Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách làm bài văn kể chuyện lớp 4

Cách làm bài văn kể chuyện lớp 4

Cách làm bài văn kể chuyện lớp 4 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp trình bày các yêu cầu, phương pháp thực hiện một bài văn kể chuyện và các dạng bài chủ đề văn kể chuyện lớp 4 giúp các em học sinh hiểu và biết cách làm văn dạng này.

1. Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích

→ Tham khảo các dàn ý chi tiết và hay nhất tại Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích lớp 4

2. Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt

→ Tham khảo các dàn ý chi tiết và hay nhất tại Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4

3. Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em

→ Tham khảo các dàn ý chi tiết và hay nhất tạ i Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em lớp 4

I. Yêu cầu của bài tập làm văn (TLV) kể chuyện lớp 4

Trong phần luyện tập, các em đã được học về cách viết từng phần của một bài văn kể chuyện (Mở bài: mở đầu câu chuyện; Thân bài: diễn biến câu chuyện; Kết luận: kết thúc câu chuyện). Các em đã luyện tập cách xây dựng tính cách nhân vật, tả nhân vật truyện. Từng bước xây dựng diễn biến truyện, phát triển diễn biến để tạo thành cốt truyện. Bài TLV kể chuyện là bước cuối cùng: dựa vào cốt chuyện đã xây dựng (hoặc sẵn có, hoặc chứng kiến, tham gia), các em kể lại câu chuyện ấy.

Yêu cầu của bài TLV kể chuyện:

- Trình bày chuyện kể bằng lời văn của các em theo dàn bài cơ bản văn kể chuyện. Các em kể lại đúng thứ tự diễn biến câu chuyện theo trình tự không gian hoặc thời gian. Trong khi kể, các em tả ngoại hình nhân vật, tính cách nhân vật và cần mô tả sinh động, hấp dẫn các tình tiết diễn ra trong truyện. Các em kể chuyện bằng lời văn của mình thể hiện nhận thức, cảm xúc của các em về câu chuyện chứ không sao chép nguyên văn truyện kể.

- Cần viết câu ngắn gọn, mạch lạc, chấm câu đúng và viết đúng chính tả.

- Bám sát yêu cầu đề bài, tránh lan man, lạc đề.

II. Phương pháp thực hiện một bài văn TLV kể chuyện Tiếng Việt 4

Các em dựa vào dàn bài cơ bản văn kể chuyện (Phần 1) để thực hiện bài văn viết theo yêu cầu đề bài. Để viết một bài TLV kể chuyện, các em tuần tự làm các bước sau:

Bước 1: Đọc kĩ đề, phân tích yêu cầu đề bài.

- Đọc kĩ đề bài, gạch dưới mệnh lệnh đề ra (là các từ: kể, viết tiếp, hãy tưởng tượng và kể, thay lời nhân vật, đóng vai, phát triển...); xác định vị trí nhân xưng khi kể chuyện.

Mệnh lệnh đề bài giúp các em nhận dạng hình thức kể chuyện thuộc dạng nào: văn kể chuyện cơ bản hay văn kể chuyện sáng tạo.

- Ở văn kể chuyện cơ bản: các em là người dẫn chuyện.

- Ở văn kể chuyện sáng tạo: các em có thể là nhân vật trong truyện, kể chuyện theo lời kể của một trong các nhân vật trong truyện, các em xây dựng cốt truyện riêng theo cốt truyện cơ bản kết hợp với trí tưởng tượng của chính các em.

Việc phân biệt được dạng văn nào rất quan trọng vì các em sẽ thực hiện bài viết của mình đúng vị trí nhân xưng dẫn chuyện theo đề bài yêu cầu.

Bước 2: Nắm vững nội dung câu chuyện kể

- Câu chuyện kể thuộc loại gì? (Truyện cổ tích, truyện theo chủ đề, truyện đã nghe thầy cô giáo kể, truyện trong chương trình học...).

Các em tìm đọc nội dung truyện kể đó.

- Nội dung câu chuyện sắp kể có thể được thể hiện bằng một đoạn kịch, một bài thơ. Các em phải nắm vững nội dung đoạn kịch, bài thơ đó.

- Câu chuyện sắp kể là một chuyện thực tế (các em chứng kiến hay tham gia).

Các em ghi lại diễn biến các sự việc đã xảy ra theo trình tự thời gian hoặc không gian.

Bước 3: Lập bàn bài chi tiết.

Dựa vào dàn bài cơ bản văn kể chuyện, lập bàn bài chi tiết theo đề bài cho:

- Mở đầu câu chuyện: nơi chốn, thời gian xảy ra câu chuyện. Giới thiệu nhân vật chính của truyện.

- Diễn biến câu chuyện:

Thứ tự thời gian Nhân vật Sự việc

Ghi theo câu chuyện Ghi từng nhân vật Ghi từng sự việc

- Kết thúc câu chuyện: kết quả các sự việc diễn ra như thế nào? Nêu nhận định, cảm xúc của em về câu chuyện.

Bước 4: Trình bày bài viết.

- Mở đầu (mở đầu câu chuyện): vận dụng mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp để giới thiệu câu chuyện định kể.

- Thân bài (diễn biến câu chuyện): kể lại câu chuyện theo diễn biến câu chuyện, các tình tiết của truyện theo trình tự không gian hoặc thời gian.

- Kết luận (kết thúc câu chuyện): vận dụng kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng để kết thúc bài văn.

Lưu ý quan trọng:

Các em cần phân biệt môn kể chuyện với tập làm văn kể chuyện. Toàn bộ bài làm về chuyện kể trong tập sách này là tập làm văn kể chuyện. Tác giả soạn theo chủ đề nhằm cung cấp tư liệu cho các em làm văn, chương trình bắt buộc là các bài trong sách Tiếng Việt (cũng được soạn trong tập sách này).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
288
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Kể chuyện lớp 4

    Xem thêm