Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em lớp 4

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em lớp 4 gồm các bài báo cáo mẫu hay, đa dạng do đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn, phỏng theo các yêu cầu và gợi ý của những đề bài thuộc phần Viết - môn Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối, Chân trời và Cánh Diều).

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

Dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4

a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

b) Thân bài: Kể câu chuyện theo trình tự các sự việc, chú ý kể đủ các nhân vật, tình huống chính,… của câu chuyện.

c) Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… và những liên tưởng, suy luận của em về câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng) hoặc chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện (theo cách kết bài không mở rộng).

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em - Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em mà em muốn kể lại: câu chuyện Anh em sinh đôi

b) Thân bài: kể lại nội dung của câu chuyện theo trình tự thời gian:

  • Khánh và Long là hai anh em sinh đôi nên có ngoại hình giống nhau như đúc
  • Càng lớn, Long càng khó chịu khi bị nhầm thành anh trai, nên luôn tìm cách trở nên thật khác anh từ ngoại hình đến giọng điệu
  • Trong hội thao của trường, Long lo rằng mọi người sẽ nhận nhầm mình và anh Khánh khi cả hai mặc đồng phục giống nhau
  • Tuy nhiên, các bạn không ai nhận nhầm cả, vẫn luôn cổ vũ đúng tên từng người
  • Các bạn giải thích rằng, tuy có ngoại hình giống nhau, nhưng tính cách của Long và Khánh hoàn toàn khác nhau, nên không thể nhầm được
  • Long cảm thấy vui vẻ, vì mình không bị nhầm lẫn với người khác

c) Kết bài:

  • Tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện vừa kể
  • Bài học mà em nhận được từ câu chuyện đó

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em - Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em: Công chúa và người dẫn chuyện

b) Thân bài: Kể lại các sự việc chính trong câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện

  • Giét-xi được cô giáo chọn đóng vai công chúa trong vở kịch của lớp, cô bé rất vui
  • Khi về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe, và chăm chỉ tập luyện lời thoại mỗi tối với mẹ
  • Tuy lúc ở nhà Giét-xi rất nhanh thuộc lời thoại, nhưng khi lên sân khấu diễn thử thì cô bé lại quên hết
  • Vì vậy, cô giáo chuyển Giét-xi sang vai dẫn chuyện cho vở kịch
  • Giét-xi rất buồn vì không còn được đóng vai chính
  • Thấy Giét-xi buồn, mẹ rủ cô bé ra vườn nhổ cỏ và dạy cho cô bé một bài học ý nghĩa ở đây
  • Mẹ đề nghị nhổ hết cỏ và hoa dại trong vườn, chỉ để lại hoa hồng thôi, nhưng Giét-xi cho rằng hoa dại cũng rất đẹp, không nên nhổ nó đi
  • Từ đó, mẹ nói với Giét-xi rằng, vai diễn người dẫn chuyện cũng rất quan trọng với vở kịch, chứ không nhất định phải là vai công chúa

c) Kết bài:

  • Suy nghĩ của em về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện
  • Bài học mà em nhận được sau khi đọc câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện.

----------------------------------------------

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4, Tập làm văn lớp 4Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn. Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4.

Đánh giá bài viết
24 2.301
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm