Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm sao chép với mục đích thương mại.
A. Phần đọc Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Học sinh luyện đọc và đọc thuộc lòng với các văn bản trong SGK Tiếng Việt 4, Tập 1, Chân trời sáng tạo từ Tuần 10 đến Tuần 16. Gồm các văn bản sau:
Chủ điểm: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ
- Bài 1: Yết Kiêu
- Bài 2: Mạc Đĩnh Chi
- Bài 3: Sáng tháng Năm
- Bài 4: Trống đồng Đông Sơn
- Bài 6: Kì quan đê biển
- Bài 7: Chuyện cổ tích về loài người
- Bài 8: Những mùa hoa trên cao nguyên đá
Chủ điểm: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH
- Bài 1: Ở Vương quốc Tương Lai
- Bài 2: Cậu bé ham học hỏi
- Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong
- Bài 4: Cây táo đã nảy mầm
- Bài 5: Hái trăng trên đỉnh núi
- Bài 6: Hướng dẫn tham gia cuộc thi vẽ
- Bài 7: Nếu chúng mình có phép lạ
- Bài 8: Những giai điệu gió
B. Phần Luyện từ và câu lớp 4 Chân trời sáng tạo
1. Danh từ, động từ, tính từ lớp 4
a) Danh từ
- Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, thời gian, hiện tượng tự nhiên…). Danh từ chia thành hai loại:
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (người, địa phương…)
- Danh từ chung: tên gọi chung của sự vật
- Ví dụ danh từ
- Danh từ riêng: Hải Anh, Minh Giang, Hàn Quốc, Việt Nam, Hải Phòng…
- Danh từ chung: hòn đá, bánh kem, quyển vở, giọt mưa, cá heo, gió mùa, tia nắng…
b) Động từ
- Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật
- Động từ được chia thành 2 nhóm chính là:
- Động từ chỉ hoạt động
- Động từ chỉ trạng thái
- Ví dụ về động từ
- Động từ chỉ hoạt động: chạy, nhảy, nói, cười, ăn, viết, trồng, cấy, thu hoạch, lau dọn, bay, rơi…
- Động từ chỉ trạng thái: hơn, thua, hóa, biến, được, chịu, băn khoăn, lo lắng, hồi hộp…
c) Tính từ
- Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái…
- Phân loại tính từ: có thể chia thành 3 loại:
- Tính từ chỉ đặc điểm
- Tính từ chỉ tính chất
- Tính từ chỉ trạng thái
- Ví dụ về tính từ:
- Tính từ chỉ đặc điểm: vuông vắn, xinh tươi, héo úa, hèn nhát, dũng cảm…
- Tính từ chỉ tính chất: nặng nề, nhẹ nhàng, nông cạn, hiệu quả, vô bổ, thực tế…
- Tính từ chỉ trạng thái: rực rỡ, u tối, mới mẻ, yên tĩnh, phẳng lặng, gập ghềnh, phấp phới…
↪ HS ôn luyện, củng cố với hơn 60 bài tập (có đáp án chi tiết) trong file tải về
2. Sử dụng từ điển lớp 4
Hướng dẫn các bước sử dụng từ điển:
- Bước 1. Chọn loại từ điển phù hợp với mục đích sử dụng.
- Bước 2. Đọc phần giới thiệu hoặc hướng dẫn sử dụng để hiểu cách sắp xếp các mục từ và một số thông tin khác.
- Bước 3. Tìm hiểu các chữ viết tắt trong từ điển.
- Bước 4. Tra nghĩa của từ cần tìm:
- B1: Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ.
- B2: Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm đến từ cần tra.
- B3: Đọc kĩ phần giải thích nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp. Với từ có nhiều nghĩa, nghĩa phổ biến nhất được ghi đầu tiên.
3. Biện pháp nhân hóa lớp 4
- Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả sự vật, hoặc trò chuyện với vật như trò chuyện với người
- Tác dụng: nhân hóa giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi
↪ HS ôn luyện, củng cố với hơn 10 bài tập lớn (có đáp án chi tiết) trong file tải về
C. Phần viết Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Học sinh ôn luyện và củng cố kĩ năng viết với các chủ đề đã học từ tuần 10 đến tuần 16 tại đây:
1. Thuật lại một sự việc lớp 4
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường hoặc lớp em.
↪ HS tham khảo các bài mẫu hay tại đây:
- Dàn ý chi tiết: Lập dàn ý Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường
- Bài văn Ngắn gọn: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lớp 4 Ngắn gọn
- Bài văn Chi tiết: Viết bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
2. Viết giấy mời lớp 4
Đề bài:
- Đề a: Mời bạn đến dự sinh nhật.
- Đề b: Mời bố mẹ hoặc các bạn lớp khác đến dự một hoạt động do lớp em tổ chức.
↪ HS tham khảo các mẫu giấy mời sau:
- Đề a: Viết giấy mời bạn đến dự sinh nhật
- Đề b: Viết giấy mời bố mẹ hoặc các bạn lớp khác đến dự một hoạt động do lớp em tổ chức
3. Viết thư lớp 4
Đề bài:
- Đề a: Viết thư gửi cho một người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em.
- Đề b: Viết thư điện tử cho một người bạn mới quen hoặc một người bạn ở xa để thăm hỏi.
↪ HS tham khảo các bức thư mẫu tại đây:
- Đề a. Viết thư gửi cho một người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em.
- Đề b. Viết thư điện tử cho một người bạn mới quen hoặc một người bạn ở xa để thăm hỏi
4. Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4
Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.
↪ HS tham khảo các đoạn văn mẫu về chủ đề này tại đây Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,... lớp 4
5. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc lớp 4
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết.
↪ HS tham khảo các đoạn văn mẫu về chủ đề này tại đây Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết lớp 4
6. Viết đoạn văn nêu lý do thích một câu chuyện lớp 4
Đề bài:
- Đề a: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe.
- Đề b: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn.
↪ HS tham khảo các đoạn văn mẫu thuộc các đề văn trên tại đây:
- Đề a. Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe .
- Đề b. Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn.
D. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 Chân trời sáng tạo
HS tham khảo với các đề thi được biên soạn theo Thông tư 27 thuộc chương trình Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo tại đây:
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024