Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018 bao gồm bộ các đề thi học kì 1 có đáp án chi tiết và bảng ma trận chuẩn theo Thông tư 22 giúp các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1, đồng thời cũng là tài liệu để các thầy cô giáo tham khảo ra đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4. Sau đây mời thầy cô cùng các em cùng tham khảo, tải về xem bản đầy đủ.

Đề thi học kì 1 lớp 4 mới nhất: 2019 - 2020

Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Năm 2018 - 2019

A. Phần viết

I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút

Bài “Quê hương” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)

Viết đầu bài và đoạn “Ánh nắng … người Sứ.”

II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút

Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích theo 2 yêu cầu sau:

1. Lập dàn ý chi tiết tả đồ vật đó.

2. Viết đoạn kết bài mở rộng.

B. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Ông Trạng thả diều

(Đoạn từ “Ban ngày … tầng mây.”, sách TV4, tập 1 - trang 104)

2. Người tìm đường lên các vì sao

(Đoạn từ “Từ nhỏ, … bao nhiêu là sách.”, sách TV4, tập 1 - trang 125)

3. Văn hay chữ tốt

(Đoạn từ “Thuở đi học … sao cho đẹp.”, sách TV4, tập 1 - trang 129)

4. Kéo co

(Đoạn từ “Làng Tích Sơn … thắng cuộc.”, sách TV4, tập 1 - trang 155)

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng

…… /1 đ

2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc)

……/ 1 đ

3. Đọc diễm cảm

…… / 1 đ

4. Cường độ, tốc độ đọc

…… / 1 đ

5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu

…… / 1 đ

Cộng

…… / 5 đ

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.

2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.

- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.

3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.

- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.

4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.

- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm

5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm

II. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)

Kiến Mẹ và các con

Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:

- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.

Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.

Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :

- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.

(Theo Chuyện của mùa Hạ)

(Em hãy đánh dấu x vào ô trước ý đúng nhất trong câu 1, 7)

Câu 1. Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?

a. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu.

b. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ.

c. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.

d. Đắp chăn cho từng đứa con yêu.

Câu 2. Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ?

(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ.

Mỗi tối, Kiến Mẹ không đủ thời gian để hôn từng đứa con.

Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con.

Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.

Câu 3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi?

…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

Câu 4. Em hãy đặt tên cho câu chuyện này?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 5. Qua bài đọc trên, em hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình.

…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………

Câu 6. Tìm từ láy trong câu:

“Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì:

- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!’’

Từ láy: …………………………………………………………..

Câu 7. Vị ngữ trong câu “Tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.” là những từ ngữ:

(Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)

a. nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.

b. lũ kiến con đều lên giường nằm.

c. đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.

d. lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.

Câu 8. Nối từ ở A với từ ở B cho thích hợp:

A

B

Kiến Mẹ

·

·

danh từ

gia đình

·

·

động từ

xinh xắn

·

·

tính từ

dỗ dành

·

·

danh từ riêng

Câu 9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi Kiến Mẹ hoặc bác Cú Mèo.

Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

I. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9 đúng: 0,5 điểm; câu 8 đúng: 1 điểm

1. c (0.5 điểm)

2. Đ, S, S, Đ HS điền đúng 2 đến 3 lần được (0.5 điểm)

3. Gợi ý: Kiến Mẹ chỉ hôn đứa con nằm ở hàng đầu tiên, đứa con đầu tiên hôn đứa kế tiếp và nói là nụ hôn của mẹ gửi. Cứ thế, các con hôn nhau thay cho mẹ mình. (0.5 điểm)

4. Gợi ý: Nụ hôn của mẹ hoặc Nụ hôn yêu thương của mẹ. HS tự do diễn đạt. (0.5 điểm)

5. Học sinh tự do diễn đạt. (0.5 điểm)

6. Từ láy: vất vả, nghỉ ngơi, thầm thì.

HS điền đúng 2 đến 3 từ được (0.5 điểm)

7. c (0.5 điểm)

8. HS điền đúng 2 đến 3 từ được 0.5 điểm; điền đúng 4 lần được 1 điểm.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

9. Gợi ý: Sao bác Cú Mèo thông Minh thế?

Sao Kiến Mẹ yêu các con nhiều thế?

HS viết được câu hỏi đúng về nội dung và cấu trúc câu được 0,5 điểm.

Nếu không viết hoa đầu câu và thiếu dấu câu: không tính điểm.

II. CHÍNH TẢ (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.

III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

1. YÊU CẦU:

a. Thể loại: Tả đồ vật

b. Nội dung:

- Trình bày đầy đủ dàn ý miêu tả đồ vật mà em đã chọn theo yêu cầu của đề bài.

- Viết được đoạn kết bài mở rộng.

c. Hình thức:

- Trình bày được dàn ý chi tiết gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

2. BIỂU ĐIỂM: Dàn ý: 3,5 điểm; kết bài mở rộng: 1,5 điểm

- Điểm 4,5 - 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.

- Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.

- Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.

- Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.

- Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.

Lưu ý:

Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm dàn ý và viết kết bài mở rộng cho bài văn tả đồ vật.

Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.

Đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2018 - 2019 được tải nhiều nhất:

Ma trận đề kiểm tra đọc thầm Tiếng Việt 4

MẠCH KIẾN THỨC

NỘI DUNG KIẾN THỨC - KỸ NĂNG CẦN ĐÁNH GIÁ

SỐ CÂU

HỎI

SỐ TT BÀI KIỂM TRA

HÌNH THỨC CÂU HỎI

TỔNG ĐIỂM

TRẮC NGHIỆM

TỰ LUẬN

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

Nhận biết

Hiểu

Vận dụng

Vận dụng phản hồi

ĐỌC HIỂU

- Biết hành động yêu con của Kiến Mẹ.

1

1

0,5

2,5

- Hiểu được tấm lòng thương con của Kiến Mẹ.

1

2

0.5

-Hiểu được sáng kiến của Cú Mèo.

1

3

0,5

-Đặt được tê cho câu chuyên theo cảm thụ của bản thân học sinh.

1

4

0.5

- Tự mình viết câu bày tỏ tình cảm với mẹ.

1

5

0.5

LUYỆN TỪ

VÀ CÂU

- Xác định được từ láy trong đoạn văn.

1

6

0.5

2,5

- Xác định vị ngữ trong câu trong câu văn.

1

7

0.5

- Biết phân biệt từ loại DT, ĐT, TT, DTR.

- Đặt câu hỏi để khen.

1

8; 9

1

0.5

TỔNG ĐIỂM

9

1

1

1

0.5

1

0.5

5

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 1

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

A. Đọc thành tiếng (3 điểm)

1. Đọc bài: “Văn hay chữ tốt” (TV4 - Tập1, trang 129). Mỗi HS đọc khoảng 80 tiếng / phút. (2điểm)

2. Trả lời câu hỏi cuối bài đọc: “Văn hay chữ tốt” (TV4 - Tập1, trang 129) (1điểm).

B. Đọc hiểu (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Bầu trời ngoài cửa sổ

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Trích Nguyễn Quỳnh

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1: (0,5 điểm) Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì?

A. Đầy ánh sáng.

B. Đầy màu sắc.

C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc.

Câu 2: (0,5 điểm) Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì?

A. Chỉ vàng anh.

B. Ngọn bạch đàn.

C. Ánh nắng trời.

Câu 3: (1 điểm) Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ”?

A. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian.

B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà.

C. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà.

Câu 4: (1 điểm) Câu hỏi “ Sao chú vàng anh này đẹp thế?” dùng để thể hiện điều gì?

A. Thái độ khen ngợi.

B. Sự khẳng định.

C. Yêu cầu, mong muốn.

Câu 5: (1 điểm) Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ .

A. Óng ánh, bầu trời

B. Rực rỡ, cao

C. Hót, bay

Câu 6: (1 điểm) Trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Bộ phận nào là vị ngữ?

A. Bỗng chốc đâm những “búp vàng”

B. Đâm những “búp vàng”

C. Cao vút ấy

Câu 7: (1 điểm) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh)

A. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.

B. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót.

C. Tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.

Câu 8: ( 1 điểm) Câu “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà .”

A. Hai động từ (là các từ…………………………………)

B. Ba động từ (là các từ…………………………………)

C. Bốn động từ (là các từ…………………………………)

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

A. Chính tả (2 điểm, thời gian 15-20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Mùa đông trên dẻo cao” (TV4 - Tập 1-Trang 165)

B. Tập làm văn (8 điểm; thời gian 30 phút)

Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích nhất.

>> Tham khảo bộ đề thi mới nhất: Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2018 - 2019

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1

Phần

Câu

Kết quả cần đạt

Điểm

Đọc thành tiếng

Mỗi HS đọc 1 đoạn

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu; giọng đọc có biểu cảm (đọc khoảng 80 tiếng/ phút).

1

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng).

1

- Trả lời đúng các câu hỏi về nội dung đoạn đọc

1

Đọc hiểu

1

C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc

0,5đ

2

A. Chỉ vàng anh.

0,5đ

3

B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà

4

A. Thái độ khen ngợi

5

B. Rực rỡ, cao

1 đ

6

A. Bỗng chốc đâm những “búp vàng”

7

C. Tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.

8

C. Bốn động từ (là các từ: chớp, khoe, lọc, bay)

Chính tả

Nghe – viết đúng, tốc độ viết khoảng 80 chữ/ 15 đến 20 phút:

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp.

1

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi)

1

Tập làm văn

Nội dung

Viết được một bài văn (đúng cấu trúc).

* Mở bài

1

* Thân bài:

+ Nội dung (1,5đ)

+ Kĩ năng (1,5đ)

+ Cảm xúc (1đ)

4

* Kết bài

1

Kỹ năng:

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chính tả

0,5

- Dùng từ hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp; Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hợp lí.

0,5

- Viết có sáng tạo

1

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1

Chủ đề

Câu

Mạch nội dung kiến thức

Mức độ

Điểm

Phần I:

Kiểm tra đọc

Đọc thành tiếng

1

Mỗi HS đọc khoảng 80 tiếng / phút.

Trả lời câu hỏi

2

Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi cuối bài.

Đọc hiểu văn bản

1

Hiểu nội dung văn bản.

M1

0,5đ

2

Hiểu nội dung văn bản.

M4

0,5đ

3

Hiểu nội dung văn bản.

M3

Kiến thức tiếng Việt

4

Câu hỏi

M1

5

Từ loại: Tính từ

M2

1 đ

6

Xác định bộ phận VN trong câu

M3

7

Ngữ pháp: Biện pháp so sánh

M1

8

Từ loại: Động từ

M4

Phần II:

Kiểm

tra viết

Chính tả

- Viết chính tả : Nghe – viết.

- Thời gian viết: 15- 20 phút

Tập làm văn

- Tả một đồ chơi mà em yêu thích nhất .

- Thời gian viết: 30 phút

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 2

I. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Lộc non

Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.

Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.

Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn... Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.

Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

(Trần Hoài Dương)

Ghi chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây vào tờ giấy kiểm tra:

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh?

A. Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.

B. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm.

C. Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà.

D. Ban đêm, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá đã xanh đậm.

Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?

A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá.

B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.

C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa.

D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá.

Câu 3: Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”?

A. Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh.

B. Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.

C. Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn.

D. Vì cô bé đi bộ đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.

Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?

A. Vắng lặng, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang

B. Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ.

C. Nhỏ nhẹ, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn.

D. đung đưa, loang loáng, bịn rịn, tươi tốt.

Câu 5: Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.”, bộ phận nào là chủ ngữ?

A. Những vòm lộc non

B. Những vòm lộc non đang đung đưa

C. Những vòm lộc non đang đung đưa kia

D. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ

Câu 6: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.” có mấy tính từ?

A. Một tính từ. Đó là: non tơ.

B. Hai tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi.

C. Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi.

D. Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi, chứng kiến.

Câu 7: Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?”

A. Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh.

B. Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.

C. Tôi biết trời vẫn chang chang nắng.

D. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.

Câu 8: Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:

a. Để khen ngợi :.....................................................................................

b. Để yêu cầu, đề nghị: ...........................................................................

Câu 9: Trong câu “Vẫn ngồi trên yên xe,cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên nhìn lên vòm xanh.” có.

A.Một động từ. Đó là từ: ...........................................................................

B. Hai động từ. Đó là các từ: .................................................................

C. Ba động từ. Đó là các từ: ...................................................................

D. Bốn động từ. Đó là các từ: ..................................................................

* Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn trong 5 bài tập đọc (khoảng 90 tiếng) thời gian đọc 1 phút/em.

Bài: Những hạt thóc giống: Đọc đoạn từ “Ngày xưa …thóc nảy mầm được.”

Bài: Thưa chuyện với mẹ: Đọc đoạn từ “Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ…đốt cây bông.”

Bài: ông trạng thả diều: Đọc đoạn từ “Vào đời vua Trần Thái Tông…vẫn có thì giờ chơi diều.”

Bài: Văn hay chữ tốt: Đọc đoạn từ “Thưở đi học…cháu xin sẵn lòng.”

Bài: Tuổi ngựa: Học thuộc lòng hai khổ thơ đầu.

Hướng dẫn chấm

- Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm.

(Đọc sai 2 từ trở lên trừ 0,25 điểm.)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0,5 điểm.

II. Kiểm tra viết

1. Chính tả: (2 điểm) Đề bài: Giáo viên đọc cho học sinh (nghe -viết) một đoạn trong bài: “Trung thu độc lập”- sách tiếng Việt 4 tập 1 trang 66.

Từ “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai đến hết”

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1

I. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

B

A

C

C

C

C

A

Điểm

0.5

0.5

0,5

1

1

1

1

Câu 8: Mỗi câu đặt đúng được 0,5 điểm.

Câu 9: (1 điểm) D, đó là các từ: ngồi, ngửa, nheo, nhìn.

II. Chính tả (2 điểm).

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2, 5 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,1 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 0,25 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 1điểm).

III. Tập làm văn (8 điểm).

1. Nội dung: (7,5 điểm).

a. Mở bài: (1,5 điểm).

Giới thiệu được đồ chơi mà em thích nhất

b. Thân bài: (5 điểm).

- Tả bao quát: hình dáng, chất liệu, màu sắc.

- Tả các bộ phận có đặc điểm nổi bật xen kẽ tình cảm của em với đồ vật đó.

* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.

c. Kết luận: (1 điểm)

- Nêu tác dụng hoặc tình cảm của em với đồ vật đó.

2. Hình thức: (0,5 điểm).

- Đúng thể loại, bài viết có ý tưởng phong phú, hay: (0,25 điểm).

- Nếu bài văn có chữ viết đẹp, dưới 3 lỗi chính tả: (0,25 điểm).

Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4

Nội dung kiểm tra

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

KQ

TL

HT khác

TN

KQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

I. Đọc TT

Số câu

1

1

Số điểm

3

3

II. Đọc hiểu và LT&C

1. Đọc hiểu

Số câu

1

1

1

3

Câu số

1

2

3

Số điểm

0,5

0,5

0,5

1,5

2. LT&C

Số câu

2

2

2

4

2

Câu số

4,5

6,7

8,9

Số điểm

2

2

1,5

4

1,5

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả

Số câu

1

1

Số điểm

2

2

2.

Tập làm văn

Số câu

1

1

Số điểm

8

8

Tổng

Số câu

1

3

3

3

2

7

3

Số điểm

0,5

2,5

2,5

13

1,5

5,5

13

Ngoài đề thi môn Tiếng Việt bên trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22

Chia sẻ, đánh giá bài viết
324
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt

    Xem thêm