Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý Tả con vật lớp 4 Hay nhất (52 mẫu)

Hướng dẫn Lập dàn ý Tả con vật

1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)

  • Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

2. Thân bài:

- Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)

  • Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
  • Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

  • Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
  • Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...
  • Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

3. Kết luận:

  • Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

Dàn ý Tả con vật nuôi trong nhà

a) Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi trong nhà mà em muốn miêu tả

  • Con vật đó thuộc giống/loài nào? Năm nay bao nhiêu tuổi?
  • Con vật đó do ai trong gia đình em nuôi và chăm sóc? Đến nay đã được bao nhiêu năm rồi

b) Thân bài:

- Miêu tả đặc điểm ngoại hình của con vật:

  • Con vật đó có chiều cao/chiều dài, cân nặng như thế nào? So với những con vật cùng loài và cùng độ tuổi thì có gì khác biệt?
  • Bộ lông/lớp vảy/lớp da của con vật đó có đặc điểm gì? (màu sắc, độ dày, cảm giác khi sờ vào…)
  • Phần đầu của con vật có hình dáng, kích thước ra sao? Các bộ phận trên đầu con vật có đặc điểm gì? Có đặc điểm nào tiêu biểu cho giống loài hoặc cho độ tuổi của con vật đó không?
  • Phần bụng của con vật có đặc điểm gì? Nhờ điều gì mà nó có đặc điểm như thế?
  • Con vật đó có chân không? Chân của nó có đặc điểm gì (về độ dài, kích thước, ngón…) Hay con vật đó di chuyển bằng bộ phận khác (cánh, vây….)
  • Con vật đó có đuôi không? Đuôi của nó có chiều dài, đặc điểm, công dụng như thế nào/

- Miêu tả đặc điểm tính cách, hoạt động của con vật:

  • Con vật đó thích ăn những gì? Có thường xin em ăn đồ ăn vặt nào không?
  • Hằng ngày, con vật đó dành nhiều thời gian nhất để làm gì? Vì sao?
  • Con vật đó thường làm gì, chơi trò gì cùng em? Cảm xúc của nó và em lúc ấy?
  • Con vật đó giúp được gì cho gia đình em không?

c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho con vật mà mình vừa miêu tả

Lập dàn ý Tả con vật

a) Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả

  • Đó là con vật gì? Nó có tên không?
  • Nó được nuôi (hoặc sinh sống) ở đâu?

b) Thân bài

- Giới thiệu các thông tin khái quát và ngắn gọn về con vật đó:

  • Con vật thuộc giống loài gì? (Ví dụ: nếu là chó thì có các giống như chó mực, chó huski, chó Phú Quốc, chó đốm, chó corgi, chó alaska…)
  • Con vật hiện bao nhiêu tuổi? Có kích thước cơ thể như thế nào?
  • Chiều cao, dài, cân nặng của con vật?
  • Đặc điểm nổi bật nhất trên cơ thể con vật khiến nó nổi bật so với con vật khác? (có hoặc không)

- Miêu tả ngoại hình con vật: miêu tả theo trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ trước ra sau…)

  • Miêu tả bộ lông/ bộ vảy/ lớp da bên ngoài của con vật: màu sắc, cảm giác khi chạm vào, tác dụng đối với cơ thể, cách vệ sinh/ chăm sóc…
  • Miêu tả phần đầu con vật: hình dáng, kích thước, các bộ phận ở đầu (mắt, tai, mũi, răng, miệng…), nêu chức năng hoặc khả năng đặc biệt nổi bật của các bộ phận đó
  • Miêu tả phần chân/ cánh/ vây… của con vật: hình dáng, kích thước, khả năng giúp cơ thể di chuyển…
  • Miêu tả phần đuôi (nếu có): hình dáng, kích thước, thường dùng để làm gì…

- Miêu tả hoạt động của con vật:

  • Hằng ngày, con vật thường làm gì khi chỉ có một mình? Khi có em hoặc người khác chơi cùng?
  • Con vật đó thích ăn gì, thích trò chơi gì nhất? Em có thường chơi trò chơi đó và cho nó ăn không?
  • Con vật đó giúp em và mọi người được những việc gì? (về cả tinh thần và hoạt động hằng ngày)
  • Theo em, con vật đó có cảm xúc và suy nghĩ riêng không? (biểu hiện cụ thể qua một vài hành động)

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho con vật, và những mong muốn tốt đẹp dành cho con vật đó.

(Lưu ý: đây là mẫu dàn ý chung nhất cho đề văn tả con vật, để xem thêm các dàn ý chi tiết cho từng con vật khác nhau, mời bạn kéo xuống phía dưới)

Văn tả con vật lớp 4

Tham khảo tuyển tập các bài văn mẫu hay nhất tại đây Tả con vật lớp 4 Hay Chọn Lọc

Dàn ý Tả con chó con

a) Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả: Con chó con

b) Thân bài:

- Tả khái quát về con chó con:

  • Con chó con đó có tên gọi là gì?
  • Giới tính và độ tuổi của chú chó đó
  • Chú chó thuộc giống chó nào? Có giống bố/mẹ của mình không?
  • Chú chó có kích thước, chiều cao, cân nặng như thế nào?

- Tả chi tiết ngoại hình chú chó con:

  • Bộ lông: màu sắc, độ dày,
  • Cái đầu: hình dáng, đôi mắt, đôi tai, cái mõm, đầu mũi, hàm răng, cái lưỡi, râu hai bên mõm
  • Cái cổ và phần thân: kích thước, cảm giác khi chạm vào
  • Cái đuôi và chân: chiều dài, kích thước, cấu tạo, phần chân chú ý đệm lót và móng vuốt

- Tả hoạt động của chú chó con:

  • Dành nhiều thời gian để ngủ
  • Còn phải uống sữa, ăn cháo nấu nhuyễn
  • Tò mò với mọi thứ xung quanh, thích đuổi theo các đồ vật di chuyển
  • Bắt chước mẹ canh nhà, kêu lên khi có người lạ
  • Vui mừng vẫy đuôi khi em đi học về
  • Thích được bế và hôn lên trán

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho con vật vừa miêu tả

Dàn ý Tả con gà trống (8 mẫu)

a) Mở bài: Giới thiệu chú gà trống mà em định tả:

  • Chú gà trống ấy hiện đã bao nhiêu tuổi?
  • Ai là người nuôi dưỡng và chăm sóc chú gà ấy?
  • Hiện chú gà ấy đang sinh sống ở đâu?

b) Thân bài:

- Miêu tả hình dáng của chú gà trống:

  • Chú gà trống nặng bao nhiêu kg? Kích thước to lớn như thế nào? So với những chú gà khác trong vườn thì chú có lớn hơn không?
  • Khi đứng, chú gà trống cao đến đâu của chân em?
  • Bộ lông của chú có những màu gì? Màu sắc nào chiếm chủ đạo? Bộ lông ấy có dày không? Gồm bao nhiêu lớp? Có thể bị thấm nước hay không?
  • Đầu chú gà trống có kích thước như thế nào? Phần mào của chú có màu gì? Trông như đồ vật gì? Đôi mắt của chú có hình dáng và màu sắc gì?
  • Cái mỏ của chú có màu gì? Độ cứng và sắc nhọn ra sao? Nó được dùng để làm gì?
  • Phần thân của chú gà là bộ phận lớn nhất của con gà trống. Phần thân gồm những bộ phận và đặc điểm nào?
  • Cổ của gà trống có dài không? Có khả năng cúi và ngẩng lên liên tiếp không?
  • Đuôi gà trống có đặc điểm gì? Phần lông đuôi của nó có gì đặc biệt?
  • Chân gà trống có kích thước, màu săc ra sao? Lớp da bên ngoài chân có đặc điểm gì? Móng vuốt ở chân của nó ra sao?

- Miêu tả hoạt động của chú gà trống:

  • Buổi sáng, chú gà trống sẽ làm gì?
  • Ban ngày, chú đi tuần tra và kiếm mồi như thế nào?
  • Khi có kẻ xâm nhập chuồng gà như chó, mèo, chim… chú sẽ làm gì?
  • Buổi tối chú vào chuồng đầu tiên hay cuối cùng?

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú gà trống mình vừa miêu tả

>> Tham khảo thêm: Dàn ý Tả con gà trống

Dàn ý Tả con chó (14 mẫu)

1. Mở bài:

Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng hôm nay lại xuất hiện con chó lai này đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ.

hay Mỗi khi đi học về mọi mệt mỏi, nóng nực trong người được tan biến đi đó là nhờ con chó Mực – người bạn thân thiết nhất của em.

2. Thân bài:

- Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.

  • Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ nó đã cao lớn rồi.
  • Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.
  • Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam.
  • Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
  • Đôi mắt to màu nâu sẫm.
  • Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
  • Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi màu hồng hay lè ra ngoài.

- Tả hoạt động của con chó.

  • Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm liền.
  • Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
  • Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.

3. Kết bài:

Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em.

>> Tham khảo dàn ý chi tiết: Lập dàn ý tả con chó nhà em

Dàn ý tả con chó

Dàn ý Tả con mèo (15 mẫu)

1. Mở bài: Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.

2. Thân bài

- Tả hình dáng

  • Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.
  • Lông mèo dày và rất mượt.
  • Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.
  • Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.
  • Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.
  • Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.

- Tả hoạt động, tính nết

  • Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.
  • Khi ăn từ tốn, gọn gàng.
  • Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

3. Kết luận: Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường chạy đến chỗ em mỗi khi em đi học về.

>> Tham khảo dàn ý chi tiết: Tả con mèo nhà em đạt điểm 10, 9

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật lớp 4, 5

Dàn ý Tả con bò

a. Mở bài: Giới thiệu về con bò mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Ông bà của em đã về hưu nên có nhiều thời gian rảnh. Vì vậy, ông bà đã cải tạo lại khu vườn để trồng cây cho đỡ buồn. Ông bà cũng nuôi thêm nhiều con vật như vá, gà, chó… Nhưng đặc biệt nhất theo em, chính là chú bò. Bởi từ bé đến bây giờ, đây là lần đầu tiên em nhìn thấy con vật này ở ngoài đời thực.

b. Thân bài:

- Miêu tả khái quát về con bò:

  • Năm nay con bò bao nhiêu tuổi? Nó được nuôi từ khi mới sinh hay được mua về lúc là con non?
  • Con bò cao khoảng bao nhiêu? Nặng khoảng bao nhiêu? (nếu không rõ thì có thể so sánh với các con vật, đồ vật quen thuộc)
  • Màu da của con bò là gì? Nó có lông như các vật nuôi quen thuộc khác không?

- Miêu tả chi tiết về con bò:

  • Đầu của con bò có hình dáng như đồ vật nào? Có kích thước ra sao?
  • Mắt bò có hình gì? Màu gì? Có chia thành lòng đen lòng trắng như mắt người không?
  • Cái mũi của con bò có màu gì? Thường được buộc (xỏ) đồ vật gì? Tác dụng của đồ vật đó?
  • Phần cổ của con bò có dài và to không? Đặc điểm lớp da ở cổ của nó như thế nào?
  • Bụng của bò có to không? Vì sao bụng của bò lại to như vậy? (giữ cỏ, rơm lại để tối nhai lại)
  • Bốn cái chân của bò có cao và to không? Phần móng guốc của nó có đặc điểm gì? Khi đi lại có âm thanh gì không?
  • Cái đuôi của bò giống đuôi của loài vật nào? Kích thước, độ dài ra sao?

- Hoạt động của con bò:

  • Một ngày con bò sẽ làm những gì?
  • Thức ăn của bò là gì? Ai là người chuẩn bị cho nó?
  • Con bò có thường xuyên được tắm rửa không? Chuồng của nó bao lâu sẽ được vệ sinh? Ai là người làm việc đó?

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho con bò.

Mẫu: Con bò là loài vật hiền lành và chăm chỉ, lại không gây ồn ào. Em rất thích ngắm chú ta thủng thẳng nhai từng nắm cỏ. Nhìn vừa thú vị lại thư giãn. Càng nhìn, em lại càng yêu loài vật gắn bó với người nông dân như chú ta.

Dàn ý Tả con rùa

a. Mở bài: Giới thiệu về con rùa mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Anh hai của em có nuôi một chú thú cưng vô cùng đặc biệt. Nó khác hẳn với những chú mèo, chú chó mềm mại, ồn ào mà người ta thường nuôi. Chú thú cưng đặc biệt ấy chính là một chú rùa cảnh.

b. Thân bài:

- Miêu tả ngoại hình của chú rùa:

  • Giống loài: rùa núi vàng
  • Độ tuổi: 5 tháng tuổi
  • Kích thước: to bằng ba ngón tay của người lớn
  • Bốn cái chân: to như đầu đũa, da hơi nhăn, ngón tay ngón chân có móng vuốt sắc nhọn
  • Phần đầu: to gấp đôi cái chân, đầu tròn, màu nâu, da hơi nhăn nheo như cụ già
  • Mai rùa: to lớn, cứng cáp, trơn bóng, chia thành các ô lục giác dài màu vàng nhạt, các ô có viền màu nâu, ranh giới giữa các ô là đường kẻ đen rất đẹp

- Hoạt động của con rùa:

  • Thường chỉ nằm trên mỏm đá và ngẩn người nhìn trời
  • Thích được phơi nắng trên mỏm đá nhỏ khô ráo
  • Di chuyển rất chậm chạp, chỉ nhích từng chút một, nhưng bơi thì nhanh hơn
  • Thức ăn chủ yếu là các loại rau củ, cá thịt băm nhỏ
  • Không gây ồn ào hay phá hoại các món đồ ở trong chuồng

c. Kết bài: Tình cảm và suy nghĩ của em dành cho chú rùa

Mẫu: Em thích chú rùa cảnh lắm. Ngày nào em cũng lên phòng anh hai để thăm nom chú rùa ấy. Em mong chú rùa sẽ luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Để có thể sống vui cùng anh hai và em thật lâu.

Dàn ý Tả con vẹt

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về chú vẹt mà em muốn tả
  • Gợi ý: Trên ban công nhà em, là một vườn cây cảnh nhỏ và xinh đẹp. Trên cùng có treo một chiếc lồng chim lớn như cái tivi được trang trí lộng lẫy. Đó là ngôi nhà và khu vui chơi mà cả gia đình em tạo ra để dành tặng cho Chíp - chú vẹt đáng yêu vừa tròn một tuổi.

b. Thân bài

- Miêu tả chú vẹt:

  • To hơn bàn tay của bố một chút, nặng như một cái tô đựng đầy bún
  • Toàn thân bao phủ bởi một lớp lông màu xanh dương, riêng hai bên má và bụng là màu cam
  • Cái mỏ khoằm, đen bóng rất cứng giúp chú mổ được các loại quả, hạt
  • Hai bàn chân là hai bộ móng vuốt to và sắc, giúp chú có thể bám vào bất kì địa hình nào
  • Đôi mắt chú khá nhỏ, tròn xoe và đen láy, xung quanh mắt là phần viền màu xám, như là đeo kính
  • Phần lông phía dưới mắt và má, là một nhúm màu trắng tinh, giống hệt được đánh phấn
  • Toàn thân chú có nhiều màu lông rực rỡ, không pha trộn mà tách biệt rõ ràng, giống như một chú hề
  • Cánh của vẹt không quá lớn, khi khép lại cũng chỉ dài bằng thân
  • Riêng đuôi của vẹt thì rất dài, đoạn dài nhất có thể dài hơn khoảng cách từ đầu đến mông của nó

- Hoạt động, tính cách:

  • Món ăn ưa thích của chú vẹt là các loại hoa quả, đặc biệt là những loại hạt cứng
  • Hằng ngày, chú ta thường đứng trên thanh gỗ trong lồng sung sướng sưởi nắng
  • Chú ta thường bắt chước theo tiếng nói của bố, hay phát ra các âm thanh ngộ nghĩnh khi ở một mình
  • Bây giờ, chú đã có thể nói được hai tiếng xin chào rồi
  • Là chim nhưng chú ta rất ít bay, chỉ khi nào cần về chiếc lồng được treo trên cao thì chú mới bay thôi
  • Nhưng để đảm bảo không bị lạc, bố vẫn giăng lưới quanh ban công để tạo một không gian khép kín
  • Dù vậy, mắt lưới vẫn rất to, như bàn tay em để đảm bảo chú vẹt không ra được nhưng cũng không bị bí
  • Thường ngày, chú sẽ sà xuống nền, lắc lư đi lại như người, làm cái đuôi nhỏ của bố
  • Khi đi ngủ chú mới bay về chuồng
  • Chú vẹt rất thông minh, biết làm nũng, cọ vào chân của mọi người để xin ăn

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chú vẹt
  • Gợi ý: Em thích Chíp lắm. Ngày nào em cũng dành thời gian để ngồi chơi với chú. Em còn theo bố học cách dọn dẹp chuồng và vệ sinh cho chú ta nữa. Mong rằng Chíp sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu cùng gia đình em.

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật lớp 4, 5

Dàn ý Tả con voi

1. Mở bài:

Giới thiệu con voi ở trong vườn thú. Cuối tuần vừa rồi em đã được bố mẹ cho đến chơi vườn bách thú. Tại đây có rất nhiều loài động vật khác nhau nhưng trong số đó em có ấn tượng nhất với con voi.

2. Thân bài

- Tả hình dáng

  • Con voi được nhốt trong chuồng như thế nào: cái chuồng của voi khá lớn. Ở đó được thiết kế để trông giống như một khu rừng tự nhiên, có cây cỏ, có hồ nước.
  • Tả hình dáng, kích thước của con voi. Con voi to lớn như thế nào, cái vòi của voi to như con đỉa khổng lồ, 4 cái chân như 4 cái cột đình, cái đuôi phe phẩy, hai cái tai như hai cái quạt,… Con voi có nước da màu bùn đất.
  • Con voi trưởng thành có 2 cái ngà màu trắng rất dài, nhọn và cứng.
  • Da của voi hơi nhăn nheo chứ không được mềm mịn.
  • Voi đi lại tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại đầy dũng mãnh.
  • Cái vòi của voi rất cứng cáp. Nhờ có cái vòi này mà chúng có thể làm được rất nhiều việc khác nhau. Vòi voi cũng có thể được xem như một vũ khí lợi hại của voi.
  • Đôi mắt của voi to và tròn.

- Tả hoạt động

  • Những bước đi của voi tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại rất vững chắc.
  • Cái vòi đưa qua đưa lại. Nhờ cái vòi này mà voi có thể làm được rất nhiều việc khác nhau như uống nước, lấy thức ăn hay vẫy chào mọi người.
  • Những con voi ở trong rạp xiếc còn biết làm một số trò như đi xe đạp, ném bóng,…
  • Con voi phải ăn rất nhiều để đủ nuôi được thân hình to lớn của nó. Tuy nhiên thức ăn của voi chỉ là các loại rau, củ, quả hay các loại cỏ.
  • Voi thường hút nước bằng chiếc vòi của mình sau đó lại phun chúng lên người.
  • Voi tiến lại gần vẫy chào và bắt tay những người đang xem chúng.

3. Thân bài

  • Phát biểu cảm nghĩ của em về con voi. Em yêu quý con voi như thế nào

Dàn ý Tả con gà mái (3 mẫu)

a. Mở bài:

  • Con gà này em thấy ở đâu? (Nhà em nuôi, của nhà hàng xóm, đi chơi nhìn thấy,…).
  • Độ lớn của nó? (Bao nhiêu tháng tuổi?)

b. Thân bài:

- Tả bao quát:

  • Nhìn con gà với độ tuổi ấy hãy so sánh với hình ảnh nào đó (như cô thiếu nữ mới lớn rất điệu đà).
  • Nó nặng khoảng:…
  • Màu lông: Bộ lông màu nâu mượt mà.

- Tả đến chi tiết:

  • Đầu: tròn, có mào.
  • Mỏ: màu nâu vàng, cứng, hơi khoằm.
  • Đôi mắt: nhỏ xíu, tròn như hạt đỗ.
  • Cánh úp sát vào thân.
  • Chân, ngón chân, móng,…

- Hoạt động của con gà:

  • Khi tìm thức ăn: lấy chân bới đất tìm giun, khi ăn hay kêu “tục tục” như mời bạn trước khi thưởng thức.
  • Khi đẻ trứng: kêu to “cục ta… cục tác…” báo hiệu cho em đến lấy trứng
  • Các hoạt động khác cùng đàn gà.

c. Kết bài:

  • Nêu tình cảm của em đối với con gà.
  • Nêu lợi ích của con gà đối với bản thân em hoặc đối với mọi người.

Tham khảo thêm tại Dàn ý Tả con gà mái

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật lớp 4, 5

Dàn ý Tả con gà con

1. Mở bài:

- Những chú gà con mẹ mới mua ở chợ về để làm giống. Những chú gà bé xíu, xinh xắn nằm trong lòng bàn tay của mẹ.

Hay: Nhà em mới được bà ngoại cho 5 chú gà con xinh xắn, những chú gà này mới được 3 tuần tuổi.

2. Thân bài:

a. Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con gà con.

  • Nhìn tổng quát những con gà con cũng như những em bé, nhỏ bé, đáng yêu và thơ ngây.
  • Toàn thân những chú gà con được phủ một lớp lông tơ vàng nhạt, cảm giác mềm mượt.
  • Cái đầu tròn nhỏ xíu, được nổi bật giữa đàn bởi cái mào hồng hào.
  • Cái mỏ nhỏ xinh bằng hai chiếc vỏ trấu.
  • Đôi mắt tròn như hai hạt cườm lấp lánh.
  • Cổ của những con gà con còn ngắn và lúc nào cũng tỏ vẻ rụt rè.
  • Đôi chân màu vàng nhỏ như những chiếc tăm, yếu ớt và cần được nâng niu.

b. Tả hoạt động của con gà.

  • Lúc nào em thức dậy cũng đã thấy những chú gà con tỉnh dậy và chiêm chiếp đòi ăn.
  • Những con gà con bị tách mẹ thường đi theo những cô gà mái khác trong bầy, chắc chúng nhớ mẹ lắm.
  • Những chú gà con ngoài thức ăn riêng được mẹ em mua cho, vẫn thường xuyên đi theo học bới đất, tìm giun như các anh chị gà lớn khác.
  • Những chú gà con rất ngoan, được các anh chị bảo vệ trước kẻ thù.

3. Kết bài:

- Em yêu những con gà con của nhà em không chỉ bởi sự xinh xắn mà sau này lớn lên, mỗi em sẽ có thêm những lợi ích khác cho gia đình em.

Dàn ý Tả con lợn

1. Mở bài: giới thiệu con vật mà em yêu thích

Ví dụ:

Hè vừa rồi em được ba mẹ cho về quê ngoại chơi. Nhà ngoại em ở dưới quê, ở quê rất vui và thú vị. nhà ngoại em trống rất nhiều loại trái cây, nào bưởi, xoài, mận, ổi, cam,…. Nhà ngoại em còn nuôi rất nhiều con vật như: chó, heo, gà, vịt,…. Một con vật mà em rất thích đó là con heo, con heo rất dễ thương.

2. Thân bài: tả con vật mà em yêu thích

- Tả hình dáng con vật mà em yêu thích:

  • Con heo nhà ngoại em thân hình ủn ỉn, mũm mỉm rất dễ thương
  • Con heo có lông dày, lông của nó màu trắng và cứng
  • Heo có hai tai, hai lỗ tai rất to
  • Con heo có cái mũi rất to
  • Miệng của con heo rất rộng
  • Con heo có bốn cái chân, mỗi cái chân của nó ngắn nhưng rất to
  • Thân hình con heo dài
  • Nó có cái đuôi ngắn cũn nhưng rất dễ thương

- Tả hoạt động của con heo

  • Con heo ăn cám
  • Con heo ăn bằng cách liếm
  • Con heo hay kêu ủn ỉn ủn ỉn
  • Heo đi rất dễ thương, giống như rất khó khắn
  • Con lúc nào cũng ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn

- Tả tính nết con heo

  • Heo thích ăn cám
  • Con heo thích ăn và ngủ
  • Con heo rất lười biếng
  • Con heo thích ngửi ngửi mỗi khi ai lại gần

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con vật mà em yêu thích

>> Tham khảo chi tiết các bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 5: Tả một con vật mà em yêu thích

Dàn ý Tả con khỉ

a) Mở bài

  • Em đã được nhìn thấy những chú khỉ rất nhiều lần trên ti vi, trên báo và ảnh chụp,
  • Nhưng tuân trước, khi được nhà trường tổ chức cho đi dã ngoại ở vườn thú Thủ Lệ, em mới được dịp tận mắt quan sát những chú khỉ ngộ nghĩnh. Có một chú khỉ nhỏ xinh xắn ở gần bên ngoài nên em quan sát được rõ nhất.

b) Thân bài

- Tả chi tiết về hình dáng của chú khỉ

  • Chú khỉ mà em quan sát được không phải là con khỉ to nhất đàn những nó có có một vẻ rất đáng yêu.
  • Chú ta to gần bằng cái nồi cơm điện ở nhà em. Bộ lông màu vàng xám, rất mượt, phần lông ở bụng thì màu trắng hơi xám.
  • Đầu chú ta tròn, to bằng quả bưởi. Khuôn một chú ta nhìn hao hao giống khuôn mặt của con người,
  • Cái trán dô ra đằng trước, hai bên má có nhiều lông bờm xờm. Ánh mắt chúa ta nhìn mọi người rất bạo dạn mà không hề sợ hãi.
  • Hai tay của khỉ dài qua cả đầu gối. Mỗi bàn tay khỉ có năm ngón rất dài, nhìn gần giống bàn tay người, bàn tay có nhiều vết chai màu đen xám. Nó bám vào các cành cây và thành sắt trên chuồng để leo trèo dễ dàng, Khi cầm nắm thức ăn cũng rất chắc.
  • Hai chân khỉ ngắn hơn, mỗi bàn tay, bàn chân đều có móng dài và cứng,
  • Mông khỉ màu đỏ, có lẽ vì thế mà nó được các nhà khoa học đột tên là loài Khỉ đít đỏ.
  • Cái đuôi của chú khỉ rất dài, lúc chạy nhảy thì đuôi duỗi ra mềm mại, Lúc ngồi thì cuộn lại.

- Tả hoạt động của con khỉ

  • Em quan sát thấy cả bầy khỉ rất náo nhiệt, chúng nô đùa với nhau rất vui vẻ và nhiệt tình. Chú khỉ em quan sát thấy thì không ngừng chuyền cành, đu dây và trèo ra lan can xin mọi người thức ăn.
  • Khi có người đưa thức ăn qua song sắt, chú ta thích chí và xòe tay ra cầm rất điệu nghệ, đưa lên mồm ăn ngon lành.

c) Kết bài

  • Qua quan sát, em như hiểu rõ hơn về hình dáng, hoạt động và thói quen sinh hoạt của loài khỉ.
  • Em còn biết khỉ rất thông minh, khỉ còn biết làm xiếc đặc biệt biết làm bẫy cá và đi xe đạp.
  • Em sẽ luôn làm theo lời cô giáo dặn là phải tích cực bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Dàn ý Tả con thỏ

1. Mở bài

  • Giới thiệu về con thỏ trắng em định tả: của nhà em, của nhà người thân, hàng xóm, ở ngoài đường, trong vườn thú và hoàn cảnh nhìn thấy con thỏ.

2. Thân bài

a. Tả con thỏ

- Hình dáng:

  • Chân: có 4 chân, sức bật cao.
  • Tai: có đôi tai dài, to
  • Mắt: to, tròn, có nhiều màu hồng, màu đen
  • Miệng: nhỏ, có ria mép, răng cửa phát triển.
  • Lông: nhiều màu (trắng, nâu, xám, đen...) phủ toàn thân, mềm mại như bông.

- Đặc điểm sinh sống/sinh hoạt

  • Thức ăn: Rau xanh, củ, quả, cơm...
  • Đặc tính: Có thể nhảy cao, nhảy xa, chạy nhanh thoăn thoắt...

b. Nêu lợi ích của con thỏ

  • Thỏ có thể được nuôi làm thú cưng trong nhà, mang lại niềm vui cho con người.
  • Hình dáng đáng yêu, hiền lành của thỏ khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận (nhiếp ảnh, hội họa, thơ ca, văn học,...).

3. Kết bài

  • Nêu tình cảm của em với chú thỏ (yêu quý chú thỏ, chăm sóc, cho ăn, cho uống nước để chú thỏ mau lớn, ngày càng xinh đẹp...)

>> Chi tiết: Tả con thỏ mà em biết

Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật lớp 4, 5

Dàn ý Tả con trâu

1. Mở bài

  • Giới thiệu về con trâu mà em tả: Con trâu của gia đình em nuôi hay con trâu mà em có dịp nhìn thấy ngoài đồng.

2. Thân bài

- Tả về ngoại hình bên ngoài của con trâu:

  • Là một chú trâu đực có lớp da dày màu đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn
  • Nổi bật trên khuôn mặt con trâu là 2 cái sừng dài cong vút.
  • Hai lỗ tai to bè như cánh quạt lâu lâu lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt.
  • Đôi mắt của con trâu đen láy tròn xoe rất dễ thương
  • Miệng con trâu rất to và nó liên tục nhồm nhoàm nhai cỏ. Và con trâu nó không có hàm răng trên nên mỗi lần nó ăn cỏ là lại thè chiếc lưỡi to bè ra liếm lấy bụi cỏ tạo nên âm thanh bục bục
  • Hai lỗ mũi con trâu cũng to và liên tục thở phì phò phì phò
  • Bốn chân của con trâu cao và to gần bằng cột nhà
  • Phía sau là cái đuôi dài có dính một ít lông, và chiếc đuôi phẩy qua phẩy lại 2 bên mình liên tục để đuổi bầy ruồi.

- Tả về hành động của con trâu

  • Là con trâu đực nên nó khá hung dữ, người lạ đến đụng vào người nó là quay đầu lại và khịt khịt mũi rất đáng sợ.
  • Đang gặm cỏ nhưng chốc chốc nó lại ngẫng đầu lên như đang quan sát có ai đến quấy rầy nó không.
  • Khi phát hiện có con trâu đực khác đi lại gần là nó gầm lên Ọ Ọ Ọ và giương cặp sừng lên cảnh báo không cho lại gần.
  • Mỗi ngày con trâu này giúp ích cho gia đình em rất nhiều, nó kéo xe chở đất, chở phân và cày ruộng rất khỏe.
  • Khi nào ba em đeo xe vào cho nó kéo là em leo lên ngồi trên lưng nó cảm giác rất tuyệt như đang cởi ngựa trong mấy bộ phim trên tivi
  • Vào thời gian gặt lúa mùa hè con trâu làm việc rất vất vả, nó liên tục phải chở lúa gặt ngoài đồng về cho nhà em rồi những nhà hàng xóm thuê. Nên vào buổi tối nó được ba em cho ăn rất nhiều và còn tắm cho nó nữa.

3. Kết bài

  • Em rất yêu quý con trâu này, hàng ngày em đều đi với nó như một người bạn thân thiết. Và ba em cũng thường hay nói Con trâu là đầu cơ nghiệp nên cả nhà em rất quan tâm chăm sóc nó.

Dàn ý Tả con công

Dàn ý tả con vật

I. Mở bài

  • Giới thiệu đối tượng được miêu tả
  • Gợi ý: Là trẻ nhỏ hẳn ai cũng từng được một lần đến chơi ở sở thú. Đó là những lúc được thỏa thích ngắm nhìn bao loại động vật chỉ có trong những khu rừng xa xôi hay những vùng hoang dã. Em rất thích thú khi được quan sát loài hổ dũng mãnh, được nhìn những chú khỉ tinh nghịch, và em đặc biệt ấn tượng với vẻ đẹp kiểu sa và thanh thoát của những chú chim công. Đó là loài động vật mà em yêu thích nhất tại nơi đây.

II. Thân bài

a. Khái quát về chim công

  • Chim công còn có tên gọi khác là khổng tước_cái tên thanh cao đúng với dáng vẻ của loài chim này.
  • Là loài động vật chỉ sinh sống sâu trong những cánh rừng nguyên sinh, hiện nay được con người đưa về các khu sở thú và trở nên gần gũi với chúng ta hơn.
    Trong sở thú, những chú công được giữ ở một khu riêng, ngăn cách bằng các hàng rào chắn cao.

b. Miêu tả con chim đực

  • Con chim công đực là con đẹp hơn cả.
  • Dáng chú công mảnh và cao, diện trên mình bộ lông màu lục óng ả như tơ.
  • Điểm thu hút em nhất chính là bộ lông đuôi. Đuôi chú chim công đực có màu ánh đồng sang trọng.
  • Mỗi sáng, chú ta lại đi ra khỏi tổ, quét chiếc đuôi dài của mình trên sân và làm động tác kiểu ngạo là khoe ra bộ lông đuôi sặc sỡ của mình. Khi xòe ra, chiếc đuôi trong như một chiếc quạt nan khổng lồ đính những vòng tròn đồng tiền như những viên ngọc bích với những lớp màu xanh lam, đỏ đồng, vàng và nâu nối tiếp nhau theo hình những tròn đồng tâm.
  • Các màu sắc trên lông đuôi hòa vào nhau, tạo nên một bức chỉnh thể đẹp tựa tranh của một họa sĩ kì công tạo nên tác phẩm cho cuộc đời.
  • Không phải lúc nào đến sở thú em cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng chim công khoe ra bộ lông đuôi, nhưng may mắn là đã có lần em đã được nhìn thấy và cảm thấy choáng ngợp bởi nét đẹp tự nhiên trời ban của loài chim hoang dã này.
  • Nét kiêu sa của chú chim không chỉ ở bộ lông đuôi mà còn ở chiếc mào đầu. Chiếc mào đầu có hình lá rẻ quạt, trông như một chiếc vương miện xứng đáng cho ngôi vương nhan sắc của loài chim công.

c. Miêu tả con chim cái

  • Cũng mang những dáng vẻ như chim đực nhưng lại không có mào đầu và bộ lông đuôi lộng lẫy.
  • Lông đuôi chú chim công cái ngắn, có viền ngoài màu nâu.
  • Dù không được trời ban cho nhan sắc diễm lệ như chim đực nhưng những chú chim công cái lại không phải người đi “tán tỉnh” mà chính chim đực lại luôn là người đi thu hút chim cái bằng cách khoe bộ đuôi sặc sỡ của mình.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nhận của em về đối tượng.

Dàn ý Tả con hổ

a. Mở bài

  • Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em được nhìn thấy, quan sát chú hổ

b. Thân bài

- Miêu tả ngoại hình chú hổ:

  • Hình dáng bên ngoài giống như con vật nào? Kích thước có gì khác biệt?
  • Bộ lông của con hổ có màu sắc gì? Hoa văn như thế nào?
  • Hàm răng, móng vuốt của con hổ có đặc điểm gì? Nó giúp gì cho con hổ?
  • Cái đuôi của con hổ có đặc điểm gì? Nó có ve vẩy như chó không?
  • Đôi mắt, cái tai, cái chân… của con hổ trông như thế nào?

- Miêu tả môi trường sống của chú hổ:

  • Diện tích ra sao?
  • Được trang trí mô phỏng theo nơi nào?
  • Nơi ở của hổ gồm những gì? (hồ nước, bụi cây, hang đá…)
  • Thức ăn của hổ là gì?
  • Khung/ kính ngăn cách hổ với người đến xem?

- Hoạt động của con hổ:

  • Lúc em đến con hổ đang làm gì? (ăn thịt, nằm sưởi nắng, bơi dưới hồ…)
  • Khi thấy mọi người tập trung ở cửa kính để quan sát thì con hổ làm gì?

c. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về con hổ và cuộc sống của nó trong sở thú
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1.957
Chọn file muốn tải về:
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm
    Đây là tài liệu cao cấp chỉ dành cho thành viên VnDoc ProPlus: Tải tất cả tài liệu có trên VnDoc, làm trắc nghiệm không giới hạn! Tìm hiểu thêm
    Tải nhanh tài liệu Dàn ý Tả con vật lớp 4 Hay nhất (52 mẫu) Đây là Tài liệu chỉ dành cho Thành viên VnDoc ProPlus.