Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4
Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4
- Dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4
- Dàn ý Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Mẫu 1
- Dàn ý Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Mẫu 2
- Dàn ý Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Mẫu 3
- Viết bài văn Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4
Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!
Dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4
a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
b) Thân bài: Kể câu chuyện theo trình tự các sự việc, chú ý kể đủ các nhân vật, tình huống chính,… của câu chuyện.
c) Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… và những liên tưởng, suy luận của em về câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng) hoặc chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện (theo cách kết bài không mở rộng).
Dàn ý Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu một câu chuyện đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt: Câu chuyện Anh em sinh đôi (Bài 3 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 1)
b) Thân bài: Kể lại các sự việc chính trong câu chuyện:
- Khánh và Long là hai anh em sinh đôi có ngoại hình giống hệt nhau, nên lúc còn nhỏ mọi người thường không phân biệt được Khánh và Long
- Khi còn bé, Long rất khoái chí khi mọi người không phân biệt được mình và anh Khánh, nhưng càng lớn thì cậu càng không cảm thấy thú vị nữa
- Long rất khó chịu khi bị ai gọi nhầm là anh Khánh, vì cậu muốn là chính mình, là một cá thể riêng biệt không giống ai
- Để không bị nhận nhầm thành KHánh, Long cố gắng làm mọi thứ thật khác anh, từ cách ăn mặc, kiểu tóc đến cách nói năng, đi lại
- Khác với Long, anh Khánh hoàn toàn thoải mái với thái độ của mọi người xung quanh, vẫn làm những gì mình thích một cách tùy ý
- Một lần, trường của Long và Khánh tổ chức hội thao, nên hai người đều phải mặc đồng phục và đội mũ y hệt nhau, khiến Long lo lắng mọi người sẽ nhận nhầm mình với anh
- Tuy nhiên, xuyên suốt hội thao, không bạn nào nhận nhầm Long và anh Khánh cả, khiến cậu rất bất ngờ và tò mò
- Các bạn đã giải thích cho Long hiểu rằng, cậu rất khác với anh Khánh về tính cách và thái độ hằng ngày (anh Khánh nhanh nhảu còn Long chậm rãi, anh Khánh hay cười còn Long thì nghiêm túc)
- Mọi người cũng nói rằng trước đây hay tỏ ra nhận nhầm Long với anh Khánh thì chỉ là để trêu cậu mà thôi
- Nhờ vậy, mọi khúc mắc trong lòng Long được giải tỏa, cậu vui vẻ bật cười khoái chí cùng anh Khánh và các bạn
c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện mình vừa kể
Dàn ý Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Mẫu 2
a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt mà em muốn kể lại: Công chúa và người dẫn chuyện (Bài 4 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 1)
b) Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình tự thời gian:
- Cô bé Giét-xi được chọn đóng vai công chúa trong vở kịch của lớp
- Giét-xi rất vui và chăm chỉ tập luyện ở nhà cùng mẹ, để có thể hoàn thành tốt vai diễn
- Khi diễn tập ở lớp, Giét-xi không thể nhớ được lời thoại, do căng thẳng trước đám đông
- Cô giáo đổi vai công chúa cho bạn khác, còn Giét-xi được giao vai người dẫn chuyện
- Giét-xi rất buồn vì không còn được đóng vai công chúa - vai chính của vở kịch
- Mẹ đã rủ Giét-xi cùng ra vườn, mượn câu chuyện giữa hoa dại và hoa hồng để giúp cô bé hiểu được ý nghĩa của vai diễn người dẫn chuyện
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện vừa kể
- Bài học mà em nhận được từ câu chuyện đó
Dàn ý Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Mẫu 3
a) Mở bài: Giới thiệu một câu chuyện đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt: Câu chuyện Con vẹt xanh (Bài 13 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 1)
b) Thân bài: Kể lại các sự việc chính của câu chuyện:
- Trong vườn nhà Tú xuất hiện một con vẹt nhỏ bị thương ở cánh, Tú đã đưa vẹt vào nhà và chăm sóc nó rất chu đáo, cẩn thận
- Mỗi ngày khi đi học về, Tú liền chạy đến bên con vẹt nhỏ để cho nó ăn và chơi với nó
- Tú tập nói cho vẹt, nhưng chú vẹt con vẫn chưa thể nói được
- Khi Tú đang chơi với vẹt, thì anh trai gọi Tú ra phụ anh, Tú phụng phịu trả lời anh trống không “Cái gì?”, “Kêu chi kêu hoài”, rất thiếu lễ phép
- Một ngày nọ, con vẹt của Tú bỗng cất tiếng nói sau bao ngày tập luyện, Tú rất mừng nên gọi các bạn đến nhà cùng xem
- Tuy nhiên, khi Tú gọi vẹt nói chuyện, Vẹt chỉ nhại lại những lời trống không, thiếu lễ phép của Tú khi Tú nói chuyện với anh trai
- Tú cảm thấy buồn vì mình chăm sóc vẹt và yêu thương nó như vậy, mà nó lại nói chuyện trống không với mình
- Nhưng Tú chợt nhận ra, bản thân mình cũng đã có lời nói thiếu lễ phép với anh trai của mình
- Tú hối hận và nhận ra lỗi sai của mình, quyết tâm thay đổi
c) Kết bài:
- Ý nghĩa của câu chuyện Con vẹt xanh
- Bài học em rút ra sau khi đọc câu chuyện Con vẹt xanh
Viết bài văn Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4
>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây: Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4