Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kể chuyện về lòng trung thực Những hạt thóc giống lớp 4

Kể lại câu chuyện Những hạt thóc giống lớp 4

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Kể chuyện về lòng trung thực Những hạt thóc giống

“Những hạt thóc giống” là câu chuyện hay và ý nghĩa về lòng trung thực mà em được biết đến. Bằng cách kể chuyện thú vị, kịch tính, tác giả đã thu hút người đọc vào mạch chuyện và dễ dàng truyền tải bài học ý nghĩa về lòng trung thực trong cuộc sống.

Nhân vật chính trong câu chuyện là Chôm - một cậu bé nhà nghèo hết sức bình thường, nhưng đặc biệt hiền lành và thật thà. Vị vua của đất nước mà Chôm ở là một vị vua tốt, yêu nước và thương dân. Dưới sự cai trị của ông, nhân dân yên chí làm ăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng đến nay, nhà vua đã nhiều tuổi rồi, nhưng vẫn chưa có con nối dõi nên đã ra quyết định chọn một người dân thật xứng đáng trong vương quốc để nối ngôi của mình. Nghĩ là làm. Nhà vua triệu tập toàn bộ người dân trong vương quốc lại và thông báo về tiêu chí nối ngôi. Ông phát cho mỗi người dân một nắm thóc và nói rằng sau một năm, ai trồng ra nhiều thóc nhất từ nắm thóc đó thì sẽ được nối ngôi vua.

Sau sự kiện đó, người dân cả nước hối hả cày ruộng, trồng lúa. Riêng Chôm thì loay hoay mãi chẳng thể trồng nổi một cây lúa nào. Nhìn ruộng lúa xung quanh, nhà nào cũng tươi tốt, hạt thóc căng mẩy, trĩu hết thân lúa mà Chôm ao ước. Nhìn lại ruộng nhà mình chẳng mọc nổi một mầm cây, cậu buồn bã vô cùng. Sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, Chôm quyết định chấp nhận sự thật bản thân chẳng thể nào trồng được lúa từ hạt giống vua ban. Chờ ngày nhà vua triệu kiến, cậu sẽ nói sự thật với nhà vua chứ không gian dối. Dù kết quả thế nào, cậu vẫn sẽ chấp nhận.

Cuối cùng, ngày nhà vua triệu tập nhân dân đến nộp thóc cũng tới. Hòa vào dòng người nô nức chở thóc lúa, lòng Chôm nặng trĩu theo từng bước chân. Khi đứng trước cung điện, cậu bé khiến nhà vua bất ngờ vì đến tay không. Khi ngài gọi cậu vào hỏi chuyện, Chôm run run nghẹn ngào thú nhận với nhà vua rằng mình không trồng được một cây lúa nào cả. Nói rồi, cậu cúi gằm mặt xuống, chờ bản án của mình. Nhưng cậu không ngờ rằng, nhà vua không hề trách phạt, mà dịu dàng xoa đầu cậu và kéo cậu lại gần. Sau đó, nhà vua từ tốn quan sát toàn bộ người dân phía trước và nói rằng: Số thóc ta phát cho các ngươi đều đã được luộc chín kĩ, nên nó không thể nào nảy mầm được. Chỉ một lời nói đó đã làm sáng tỏ chân tướng sự việc. Những người khác vì lòng tham ngôi báu nên đã gian dối, lén trồng lúa từ hạt giống của mình. Duy chỉ có Chôm là dám nói ra sự thật, mặc kệ nguy cơ bị trách phạt. Hành động đó không chỉ cho thấy lòng trung thực mà còn thể hiện sự dũng cảm của Chôm. Và đó chính là những phẩm chất mà nhà vua cần tìm cho người kế thừa ngôi báu. Vì vậy, Chôm được nhà vua chọn là người kế thừa ngôi vua, đón vào cung để dạy dỗ. Sau này, Chôm đã trở thành một vị vua tốt mà nhân dân yêu mến, kính trọng.

Từ nhân vật cậu bé Chôm trong câu chuyện “Những hạt thóc giống”, em hiểu được ý nghĩa của tấm lòng trung thực trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta trở thành một người được kính trọng và yêu mến. Do đó, em cũng luôn tự nhủ bản thân rằng phải sống trung thực, dám nói lên sự thật và lẽ phải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm