút ra được điều gì ? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 8: Động từ trong câu: “Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi ” là :
(0,5 điểm)
A/ Thấy, đi cà nhắc, bước ra, đến chỗ, hỏi.
B/ Cậu bé, ông chủ, bước ra
C/ Bước ra, đến, đi.
D/ Bước ra, đến, đi, cà nhắc
Câu 9: Tính từ trong câu: “Cuối cùng, hai người vui vẻ đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật, đôi mắt họ ánh lên niềm hạnh phúc.” là: (0,5 điểm)
A/ Hồn nhiên
B/ Vui vẻ, hạnh phúc
C/ Vui tươi, tin tưởng
D/ Vui vẻ, vui tươi, tin tưởng
Câu 10: Đặt một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. (1 điểm)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 4 môn tiếng Việt Kết nối tri thức
A/ Phần đọc (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng: 3 điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0,5 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 0,5 điểm
2. Đọc hiểu: 7 điểm
- Trả lời đúng mỗi câu trắc nghiệm cho 0,5 điểm. Đúng 6 câu cho 3 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 8 | 9 |
Đáp án | A | C | D | B | A | B |
- Trả lời đúng mỗi câu tự luận cho 1 điểm. Đúng 4 câu cho 4 điểm.
Câu 5: Ông chủ không tự mình đến gặp cậu bé vì : Ông không muốn gia đình cậu bé biết ông là người giúp đỡ.(1 điểm)
Câu 6:Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ là : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".(1 điểm)
Câu 7 : Qua bài học em rút ra được : Sống trên đời phải có tấm lòng nhân hậu, giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt nhưng luôn thầm lặng và không cần sự đền đáp.(1 điểm )
Câu 10: HS đặt được câu có sử dụng biện pháp nhân hóa (1 điểm ).
B/ Phần viết (10 điểm):
* Trình bày: 2 điểm
- Trình bày rõ 3 phần: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng: 0,5 điểm
- Trình bày sạch đẹp, không tẩy xóa sai qui định: 0,5 điểm
* Nội dung: 5 điểm
Viết được bài văn theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài
* Kỹ năng: 3 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng viết đúng chính tả: 1 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
Ma trận đề thi học kì 1 lớp 4 môn tiếng Việt Kết nối tri thức
Chủ đề | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | Khác | ||||
Đọc | Đọc thành tiếng | Số câu | 1
| |||||||||
Số điểm | 3đ | |||||||||||
Đọc hiểu | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 4 | 2 | 1 |
|
| |||||
Số điểm | 2đ | 2đ | 1đ |
|
| |||||||
Câu số | 1,2,3,4 | 5,6 | 7 |
|
| |||||||
Kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt | Số câu | 2 | 1 |
|
| |||||||
Số điểm | 1đ | 1đ |
|
| ||||||||
Câu số | 8,9 | 10 |
|
| ||||||||
Tổng | Số câu | 6 | 3 | 1 | 6 | 4 | 1
| |||||
Số điểm | 3đ | 3đ | 1đ | 3đ | 4đ | 3đ | ||||||
Viết | Số câu | 1 | ||||||||||
Số điểm | 10đ |
2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
2.1 Đề thi số 1
Trường: Tiểu học…… | Thứ ……… ngày …….tháng …… năm ......... KIỂM TRA CUỐI KÌ I |
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) 1 phút/ học sinh
Giáo viên chọn một đoạn (khoảng 90 tiếng) của một trong các bài tập đọc sau và cho học sinh bốc thăm đọc đoạn theo yêu cầu.
Bài 1: Kì quan đê biển (Trang 100 - TV4/ Tập 1)
Bài 2: Những mùa hoa trên cao nguyên đá (Trang 107 - TV4/ Tập 1)
Bài 3: Cậu bé ham học (Trang 116 - TV4/ Tập 1)
Bài 4: Hạt táo đã nảy mầm (Trang 123 - TV4/ Tập 1)
Bài 5: Hái trăng trên đỉnh núi (Trang 127 - TV4/ Tập 1)
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7 điểm)
Đọc bài văn sau và làm bài tập:
CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sA. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
– Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
– Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 và làm các bài tập còn lại. (7 điểm)
Câu 1. (0.5 điểm) Cây sồi là loại cây như thế nào?
A. Cao lớn sừng sững.
B. Nhỏ bé mảnh mai.
C. Cây leo thân mềm.
D. Cây gỗ quý hiếm.
Câu 2. (0.5 điểm) Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì?
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sậy đổ rạp bị vùi dập.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
Câu 3. (0.5 điểm) Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa?
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
Câu 4. (0.5 điểm) Tại sao cây sồi xem thường cây sậy?
A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
Câu 5. (0.5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các động từ?
A. Thổi, đứng, cuốn trôi.
B. Sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
C. Đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn.
D. Tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
Câu 6. (0.5 điểm) Từ nào sau đây không phải là danh từ?
A. Cây sồi
B. Sông
C. Thổi
D. Gốc
Câu 7. (1 điểm) Đặt câu cho tính từ sau: đỏ tươi
Câu 8. (1 điểm) Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích.
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời trích diễn.
C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.
Câu 9. (1 điểm) Tìm 1 câu văn trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa?
Câu 10. (1 điểm) Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau:
Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.
B. KIỂM TRA VIỂT (10 điểm)
TẬP LÀM VĂN: (40 phút)
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
A. Phần đọc
1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Thời gian tùy vào số lượng học sinh)
Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, đọc rành mạch, trôi chảy; Biết ngắt nghỉ sau các cụm từ rõ nghĩa; Giọng đọc biểu cảm; Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút: 3 điểm
- Đọc sai 1 – 2 tiếng, ngắt nghỉ chưa đúng 1- 2 câu, giữa các cụm từ dài hoặc giọng đọc chưa biểu cảm; Tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu: 2 điểm
- Đọc sai 3 – 4 tiếng, ngắt nghỉ chưa đúng 3- 4 câu, giữa các cụm từ dài hoặc giọng đọc chưa biểu cảm; Tốc độ đọc chậm so với yêu cầu: 1 điểm
Giáo viên căn cứ vào đối tượng học sinh của lớp mà chấm điểm cho phù hợp.
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 7 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 8 |
Ý đúng | A | A | A | B | A | C | C |
Điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0.5 điểm | 1 điểm | 1 điểm |
Câu 7 (1 điểm) HS đặt được câu đúng yêu cầu được 1 điểm.
Ví dụ: - Lá cờ Tổ quốc màu đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm.
Câu 9. (1 điểm) Câu văn trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa
- Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. (1 điểm)
Câu 10. (1 điểm)
trắng, nhỏ, li ti, tinh khôi, trong trẻo.
- Tìm đúng mỗi tính từ được 0,2 điểm
B. Phần viết
Tập làm văn: 10 điểm
Đảm bảo các yêu cầu sau được 10 điểm.
+ Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài đúng yêu cầu đã họC.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
Gợi ý hướng dẫn chấm chi tiết:
Mở bài 2 điểm
- Giới thiệu người gần gũi, thân thiết mà em muốn bày tỏ
tình cảm, cảm xúC.
Thân bài: 4 điểm
- Nêu những điều ở người đó làm em xúc động. Ví dụ:
+ Cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm,…
+ Những kỉ niệm giữa em và người đó.
+ Tình cảm của người đó dành cho em.
- Nêu rõ tình cảm, cảm xúc của em:
+ Dùng từ ngữ trực tiếp thể hiện tình cảm, cảm xúc (yêu quý, khâm phục, trân trọng, ngưỡng mộ, nhớ mong,…).
+ Nêu suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc (tìm cách giúp đỡ, luôn nghĩ đến, cố gắng học theo, kể về người đó cho bạn bè nghe,…)
Kết bài: 2 điểm
- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.
Chữ viết, chính tả 0,5 điểm
Dùng từ đặt câu 0,5 điểm
Sáng tạo, cảm xúc 1 điểm
(Chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài ).
(Tuỳ theo đối tượng học sinh của lớp mà giáo viên chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài văn có tính sáng tạo, không rập khuôn).
BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHKI MÔN tiẾng viỆt - LỚP 4
Chủ đề | Mạch kiến thức, kĩ năng
| Số câu và Câu số
| Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng |
| ||||||||
TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | ||||
Những người tài trí | Đọc
|
Đọc thành tiếng | Số câu | 1 | 1 | ||||||||||
Số điểm | 3.0 | 3.0 | |||||||||||||
Đọc hiểu | Số câu | 4 | 3 | 1 | 2 | 7 | 3 |
| |||||||
Số điểm | 2.0 | 2.0 | 1.0 | 2.0 | 4.0 | 3.0 |
| ||||||||
Những ước mơ xanh | Viết | Tập làm văn: | Số câu | 1 |
|
| 1 | ||||||||
Số điểm | 10 |
|
| 10 | |||||||||||
Tổng | Số câu | 4 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 | 7 | 3 | 2 | |||||
Số điểm | 2.0 | 3.0 | 1.0 | 3.0 | 2.0 | 10 | 4.0 | 3.0 |
|
MA TRẬN CÂU HỎI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CHKI LỚP 4
Mạch kiến thức, kĩ năng
| Số câu và Câu số
| Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||||||||||
TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | |||||
Đọc | Đọc thành tiếng: | Số câu | 1 |
|
| 1 | ||||||||||
Câu số | Phần I |
|
| Phần I | ||||||||||||
Đọc hiểu | Số câu | 4 | 3 | 1 | 2 | 7 | 3 |
| ||||||||
Câu số | 1,2,5,6 | 3,4,8 | 10 | 7,9 | 7 | 3 |
| |||||||||
Viết | Tập làm văn: | Số câu | 1 |
|
| 1 | ||||||||||
Câu số | Phần III |
|
| Phần III | ||||||||||||
Tổng | Số câu | 4 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 | 7 | 3 | 2 | ||||||
Câu số | 4 | 3 | 1 | 2 | 7 | 3 |
2.2 Đề thi số 2
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 3 | 1 | 4 | 0 | 2 ,0 | ||||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 2 | 0 | 4 ,0 | ||||
Luyện viết chính tả | 1 | 0 | 1 | 1,5 | |||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 3 | 1 | 1 | 1 | 2 | 6 | 2 | 8 câu/10đ | |
Điểm số | 1 , 5 | 2 ,0 | 1,5 | 0,5 | 4,5 | 6 ,0 | 4 ,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 3 , 5 35 % | 1 , 5 15 % | 5,0 50 % | 10,0 100% | 10,0 |
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Yết Kiêu” - trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường."?
2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
TÀN NHANG
Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ đợi một họa sĩ trang trí lên trên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”,.... Một cậu bé cũng nắm tay bà chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức.
- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.
Ngượng ngập, cậu bé cúi gầm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu cũng ngồi xuống bên cạnh: “Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đây".
Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé: Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ sẽ thích những vệt tàn nhang của cháu!".
Cậu bé mỉm cười.
- Thật không bà?
Thật chứ! - Bà cậu đáp.. Đây, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang.
Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:
- Những nếp nhăn, bà ạ!
(Sưu tầm)
Câu 1. Khuân mặt của cậu bé có điều gì đặc biệt (0,5 điểm)
A. Khuân mặt rất trắng.
B. Khuân mặt của cậu bé có rất nhiều mụn.
C. Có một vết sẹo lớn trên mặt.
D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ.
Câu 2. Bà cụ đã nói gì về những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé (0,5 điểm)
A. Bà cụ rất yêu những đốm tàn nhang này của cậu bé.
B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn nhang đó.
C. Những đốm tàn nhang nhỏ đã tạo nên nét đẹp riêng của cậu bé.
D. Bà cụ chê những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé rất xấu xí.
Câu 3. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? ( 1 điểm)
A. Không nên xấu hổ, cần tự tin và có suy nghĩ tích cực hơn.
B. Không nên chê bai và chế giễu ngoại hình của người khác.
C. Hãy luôn nói những lời tốt đẹp để an ủi người khác
D. Cả A và B
Câu 4. Hãy gạch chân vào từ không cùng nhóm với các từ còn lại (1 điểm)
Gầy gò/ dong dỏng/ hồi hộp/ mập mạp/ lênh khênh
Câu 5. Tìm và ghi lại hai động từ và hai tính từ có trong bài học trên: (1 điểm)
Hai động từ chỉ hoạt động | Hai tính từ chỉ trạng thái |
Câu 6. Em hãy gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau và cho biết chủ ngữ đó được dùng để làm gì? (1 điểm)
Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 7. Cho câu chủ đề sau “Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm”, viết đoạn văn (từ 3-4 câu) cho chủ đề trên: (1 điểm)
……………………………………………………………………………………
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG
Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng.
Vú Tú Nam
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn tả cây hoa đào mà em yêu thích.
Đáp án Đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường." vì Yết Kiêu có cách đánh địch lạ lùng. Không dùng binh khí để chém giết mà lấy dùi đục đánh chìm thuyền địch.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ.
Câu 2. (0,5 điểm)
B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn nhang đó.
Câu 3. (1 điểm)
D. Cả A và B
Câu 4. (1 điểm)
gầy gò / dong dỏng / hồi hộp / mập mạp / lênh khênh
Câu 5. (1 điểm)
Hai động từ chỉ hoạt động | Hai tính từ chỉ trạng thái |
Nắm tay, ngồi xuống | Háo hức, ngượng ngùng |
Câu 6. (1 điểm)
Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Chủ ngữ đó được dùng để cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là con ngỗng.
Câu 7. (1 điểm)
Bài làm tham khảo
Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, thì cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em.
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn tả cây hoa đào mà em yêu thích. Câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài làm tham khảo
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trăm hoa khoe sắc tỏa hương, không gian tràn ngập sắc hoa, hương hoa. Nhắc đến Tết, người ta liền nhanh chóng nghĩ ngay tới hoa đào – cũng là loài hoa mà em rất thích.
Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân, của ngày Tết không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là của rất nhiều nước phương Đông nữa. Hoa đào có 5 cánh, mỗi cánh hoa hơi khum khum lại, chụm vào nhau bảo vệ nụ hoa mỏng manh bên trong. Cánh hoa đào to bằng móng tay người lớn, có đủ màu sắc khác nhau tùy thuộc vào loại hoa đào. Đào phai, đào mốc có màu hồng nhạt; đào bích lại có sắc hồng thắm đậm hơn. Nhụy hoa màu trắng nhạt, từng nhị phấn xếp cạnh nhau tạo thành một đài nhụy vô cùng khéo léo.
Đỡ lấy cả bông hoa chính là đài hoa xanh biếc. Hoa đào khi còn là nụ cũng vô cùng đẹp. Nụ hoa nho nhỏ xinh xinh, chúm chím như nụ cười nàng thiếu nữ, e ấp dưới mưa xuân. Để rồi khi những tia nắng ấm áp xuất hiện, khi những dòng người tấp nập đi dạo chợ xuân, khi không khí ngày Tết đã gần như bao trùm lấy không gian, khi ấy, những cánh hoa đào chậm rãi bung nở, để lộ ra nhụy hoa xinh đẹp bên trong, khoe hương khoe sắc cho đời. Hoa đào là một nét đẹp đặc trưng của văn hóa cố truyền Việt Nam, là một đặc trưng không thể thiếu, tô điểm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Em rất yêu loài hoa này. Hoa đào dương như đã sớm trở thành một biểu tượng đẹp trong trái tim em, vĩnh viễn không bao giờ có thể bị thay thế.
3. Đề thi học kì 1 lớp 4 môn tiếng Việt Cánh diều
3.1 Đề thi số 1
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4,0 điểm)
(Học sinh bốc thăm đoạn bài đọc và trả lời một câu hỏi do giáo viên đưa ra).
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6,0 điểm)
Đọc thầm văn bản sau:
Cây sồi và cây sậy
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
– Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
– Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau:
Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào? (M1-0,5 điểm)
A. Cao lớn sừng sững.
B. Nhỏ bé mảnh mai.
C. Cây leo thân mềm.
D. Cây gỗ quý hiếm.
Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (M1-0.5 điểm)
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sậy đổ rạp bị vùi dập.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
Câu 3. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (M2-0,5 điểm)
A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.
Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (M2-0.5 điểm)
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
Câu 5. Em muốn nói gì với cây sồi? (M2-1 điểm)
Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (M3-1 điểm)
Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các động từ? (M1-0,5 điểm)
A. thổi, đứng, cuốn trôi.
B. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn.
D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
Câu 8. Từ nào sau đây không phải là danh từ? ? (M1-0,5 điểm)
A. cây sồi
B. sông
C. thổi
D. bão
Câu 9. Tìm 1 câu văn trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hoá? (M3- 1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
2. Tập làm văn: (10,0 điểm) (40 phút)
Đề bài: Viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
Đáp án:
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Kiểm tra đọc thành tiếng : 4,0 điểm
Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn từ 90-100 tiếng, trả lời một câu hỏi do giáo viên đưa ra.
Cách đánh giá, cho điểm:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt khoảng 90 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1,0 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (đọc sai không quá 5 tiếng): 1,0 điểm.
- Nghe hiểu và trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1,0 điểm.
Lưu ý: Giáo viên tùy theo mức độ cho điểm phù hợp.
II. Kiểm tra đọc hiểu - Luyện từ và câu: 6,0 điểm
Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cao lớn sừng sững
Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão
Câu 3. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm)
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
Câu 5. Em muốn nói gì với cây sồi? (1 điểm)
Cây sồi to lớn không nên coi thường đám cây sậy nhỏ bé, yếu ớt. Không nên coi thường người khác
Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
Đoàn kết là sức mạnh giúp chiến thắng những thử thách to lớn.
Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta.
Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các động từ? (0,5 điểm)
A. thổi, đứng, cuốn trôi.
Câu 8. Từ nào sau đây không phải là danh từ? ? (0,5 điểm)
C. thổi
Câu 9. HS tìm được câu trong bài cho 1 điểm
VD: Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình.
B. KIỂM TRA VIẾT: 10,0 điểm
Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Viết được bài văn tả con vật đúng nội dung.
- Bố cục bài viết rõ ràng, đủ 3 phần
- Dùng từ và sắp xếp ý hợp lý; câu văn đúng ngữ pháp; diễn đạt chặt chẽ.
- Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả; trình bày bài viết sạch sẽ.
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 10.0 - 9,5- 6,0 - 5,5 - ... 1,5 - 1,0 - 0,5.
(Lưu ý: Học sinh trả lời ý khác nếu đúng vẫn cho điểm).
Ma trận:
Mạch kiến thức, kỹ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | Điểm | |||||||||
TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | ||||
1. Kiến thức LTVC | Số câu | 2 | 1 | 2 | 1 | 2.0 | |||||||||
Số điểm | 1.0 |
|
|
|
|
| 1.0 |
| 1.0 | 1.0 |
| ||||
Câu số | 7,8 |
|
|
|
|
|
| 9 |
|
|
|
| |||
2. Đọc | a. Đọc thành tiếng | Số câu | 1 | 1 | 4.0 | ||||||||||
Số điểm |
|
| 4.0 |
|
|
|
|
|
|
|
| 4.0 | |||
b. Đọc hiểu | Số câu | 2 | 2 | 1 | 1 | 4 | 2 | 4.0 | |||||||
Số điểm | 1.0 |
|
| 1.0 | 1.0 |
|
| 1.0 |
| 2.0 | 2.0 |
| |||
Câu số | 1,2 |
|
| 3,4 | 5 |
|
| 6 |
|
|
|
| |||
3. Viết | b. Tập làm văn | Số câu | 1 | 1 |
| 1 | 10 | ||||||||
Số điểm | 10 | 10 |
|
| 10 | ||||||||||
4. Nghe nói | Kết hợp trong kiểm tra đọc |
| |||||||||||||
Tổng | Số câu | 4 | 1 | 2 | 2 | 3 | 1 | 6 | 3 | 2 | 20.0 | ||||
Số điểm | 2.0 |
| 4.0 | 1.0 | 1.0 |
|
| 12.0 | 10 | 3.0 | 3.0 | 14.0 |
3.2 Đề thi số 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Đọc bài văn sau, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu sau:
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?".
Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
Có người bạn hỏi:
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Xi-ôn-cốp-xki cười:
- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.
Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.
Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục.".
(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)
Câu 1. (0,5đ) Nhân vật chính của câu chuyện "Người tìm đường lên các vì sao" là ai?
A. M.Gorki
B. Xi-ôn-cốp-xki
C. Anh-xtanh
D. Niu-tơn
Câu 2. (0,5đ) Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ điều gì?
A. Ước mơ được đọc thật nhiều sách.
B. Ước mơ được trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
C. Ước mơ có được đôi cánh để bay lên cao.
D. Ước mơ được bay lên bầu trời.
Câu 3. (0,5đ) Điều mà Xi-ôn-cốp-xki hằng tâm niệm là gì?
A. Theo đuổi đam mê thành công
B. Chỉ cần cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng cả thế giới
C. Dù sao thì trái đất vẫn quay
D. Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục
Câu 4. (1đ) Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
A. Vì gia đình ông có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình.
B. Vì ông được rất nhiều người ủng hộ và cổ vũ.
C. Vì ông có ước mơ, có mục tiêu của riêng mình và có quyết tâm, nghị lực, ý chí để thực hiện ước mơ đó.
D. Vì ông gặp may mắn.
Câu 5. (1đ) Theo em, nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói điều gì?
Câu 6. (1 đ) Tên cơ quan tổ chức nào viết đúng:
A. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
B. Đài truyền hình Hà nội.
C. Bộ giáo dục và đào tạo.
D. Công ty thuốc lá Thăng long.
Câu 7. (1đ) Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau:
Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.
Câu 8: (0,5đ) Danh từ trong câu văn: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục." là:
A. Vì sao
B. tôn thờ
C. Các
D. Chinh phục
Câu 9. (1đ) Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa về hiện tượng tự nhiên.
B/ KIỂM TRA VIẾT:
Tập làm văn: (Thời gian 30 - 35 phút)
Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
I. KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU: 5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 6 | 8 |
Đáp án | B | D | D | C | A | A |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 1 | 0,5 | 0,5 |
Câu 5: (1điểm)
Nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói với chúng ta rằng chúng ta hãy luôn cố gắng tìm tòi, khám phá những điều mới lạ.
Câu 7. (1 đ)
trắng, nhỏ, li ti, tinh khôi, trong trẻo.
- Tìm đúng mỗi tính từ được 0,1 điểm
Câu 9: (1đ)
- Đặt câu đúng yêu cầu, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm được 1 điểm.
- Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm (- 0,5 điểm).
Các đề thi và đáp án tiếp theo có trong file tải về.
Tải về để lấy đủ 18 đề ôn thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án.