Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

TOP 7 Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 lớp 4

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng

Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Mẫu 1

Mấy ngày hôm nay, những con đường lại rộn ràng với sắc hoa rực rỡ, bởi lại một mùa Tết nữa lại về: Tết của người giáo viên. Hòa chung trong bầu không khí rộn ràng đó, trường em cũng tổ chức lễ kỷ niệm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam vào sáng ngày 20-11. Đó là chương trình được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho những người học trò bày tỏ tình cảm và sự biết ơn đối với các thầy cô giáo của mình.

Trong chương trình hôm đó, ngoài những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các học sinh và thầy cô chuẩn bị. Em còn được lắng nghe những bài phát biểu và chia sẻ của các bạn học sinh dành cho thầy cô giáo. Những bài phát biểu đó vừa ngây thơ, trong sáng, vừa thấm đượm tình yêu thương và biết ơn chân thành. Nhưng xúc động và khiến em ấn tượng nhất, phải nhắc đến bài chia sẻ của cô Ngọc Ngà - giáo viên dạy Địa lý mới về hồi đầu năm của trường em. Theo lời cô Ngà giới thiệu, trước đây, cô ấy từng là học sinh của trường. Đặc biệt hơn, cô giáo chủ nhiệm của cô Ngà trước đây là cô Tâm hiện vẫn đang giảng dạy ở đây. Nhờ vậy, bằng một cách may mắn và duyên phận sắp đặt, cô Ngà đã trở thành đồng nghiệp của cô giáo mình. Theo cô ấy chia sẻ, những ngày đầu về trường với vai trò là một giáo viên, cô ấy đã có rất nhiều những bỡ ngỡ và lo lắng. Nhưng nhờ có cô Tâm chủ động chỉ dẫn, dẫn dắt và giảng giải, hướng dẫn tận tình, mà cô Ngà đã vượt qua những khó khăn ban đầu đó, tiếp tục vững bàn tay cầm phấn. Có thể nói, một lần nữa cô Ngà lại trở thành người học trò của cô Tâm, một lần nữa lại được học hỏi những điều hay, ý đẹp từ cô giáo cũ của mình. Sau bài chia sẻ xúc động ấy, cô Ngà xin phép được tặng hoa và ôm chầm lấy cô Tâm trên sân khấu. Hai cô trò ôm nhau khiến khán giả như em và các bạn học sinh khác cũng rất xúc động, đồng loạt vỗ tay hưởng ứng. Các thầy cô giáo khác cũng vui vẻ không hề kém chúng em. Ai cũng mỉm cường rạng rỡ, quay sang nhìn nhau gật đầu đầy trìu mến.

Từ sau sự kiện ngày hôm đó, chúng em ai cũng càng thêm yêu quý, trân trọng các thầy cô giáo của mình. Bởi biết đâu trong tương lai, chúng em sẽ một lần nữa được trở thành học trò của thầy cô trong một vai trò và vị trí khác. Giống như cô Ngà và cô Tâm thì sao?

Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Mẫu 2

Mỗi năm một lần, vào ngày 20-11 trường em sẽ tổ chức lễ kỉ niệm tại hội trường để tri ân các thầy cô. Năm nay lễ kỉ niệm cũng được tổ chức hoành tráng với các tiết mục văn nghệ được tập luyện từ trước đó cả tháng. Trong số đó, tiết mục văn nghệ mở màn cũng là tiết mục văn nghệ được tất cả mọi người yêu thích nhất.

Tiết mục văn nghệ mở màn, do các thầy cô của trường em tập luyện và biểu diễn. Em rất bất ngờ với tiết mục này vì chúng em không thấy các thầy cô tập luyện ở trường lần nào cả. Hôm nay, các thầy cô mặc trang phục thật đẹp, với màu chủ đạo là màu xanh dương. Ai cũng trang điểm nhẹ, vừa xinh đẹp lại tươi tắn. Điều đặc biệt nhất, là các thầy cô không tiến lên sân khấu ngay từ đầu, mà vừa hát vừa tiến về sân khấu từ dưới sân trường. Nhờ vậy, mà vừa hát, thầy cô vừa tương tác được với các bạn học sinh. Cô Hải Hà có đi qua phía lớp em, thế là các bạn trong lớp ủa lên, xin nắm tay cô giống như một buổi họp fan vậy. Nhờ thế, mà không khí tiết mục văn nghệ trở nên sôi động hơn hẳn.

Nhưng thú vị hơn , chính là phần múa phụ họa. Các thầy cô đóng vai học sinh cũng quàng khăn quàng đỏ, đeo balo nhưng trông thật buồn cười. Đội múa phụ họa là các thầy giáo có dáng người cao lớn, khi khoác lên mình chiếc cặp thì trông thật là hài hước. Khi các thầy xuất hiện, cả trường cười ồ lên ngay. Các hoạt cảnh kết hợp giữa người hát và người múa cũng rất duyên dáng. Thầy cô tái hiện hình ảnh chúng em đi học muộn, ăn quà vặt trong giờ, nói chuyện riêng rất chân thực. Lúc này, em chợt nhận ra, trước khi là một giáo viên, thì các thầy cô cũng là một học sinh như chúng em mà thôi.

Kết thúc tiết mục văn nghệ, các thầy cô xếp thành một hàng ngang và cúi chào khán giả. Mọi người vỗ tay rào rào, có bạn thậm chí còn đứng dậy để vỗ tay cho thêm khí thế. Với nhiệm vụ mở màn chương trình văn nghệ và khuấy động không khí, tiết mục của các thầy cô đã hoàn thành xuất sắc hơn cả mong đợi rồi.

Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Mẫu 3

Mỗi năm một lần, trường em sẽ tổ chức một lễ kỉ niệm long trọng vào ngày 19-11 nhằm tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người. Lễ kỉ niệm đó có tên là “Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11”, diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa được chuẩn bị công phu từ cả tháng trước đó.

Lễ kỉ niệm diễn ra từ 8h sáng đến 11h, kéo dài với sự hiện diện của học sinh, phụ huynh, thầy cô trong nhà trường. Và quý hơn nữa, chính là sự hiện diện của các cựu giáo viên đã nghỉ hưu của trường. Trong các hoạt động của lễ kỉ niệm, em ấn tượng và yêu thích nhất tiết mục văn nghệ của các cô giáo trong trường với ca khúc mang tựa đề “Bài ca người giáo viên nhân dân”. Ca khúc ấy mỗi năm đều được biểu diễn trong lễ kỉ niệm một lần, bởi giai điệu dễ nghe và ý nghĩa truyền cảm trong ca từ. Nhưng năm nay, tiết mục ấy lắng đọng và nhiều cảm xúc hơn, bởi người thể hiện là các cô giáo sắp về hưu và các cô giáo đã về hưu. Các cô đã dành cả tuổi trẻ của mình để chèo chiếc thuyền đưa biết bao thế hệ học sinh qua con sông tri thức. Các cô là người mẹ thứ hai của rất nhiều các bạn nhỏ bằng tất cả tình yêu thương. Trên sân khấu hôm đó, các cô cùng mặc áo dài màu xanh thiên thanh. Các cô đều đã có tuổi, mái tóc lấm tấm sợi bạc. Bàn tay đã nhăn nheo sau biết bao năm cầm phấn. Các cô cũng không cao đồng đều, xinh đẹp như các cô giáo trẻ. Nhưng trong mắt những người học trò như chúng em, các cô giáo ấy đều đẹp lắm. Các cô hiền từ và phúc hậu, từ tốn và dịu dàng. Lời bài hát được cất lên không chỉ chứa đựng niềm tự hào về nghề giáo, mà còn là niềm tự hào về chính bản thân các cô khi đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc trồng người. Ở dưới khán đài, chúng em say sưa lắng nghe, vẫy tay theo nhịp nhạc. Các thầy cô giáo trẻ cũng rơm rớm nước mắt vì xúc động. Tiết mục văn nghệ ấy được các cô giáo chuẩn bị từ một tháng trước, chỉ để biểu diễn trong vòng gần 5 phút. Khi tiếng nhạc dừng lại, em và tất cả mọi người đồng loạt đứng dậy, vỗ tay liên tục để thể hiện tình cảm của mình với những người ca sĩ đặc biệt.

Tiết mục văn nghệ ấy chính là tiết mục hay nhất, ý nghĩa nhất của toàn bộ lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Mãi đến những hôm sau, chúng em vẫn còn kể về tiết mục ấy. Thật tự hào biết bao, khi được là một khán giả của sân khấu ngày hôm ấy.

Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 Ngắn gọn

↪ Tham khảo TOP 2 bài văn ngắn gọn và đầy đủ ý tại đây Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lớp 4 Ngắn gọn

Đoạn văn Thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

↪ Tham khảo TOP 2  đoạn văn ngắn tại đây Viết đoạn văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường

Chia sẻ, đánh giá bài viết
120
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm