Bộ đề ôn thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
05 Đề ôn thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo dưới đây giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 lớp 4 cho học sinh của mình, giúp các em ôn tập hiệu quả.
05 Đề ôn thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 1
Trường: Tiểu học…… | Thứ ……… ngày …….tháng …… năm ......... KIỂM TRA CUỐI KÌ I |
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) 1 phút/ học sinh
Giáo viên chọn một đoạn (khoảng 90 tiếng) của một trong các bài tập đọc sau và cho học sinh bốc thăm đọc đoạn theo yêu cầu.
Bài 1: Kì quan đê biển (Trang 100 - TV4/ Tập 1)
Bài 2: Những mùa hoa trên cao nguyên đá (Trang 107 - TV4/ Tập 1)
Bài 3: Cậu bé ham học (Trang 116 - TV4/ Tập 1)
Bài 4: Hạt táo đã nảy mầm (Trang 123 - TV4/ Tập 1)
Bài 5: Hái trăng trên đỉnh núi (Trang 127 - TV4/ Tập 1)
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (7 điểm)
Đọc bài văn sau và làm bài tập:
CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY
Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sA. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:
– Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Cây sậy trả lời:
– Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.
Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.
Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 và làm các bài tập còn lại. (7 điểm)
Câu 1. (0.5 điểm) Cây sồi là loại cây như thế nào?
A. Cao lớn sừng sững.
B. Nhỏ bé mảnh mai.
C. Cây leo thân mềm.
D. Cây gỗ quý hiếm.
Câu 2. (0.5 điểm) Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì?
A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.
B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
C. Cây sậy đổ rạp bị vùi dập.
D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.
Câu 3. (0.5 điểm) Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa?
A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
Câu 4. (0.5 điểm) Tại sao cây sồi xem thường cây sậy?
A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.
Câu 5. (0.5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các động từ?
A. Thổi, đứng, cuốn trôi.
B. Sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
C. Đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn.
D. Tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.
Câu 6. (0.5 điểm) Từ nào sau đây không phải là danh từ?
A. Cây sồi
B. Sông
C. Thổi
D. Gốc
Câu 7. (1 điểm) Đặt câu cho tính từ sau: đỏ tươi
Câu 8. (1 điểm) Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích.
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời trích diễn.
C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.
Câu 9. (1 điểm) Tìm 1 câu văn trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa?
Câu 10. (1 điểm) Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau:
Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.
B. KIỂM TRA VIỂT (10 điểm)
TẬP LÀM VĂN: (40 phút)
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
A. Phần đọc
1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Thời gian tùy vào số lượng học sinh)
Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, đọc rành mạch, trôi chảy; Biết ngắt nghỉ sau các cụm từ rõ nghĩa; Giọng đọc biểu cảm; Tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút: 3 điểm
- Đọc sai 1 – 2 tiếng, ngắt nghỉ chưa đúng 1- 2 câu, giữa các cụm từ dài hoặc giọng đọc chưa biểu cảm; Tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu: 2 điểm
- Đọc sai 3 – 4 tiếng, ngắt nghỉ chưa đúng 3- 4 câu, giữa các cụm từ dài hoặc giọng đọc chưa biểu cảm; Tốc độ đọc chậm so với yêu cầu: 1 điểm
Giáo viên căn cứ vào đối tượng học sinh của lớp mà chấm điểm cho phù hợp.
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 7 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 8 |
Ý đúng | A | A | A | B | A | C | C |
Điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0.5 điểm | 1 điểm | 1 điểm |
Câu 7 (1 điểm) HS đặt được câu đúng yêu cầu được 1 điểm.
Ví dụ: - Lá cờ Tổ quốc màu đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm.
Câu 9. (1 điểm) Câu văn trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa
- Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. (1 điểm)
Câu 10. (1 điểm)
trắng, nhỏ, li ti, tinh khôi, trong trẻo.
- Tìm đúng mỗi tính từ được 0,2 điểm
B. Phần viết
Tập làm văn: 10 điểm
Đảm bảo các yêu cầu sau được 10 điểm.
+ Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài đúng yêu cầu đã họC.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
Gợi ý hướng dẫn chấm chi tiết:
Mở bài 2 điểm
- Giới thiệu người gần gũi, thân thiết mà em muốn bày tỏ
tình cảm, cảm xúC.
Thân bài: 4 điểm
- Nêu những điều ở người đó làm em xúc động. Ví dụ:
+ Cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm,…
+ Những kỉ niệm giữa em và người đó.
+ Tình cảm của người đó dành cho em.
- Nêu rõ tình cảm, cảm xúc của em:
+ Dùng từ ngữ trực tiếp thể hiện tình cảm, cảm xúc (yêu quý, khâm phục, trân trọng, ngưỡng mộ, nhớ mong,…).
+ Nêu suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc (tìm cách giúp đỡ, luôn nghĩ đến, cố gắng học theo, kể về người đó cho bạn bè nghe,…)
Kết bài: 2 điểm
- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.
Chữ viết, chính tả 0,5 điểm
Dùng từ đặt câu 0,5 điểm
Sáng tạo, cảm xúc 1 điểm
(Chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài ).
(Tuỳ theo đối tượng học sinh của lớp mà giáo viên chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài văn có tính sáng tạo, không rập khuôn).
BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHKI MÔN tiẾng viỆt - LỚP 4
Chủ đề | Mạch kiến thức, kĩ năng
| Số câu và Câu số
| Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng |
| ||||||||
TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | ||||
Những người tài trí | Đọc
|
Đọc thành tiếng | Số câu | 1 | 1 | ||||||||||
Số điểm | 3.0 | 3.0 | |||||||||||||
Đọc hiểu | Số câu | 4 | 3 | 1 | 2 | 7 | 3 |
| |||||||
Số điểm | 2.0 | 2.0 | 1.0 | 2.0 | 4.0 | 3.0 |
| ||||||||
Những ước mơ xanh | Viết | Tập làm văn: | Số câu | 1 |
|
| 1 | ||||||||
Số điểm | 10 |
|
| 10 | |||||||||||
Tổng | Số câu | 4 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 | 7 | 3 | 2 | |||||
Số điểm | 2.0 | 3.0 | 1.0 | 3.0 | 2.0 | 10 | 4.0 | 3.0 |
|
MA TRẬN CÂU HỎI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CHKI LỚP 4
Mạch kiến thức, kĩ năng
| Số câu và Câu số
| Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||||||||||
TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | |||||
Đọc | Đọc thành tiếng: | Số câu | 1 |
|
| 1 | ||||||||||
Câu số | Phần I |
|
| Phần I | ||||||||||||
Đọc hiểu | Số câu | 4 | 3 | 1 | 2 | 7 | 3 |
| ||||||||
Câu số | 1,2,5,6 | 3,4,8 | 10 | 7,9 | 7 | 3 |
| |||||||||
Viết | Tập làm văn: | Số câu | 1 |
|
| 1 | ||||||||||
Câu số | Phần III |
|
| Phần III | ||||||||||||
Tổng | Số câu | 4 | 3 | 1 | 1 | 2 | 1 | 7 | 3 | 2 | ||||||
Câu số | 4 | 3 | 1 | 2 | 7 | 3 |
Đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 2
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 3 | 1 | 4 | 0 | 2 ,0 | ||||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 2 | 0 | 4 ,0 | ||||
Luyện viết chính tả | 1 | 0 | 1 | 1,5 | |||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 3 | 1 | 1 | 1 | 2 | 6 | 2 | 8 câu/10đ | |
Điểm số | 1 , 5 | 2 ,0 | 1,5 | 0,5 | 4,5 | 6 ,0 | 4 ,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 3 , 5 35 % | 1 , 5 15 % | 5,0 50 % | 10,0 100% | 10,0 |
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Yết Kiêu” - trang 82 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường."?
2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
TÀN NHANG
Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ đợi một họa sĩ trang trí lên trên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”,.... Một cậu bé cũng nắm tay bà chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức.
- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.
Ngượng ngập, cậu bé cúi gầm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu cũng ngồi xuống bên cạnh: “Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đây".
Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé: Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ sẽ thích những vệt tàn nhang của cháu!".
Cậu bé mỉm cười.
- Thật không bà?
Thật chứ! - Bà cậu đáp.. Đây, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang.
Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:
- Những nếp nhăn, bà ạ!
(Sưu tầm)
Câu 1. Khuân mặt của cậu bé có điều gì đặc biệt (0,5 điểm)
A. Khuân mặt rất trắng.
B. Khuân mặt của cậu bé có rất nhiều mụn.
C. Có một vết sẹo lớn trên mặt.
D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ.
Câu 2. Bà cụ đã nói gì về những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé (0,5 điểm)
A. Bà cụ rất yêu những đốm tàn nhang này của cậu bé.
B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn nhang đó.
C. Những đốm tàn nhang nhỏ đã tạo nên nét đẹp riêng của cậu bé.
D. Bà cụ chê những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé rất xấu xí.
Câu 3. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? ( 1 điểm)
A. Không nên xấu hổ, cần tự tin và có suy nghĩ tích cực hơn.
B. Không nên chê bai và chế giễu ngoại hình của người khác.
C. Hãy luôn nói những lời tốt đẹp để an ủi người khác
D. Cả A và B
Câu 4. Hãy gạch chân vào từ không cùng nhóm với các từ còn lại (1 điểm)
Gầy gò/ dong dỏng/ hồi hộp/ mập mạp/ lênh khênh
Câu 5. Tìm và ghi lại hai động từ và hai tính từ có trong bài học trên: (1 điểm)
Hai động từ chỉ hoạt động | Hai tính từ chỉ trạng thái |
Câu 6. Em hãy gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau và cho biết chủ ngữ đó được dùng để làm gì? (1 điểm)
Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 7. Cho câu chủ đề sau “Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm”, viết đoạn văn (từ 3-4 câu) cho chủ đề trên: (1 điểm)
……………………………………………………………………………………
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG
Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng.
Vú Tú Nam
2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn tả cây hoa đào mà em yêu thích.
Đáp án Đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
- Trả lời câu hỏi: Nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường." vì Yết Kiêu có cách đánh địch lạ lùng. Không dùng binh khí để chém giết mà lấy dùi đục đánh chìm thuyền địch.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ.
Câu 2. (0,5 điểm)
B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn nhang đó.
Câu 3. (1 điểm)
D. Cả A và B
Câu 4. (1 điểm)
gầy gò / dong dỏng / hồi hộp / mập mạp / lênh khênh
Câu 5. (1 điểm)
Hai động từ chỉ hoạt động | Hai tính từ chỉ trạng thái |
Nắm tay, ngồi xuống | Háo hức, ngượng ngùng |
Câu 6. (1 điểm)
Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Chủ ngữ đó được dùng để cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là con ngỗng.
Câu 7. (1 điểm)
Bài làm tham khảo
Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, thì cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em.
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn tả cây hoa đào mà em yêu thích. Câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài làm tham khảo
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trăm hoa khoe sắc tỏa hương, không gian tràn ngập sắc hoa, hương hoa. Nhắc đến Tết, người ta liền nhanh chóng nghĩ ngay tới hoa đào – cũng là loài hoa mà em rất thích.
Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân, của ngày Tết không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là của rất nhiều nước phương Đông nữa. Hoa đào có 5 cánh, mỗi cánh hoa hơi khum khum lại, chụm vào nhau bảo vệ nụ hoa mỏng manh bên trong. Cánh hoa đào to bằng móng tay người lớn, có đủ màu sắc khác nhau tùy thuộc vào loại hoa đào. Đào phai, đào mốc có màu hồng nhạt; đào bích lại có sắc hồng thắm đậm hơn. Nhụy hoa màu trắng nhạt, từng nhị phấn xếp cạnh nhau tạo thành một đài nhụy vô cùng khéo léo.
Đỡ lấy cả bông hoa chính là đài hoa xanh biếc. Hoa đào khi còn là nụ cũng vô cùng đẹp. Nụ hoa nho nhỏ xinh xinh, chúm chím như nụ cười nàng thiếu nữ, e ấp dưới mưa xuân. Để rồi khi những tia nắng ấm áp xuất hiện, khi những dòng người tấp nập đi dạo chợ xuân, khi không khí ngày Tết đã gần như bao trùm lấy không gian, khi ấy, những cánh hoa đào chậm rãi bung nở, để lộ ra nhụy hoa xinh đẹp bên trong, khoe hương khoe sắc cho đời. Hoa đào là một nét đẹp đặc trưng của văn hóa cố truyền Việt Nam, là một đặc trưng không thể thiếu, tô điểm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Em rất yêu loài hoa này. Hoa đào dương như đã sớm trở thành một biểu tượng đẹp trong trái tim em, vĩnh viễn không bao giờ có thể bị thay thế.
Tải về để nhận đầy đủ 05 Đề ôn thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo