Lập dàn ý Tả một con vật nuôi trong nhà lớp 4
Lập dàn ý Tả một con vật nuôi trong nhà lớp 4
- Dàn ý Tả một con vật nuôi trong nhà
- Dàn ý Tả một con vật nuôi trong gia đình em
- Dàn ý Tả con vật lớp 4
- Lập dàn ý Tả con cá vàng lớp 4
- Dàn ý Tả chú mèo con
- Dàn ý Tả con bò
- Dàn ý Tả đàn gà con
- Dàn ý Tả con cá vàng
- Dàn ý Tả con chó
- Dàn ý Tả con chó con
- Dàn ý Tả chú gà trống
- Dàn ý Tả con gà trống thiến
- Dàn ý Tả con gà mái
- Dàn ý Tả con lợn
- Dàn ý Tả con mèo
- Dàn ý Tả đàn chim bồ câu
- Dàn ý Tả con trâu
- Dàn ý Tả con vịt
- Dàn ý tả con ngỗng
- Tả một con vật nuôi trong gia đình em
Dàn ý Tả một con vật nuôi trong nhà
a) Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi trong nhà mà em muốn miêu tả: Cá cảnh
- Con cá mà em miêu tả thuộc giống cá sặc, nuôi trong bể ở phòng khách
- Có mười chú cá sặc có cùng kích thước được thả cùng nhau
b) Thân bài:
- Miêu tả hình dáng của con vật:
- Con cá dài khoảng 5cm-7cm, chiều cao chừng 3cm, bề ngang thì khá nhỏ, không đến 1cm
- Cái đầu nhỏ, liền với phần thân, nhỏ thon dần về đuôi
- Lớp vảy ở phần đầu có có màu xanh xánh, kéo đến giữa sống lưng, rồi chuyển sang đỏ cam trải dọc lưng, bụng cho đến đuôi
- Vây lưng có màu xanh xám như vảy, còn vây đuôi có màu đỏ cam
- Nắp mang có màu trắng bạc, che cho cái mang đỏ tươi bên trong
- Miêu tả hoạt động của con vật:
- Đóng mở nắp mang để hô hấp
- Thích đứng im một chỗ, ít di chuyển, nhưng dù vậy hai vây vẫn khẽ đong đưa
- Khi bơi, do vây đuôi không to dài như các loài cá cảnh khác, nên đung đưa cả phần đuôi để di chuyển
- Bình thường bơi rất chậm, nhưng khi cảm thấy nguy hiểm sẽ bơi rất nhanh
- Thích núp trong rong rêu, hốc đá nhân tạo, chỉ khi nghe tiếng gõ thành bể hoặc cho ăn mới bơi ra
c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho đàn cá cảnh mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả một con vật nuôi trong gia đình em
a) Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi trong gia đình mà em muốn miêu tả: con chó
Gợi ý:
- Con chó mà gia đình em nuôi thuộc giống chó gì? Đã sống với gia đình em bao nhiêu năm rồi?
- Con chó đó có tên là gì? Em có yêu quý con vật này không?
b) Thân bài:
- Tả đăc điểm hình dáng của con vật đó:
- Con vật đó nặng bao nhiêu kg? Theo quy chuẩn chung thì đó là cân nặng phù hợp hay hơi gầy/hơi béo?
- Con chó đó khi đứng bằng bốn chân thì cao bao nhiêu cm? Khi chồm lên bằng hai châm trước thì cao bao nhiêu? (có thể so sánh với cơ thể của em)
- Bộ lông của con chó có dày không? Sợi lông ngắn hay dài? Có mềm mại không? Có màu sắc như thế nào?
- Cái đầu của con chó có hình dáng gì? Phần trán, tai, mõm, mắt, hàm răng… có đặc điểm như thế nào?
- Phần ngực, cổ của chú chó có đặc điểm gì? Nó có thích được chạm vào đó không?
- Phần lưng, bụng của chú chó có gì đặc biệt không?
- Đuôi của chú chó ngắn hay dài? To hay nhỏ? Có hình dáng giống đồ vật gì?
- Bốn cái chân của chú chó có to và dài không? Phần bàn chân có đặc điểm gì? (lớp đệm lót, móng vuốt…)
- Tả đặc điểm hoạt động của con vật đó:
- Hoạt động ăn uống: Chú thích ăn gì? Có dễ ăn không? Có hay xin đồ ăn vặt của em không? Chú ăn từ tốn hay vồ vập? Có ăn sạch sẽ không?
- Hoạt động vui chơi: Chú thích chơi trò chơi gì? Chơi với ai? Khi không có ai chơi cùng thì tự làm gì? Khi mọi người đi học, đi làm về thì chú làm gì?
- Hoạt động trông nhà: Hằng ngày chú trông nhà như thế nào? Có nghiêm túc không? Khi có người lạ xuất hiện thì chú làm gì?
c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho chú chó mà mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả con vật lớp 4
a. Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả.
- Con vật đó được đón về từ đâu? (được tặng hay mua về)
- Con vật đó đã sống ở nhà em bao lâu rồi?
- Tên của con vật đó là gì? (nếu có)
b. Thân bài:
- Miêu tả khái quát về con vật đó:
- Con vật đó thuộc giống gì? (ví dụ: nếu là mèo thì có mèo lông ngắn, mèo mướp, mèo ba tư, mèo xiêm, mèo tai cụp…)
- Con vật đó là giống cái hay giống đực?
- Cân nặng, chiều cao, thể tích của con vật đó? Kích thước ấy có gì đặc biệt (to hơn hay nhỏ hơn so với các con vật khác cùng giống loài)?
- Bộ lông (hoặc lớp da) bên ngoài của con vật đó có màu sắc như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao? Tác dụng của bộ lông đó với cơ thể của con vật? (giữ ấm, chống nắng, chống vi khuẩn, chống ướt…)
- Miêu tả chi tiết về con vật đó: miêu tả theo từng bộ phận của cơ thể:
- Hình dáng và kích thước của đầu
- Hình dáng, màu sắc và khả năng nhìn trong bóng tối của đôi mắt
- Hình dáng, trạng thái (cụp, dựng thẳng…) và khả năng nghe của đôi tai
- Cái mõm/miệng/mỏ của con vật có hình dáng gì, có sắc nhọn không, có khả năng gặm/cắn tốt không
- Phần lưng, bụng của con vật có hình dáng gì? Có đặc điểm nào đặc biệt nổi trội không?
- Con vật có bao nhiêu cái chân? Chân có móng vuốt hay đệm lót không và tác dụng của chúng là gì?
- Đuôi của con vật có hình dáng và kích thước như thế nào? Chúng cụp xuống/ xòe ra/ dựng lên… khi có điều gì diễn ra?
- Miêu tả hoạt động của con vật:
- Con vật thích ăn gì, chơi gì cùng với ai
- Con vật dành nhiều thời gian để làm việc gì trong ngày, những thời gian còn lại thì nó làm gì
- Con vật có giúp ích gì cho cuộc sống của con người hay không
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho con vật đó
- Em có yêu quý con vật đó không?
- Em muốn làm những việc gì cho con vật đó?
Lập dàn ý Tả con cá vàng lớp 4
a) Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả: con cá vàng trong bể
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình của con cá vàng:
- Con cá dài khoảng 15cm, trong đó phần đầu và thân chỉ chiếm một nửa chiều dài, còn lại là chiều dài của đuôi
- Cá vàng không có cổ, đầu nối liền với thân tạo thành hình e lip, mình dẹt
- Đầu cá hình tam giác, mắt tròn to hơi lồi ra, hai bên đầu là hai mảnh vảy to như quả trứng cút, bên trong đó là phần mang giúp cá hô hấp
- Cá có vây ở dọc theo sống lưng và hai vây dưới bụng trước, giúp cá đứng thẳng và di chuyển trong nước
- Vảy cá có màu vàng, xếp đều như ngói trên mái nhà
- Vảy càng dần xuống bụng thì càng nhạt màu đi
- Đuôi cá to và dài, màu vàng cam, uốn lượn trong nước như một dải lụa
- Tả hoạt động của cá vàng:
- Bơi lội tự do một cách chậm rãi vòng quanh bể
- Khi ngủ nó sẽ chui vào trong ngôi nhà làm từ đá của nó
- Khi ai gõ vào thành bể hoặc rải thức ăn, cá sẽ bơi rất nhanh về phía đó
- Cá vàng đớp thức ăn khi các viên đồ ăn ở mặt nước hoặc gần mặt nước, không ăn đồ ăn đã rớt xuống đáy bể
- Cá vàng không kêu thành tiếng như chó mèo, nên nuôi cá rất yên tĩnh
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho con cá vàng mà mình vừa miêu tả
Dàn ý Tả chú mèo con
a) Mở bài: Giới thiệu chú mèo con mà em muốn miêu tả.
Gợi ý:
- Chú mèo con đó là của nhà em nuôi hay của nhà người khác nuôi?
- Chú mèo con đó thuộc giống mèo gì? Hiện đã được bao nhiêu ngày (tuần) tuổi?
- Chú mèo ấy đã được đặt tên chưa? Tên của chú ấy là gì?
b) Thân bài:
- Miêu tả ngoại hình của chú mèo con:
- Chú mèo con có kích thước như thế nào? (có thể so sánh với một đồ vật phổ biến để làm rõ kích thước của chú, như: bàn tay, đồng hồ, hộp sữa…)
- Bộ lông của chú mèo đã mọc dày chưa? Có những màu sắc gì? Khi vuốt ve thì có cảm giác gì?
- Cái đầu chú mèo có hình gì? Hai cái tai của chú có hình dáng và kích thước như thế nào? Mặt trong tai chú mèo có màu sắc gì? Tai chú mèo có thính như tai của mèo trưởng thành không?
- Đôi mắt của chú mèo có hình dáng và màu sắc như thế nào? Nó khiến em liên tưởng tới đồ vật gì?
- Cái mũi của chú mèo có hình dáng và màu sắc gì? Nó có đặc điểm gì? (luôn ươn ướt, rất nhạy cảm…)
- Cái miệng của chú mèo có hình dáng gì? Chú đã mọc đủ hàm răng chưa? Rằng của chú có màu sắc, đặc điểm ra sao? Đã có thể nhau được cá khô chưa?
- Lưỡi mèo có đặc điểm như thế nào? Khi uống sữa thì chiếc lưỡi hoạt động ra sao?
- Những sợi râu trên mặt chú mèo ngắn hay dài? Có màu sắc gì?
- Bốn cái chân của chú mèo ngắn hay dài? Kích thước ra sao? Phần móng vuốt có đặc điểm gì? Lớp đệm lót dưới bàn chân có màu gì? Nó có tác dụng gì với chú mèo?
- Phần bụng của chú mèo có tròn xoe không? Phần lông ở đây có gì khác phần lông ở trên lưng?
- Chiếc đuôi của chú mèo dài khoảng bao nhêu cm? Phần lông ở đuôi có gì đặc biệt? Chiếc đuôi đó thường cụp xuống hay dựng lên?
- Tả hoạt động của chú mèo con:
- Vì còn nhỏ nên phần lớn thời gian trong ngày chú mèo thường làm gì?
- Chú đã có thể bắt chuột như mẹ chưa? Chú thường bắt chước hành động nào của mẹ?
- Chú đã tự liếm lông và rửa mặt của mình chưa?
- Món ăn yêu thích của chú mèo con là gì? Khi được ăn chú có biểu cảm và tạo ra âm thanh như thế nào?
- Trò chơi yêu thích của chú mèo là gì? Em thường chơi trò gì với chú?
c) Kết bài:
- Tình cảm của em dành cho chú mèo
- Những mong muốn, kì vọng của em dành cho chú khi lớn lên
Dàn ý Tả con bò
a. Mở bài: Giới thiệu con bò mà em muốn miêu tả.
- Chú bò ấy thuộc giống bò gì? Là chú bò đực hay cái?
- Năm nay chú bò ấy đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó được nuôi từ nhỏ đến lớn hay mua về từ người khác?
b. Thân bài
- Miêu tả chú bò:
- Chú cao khoảng bao nhiêu? Nặng bao nhiêu kg? (nếu không rõ, có thể so sánh với chiều cao của người nếu đứng cạnh, và cân nặng của các đồ vật khác)
- Lớp da của chú bò có màu sắc gì? Có đặc điểm gì khác với các con vật nuôi khác?
- Đầu của chú có hình gì? Cái mũi, đôi tai, đôi mắt có màu sắc và hình dáng ra sao? Điều gì ở đầu của chú bò giúp ta phân biệt chú với trâu?
- Bốn cái chân của chú bò có cao không? Phần móng của chú có hình dáng vào màu sắc gì? Khi di chuyển, tiếng guốc bò va chạm trên đường tạo ra âm thanh gì?
- Cái đuôi của chú bò dài khoảng bao nhiêu? Kích thước và màu sắc của cái đuôi? Phần chóp đuôi có gì đặc biệt? Chú bò thường vẫy đuôi khi nào? Để làm gì?
- Hoạt động của chú bò:
- Chú bò thức lúc nào vào buổi sáng? Chú sẽ làm gì trong cả ngày? Cùng với ai?
- Thức ăn của chú bò là gì? Chú có ăn nhiều không? Số thức ăn đó có được là do mua về hay đi hái, cắt ở đâu?
- Chú bò được mọi người quan tâm như thế nào? (tắm rửa, dân đi ăn cỏ non, đeo cho chiếc chuông bằng đồng ở cổ…)
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú bò.
- Em và mọi người có yêu thương chú bò không? Có xem nó như một người bạn không?
- Em có những mong muốn gì dành cho chú bò?
Dàn ý Tả đàn gà con
1. Mở bài: Nhà em có con gà trống được bà nội cho từ hai tháng trước
2. Thân bài:
- Tả bao quát: Con gà trống có thân hình to và cao, nặng khoảng 3kg, có bộ lông nâu sẫm, bóng loáng.
- Tả từng bộ phận:
- Đầu to bằng quả cóc, chiếc mào đỏ rực lúng liếng trên đầu thật oai vệ.
- Đôi mắt nhỏ như hạt đậu
- Thân hình cân đối với đôi cánh rộng, xề xệ hai bên.
- Đôi chân cao, vàng sẫm, nổi rõ hai chiếc cựa sắc bén.
- Chiếc đuôi đù màu sắc, vồng lên cao.
- Thói quen sinh hoạt và hoạt động chính:
- Mỗi ngày đều gáy lúc sáng sớm, chính xác như chiếc đồng hồ báo thức.
- Ngoài hai bữa ăn, chú ta còn tìm thêm giun, dế.
- Hay chọc ghẹo lũ gà mái
3. Kết bài: Em rất quý con gà, em sẽ chăm sóc nó cẩn thận.
Dàn ý Tả con cá vàng
a. Mở bài: Giới thiệu về chú cá vàng mà em muốn miêu tả.
Gợi ý: Vào sinh nhật năm ngoái, mẹ đã mua tặng cho em một chú cá vàng nhỏ rất xinh xắn. Đến nay, em đã nuôi và gắn bó với chú cũng đã được hơn năm tháng rồi. Chúng em chính là những người bạn thân thiết của nhau.
b. Thân bài
- Miêu tả chú cá vàng:
- To bằng bàn tay em bé
- Phần thân hơi căng tròn, bao phủ bởi lớp vảy óng ánh màu đỏ rực hoặc vàng cam
- Trên sống lưng và dưới bụng là các chiếc vây nhỏ giúp chú bơi và cân bằng cơ thể
- Đuôi là bộ phận lớn nhất của chú, to hơn cả cơ thể, mềm mại, bồng bềnh như tấm lụa
- Mỗi khi chú bơi trong bể, cảm giác như chú đang múa cùng với một tấm lụa đào vậy
- Cá vàng có đôi mắt khá to, hơn hẳn các chú cá bình thường và hơi lồi một chút, trông rất ngốc nghếch
- Miêu tả hoạt động của chú cá vàng:
- Bình thường chú lượn lờ trong bể, ngắm nhìn mọi thứ
- Mỗi sáng em sẽ cho chú ăn, lượng đồ ăn đỏ đủ cho chú nhâm nhi cả ngày
- Hầu như cả ngày chú toàn dùng để ngủ, lúc ấy chú sẽ cuộn mình dưới chiếc hang đá giả, chờ được em gọi mới trồi lên
- Mỗi chủ nhật, em sẽ thay nước, dọn dẹp bể cho người bạn của mình
- Em dành dụm tiền tiêu vặt để mua các loại đá sỏi, cây rêu… trang trí cho “nhà” của cá vàng
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú cá vàng
Gợi ý: Đối với em, cá vàng không chỉ là một con vật nuôi, mà còn là một người bạn thân thiết. Mỗi ngày chúng em ở bên nhau, chia sẻ với nhau theo cách riêng của mình. Em sẽ chăm sóc cá vàng thật tốt để chú ở bên cạnh em thật là lâu.
Dàn ý Tả con chó
1. Mở bài: giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?) - có thể giới thiệu một con chó mà em trông thấy (trông thấy ở đâu? Do ai nuôi?)
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)
- Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?
- Tả chi tiết:
- Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất. Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
- Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?
- Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
- Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
- Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)
- Hoạt động của chó:
- Canh giữ nhà.
- Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
- Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...
- Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của việc nuôi chó.
- Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.
>> Tham khảo dàn ý chi tiết: Lập dàn ý tả con chó nhà em
Dàn ý Tả con chó con
1. Mở bài:
Mẫu 1: Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng hôm nay lại xuất hiện con chó lai này đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ.
Mẫu 2: Mỗi khi đi học về mọi mệt mỏi, nóng nực trong người được tan biến đi đó là nhờ con chó Mực - người bạn thân thiết nhất của em.
2. Thân bài:
- Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.
- Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ nó đã cao lớn rồi.
- Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.
- Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam.
- Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
- Đôi mắt to màu nâu sẫm.
- Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
- Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi màu hồng hay lè ra ngoài.
- Tả hoạt động của con chó.
- Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm liền.
- Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
- Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.
3. Kết bài: Người ta nói “Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em.
Dàn ý Tả chú gà trống
1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)
2. Thân bài:
- Tả bao quát hình dáng chú gà trống:
- Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.
- Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.
- Tả chi tiết:
- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.
- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
- Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.
- Mình gà: lẳn, chắc nịch.
- Đùi gà: to, tròn mập mạp.
- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.
- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.
- Hoạt động của chú gà;
- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.
- Sự săn sóc của em đối với gà:
- Giúp mẹ cho gà ăn
- Che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh
- Tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)
- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý bài văn tả con gà trống lớp 4
Dàn ý Tả con gà trống thiến
1. Mở bài:
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.
2. Thân bài:
a. Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b. Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3. Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.
Dàn ý Tả con gà mái
a. Mở bài:
- Con gà này em thấy ở đâu? (Nhà em nuôi, của nhà hàng xóm, đi chơi nhìn thấy,…).
- Độ lớn của nó? (Bao nhiêu tháng tuổi?)
b. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Nhìn con gà với độ tuổi ấy hãy so sánh với hình ảnh nào đó (như cô thiếu nữ mới lớn rất điệu đà).
- Nó nặng khoảng:…
- Màu lông: Bộ lông màu nâu mượt mà.
- Tả đến chi tiết:
- Đầu: tròn, có mào.
- Mỏ: màu nâu vàng, cứng, hơi khoằm.
- Đôi mắt: nhỏ xíu, tròn như hạt đỗ.
- Cánh úp sát vào thân.
- Chân, ngón chân, móng,…
- Hoạt động của con gà:
- Khi tìm thức ăn: lấy chân bới đất tìm giun, khi ăn hay kêu “tục tục” như mời bạn trước khi thưởng thức.
- Khi đẻ trứng: kêu to “cục ta… cục tác…” báo hiệu cho em đến lấy trứng
- Các hoạt động khác cùng đàn gà.
c. Kết bài:
- Nêu tình cảm của em đối với con gà.
- Nêu lợi ích của con gà đối với bản thân em hoặc đối với mọi người.
>> Chi tiết: Lập dàn ý tả con gà mái lớp 4
Dàn ý Tả con lợn
1. Mở bài:
Con lợn này mẹ em mua ngoài chợ về nuôi đã được gần ba tháng nay rồi. Mới ngày nào đó anh ta chỉ to bằng một trái dưa hấu thôi mà giờ đã gần trăm kí rồi đấy.
Hay: Trong các loài vật có lẽ con lợn là loài vật ham ăn nhất, con lợn nhà mẹ mua về cách đây gần ba tháng từ một người quen ở xóm.
2. Thân bài:
- Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con lợn.
- Chú lợn mặc nguyên một bộ đồ màu trắng như cước, bộ lông chú cứng và dày để bảo vệ chú khỏi lạnh khi nằm dưới nền xi măng.
- Chú có lỗ mũi to và dài nằm chễnh chệ trên khuôn mặt. Thật hay với cái lỗ mũi dài ấy mỗi khi dụi vào máng ăn như là một ống hút khổng lồ. Chỉ loáng một cái trong máng chẳng còn gì nữa cả.
- Hai cái tai của chú ta như hai cái quạt giấy vậy.
- Đôi mắt thì híp lại như chỉ biết có thức ăn thôi ngoài ra chẳng còn thấy ai nữa cả.
- Cái bụng phệ trông thật nặng nề.
- Hai cái chân ngắn nhưng thật to để nâng thân hình vạm vỡ của chú.
- Cái đuôi dài nhưng cong tít lại, chỉ ve vẩy vài cọng lông ngoài đuôi như cái quạt nhỏ được xòe ra.
- Tả hoạt động của con lợn.
- Mỗi khi mẹ em cho nó ăn xong, trông nó thật tội nghiệp khi phải khiêng cái bụng bệ vệ đi tìm chỗ ngủ.
- Chú ta có dáng đi ì à ì ạch trông thật nặng nề và mệt mỏi, tơi nơi nghỉ ngơi là chú ta nằm ịch xuống ngủ một giấc ngon lành chẳng cần suy nghĩ gì cả.
- Đôi mắt của chú lúc ăn no nê rồi cứ đờ ra như người nghiện thuốc phiện trông thật buồn cười.
- Hai cái tai thì quất qua quất lại như muốn cảm ơn mẹ đã cho ăn một bữa ngon lành.
- Mỗi khi đi học về em thường chạy ngay ra vườn cắt rau cho chú ta ăn, nhìn em chú rất vui vẻ, hỉnh hỉnh cái mũi dài lên như vui mừng với em.
3. Kết bài:
Chỉ còn một tháng nữa là mẹ xuất chuồng nên mẹ dặn mọi người trong nhà nên cho lợn ăn nhiều để được nặng ký.
Hay: Đến một ngày không xa nữa thôi là em không còn được nhìn thấy con lợn này nữa, mẹ sẽ bán nó đi và thay vào đó là một cậu bé khác thay vào, rồi em lại có người bạn mới.
Dàn ý Tả con mèo
1. Mở bài: Giới thiệu về con mèo
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
- Con mèo khoác lên mình bộ long màu gì.
- Tả chi tiết
- Đầu: đầu nó tròn như trái banh
- Mắt: long lanh
- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tám giá trong vui mắt
- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoản 15cm
- Chân: có móng vuốt
- Hoạt động, tính nết của mèo
- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
- Khi ăn rất từ tốn và gọn gang
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về con mèo
- Nêu tình cảm của bạn với con mèo
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý Tả con mèo nhà em lớp 4
Dàn ý Tả đàn chim bồ câu
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung:
- Đàn chim của nhà em hay của ai? Nuôi từ bao giờ?
- Nuôi ở đâu? Đàn chim đông hay ít?
2. Thân bài:
- Tả đàn chim:
- Hình dáng, màu sắc.
- Thói quen sinh hoạt (ăn uống, bay lượn... ).
- Tả cảnh chim mẹ mớm mồi cho chim con:
- Ăn no, chim mẹ bay lên tổ.
- Chim con ra tận cửa đón mẹ, há mỏ chờ...
- Chim mẹ mớm mồi cho con.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em:
- Yêu thích.
- Cảm động trước cảnh chim mẹ săn sóc chim con.
>> Dàn ý chi tiết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một chú chim bồ câu lớp 4
Dàn ý Tả con trâu
1. Mở bài
- Giới thiệu về con trâu mà em tả: Con trâu của gia đình em nuôi hay con trâu mà em có dịp nhìn thấy ngoài đồng.
2. Thân bài
- Tả về ngoại hình bên ngoài của con trâu:
- Là một chú trâu đực có lớp da dày màu đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn
- Nổi bật trên khuôn mặt con trâu là 2 cái sừng dài cong vút.
- Hai lỗ tai to bè như cánh quạt lâu lâu lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt.
- Đôi mắt của con trâu đen láy tròn xoe rất dễ thương
- Miệng con trâu rất to và nó liên tục nhồm nhoàm nhai cỏ. Và con trâu nó không có hàm răng trên nên mỗi lần nó ăn cỏ là lại thè chiếc lưỡi to bè ra liếm lấy bụi cỏ tạo nên âm thanh bục bục
- Hai lỗ mũi con trâu cũng to và liên tục thở phì phò phì phò
- Bốn chân của con trâu cao và to gần bằng cột nhà
- Phía sau là cái đuôi dài có dính một ít lông, và chiếc đuôi phẩy qua phẩy lại 2 bên mình liên tục để đuổi bầy ruồi.
- Tả về hành động của con trâu
- Là con trâu đực nên nó khá hung dữ, người lạ đến đụng vào người nó là quay đầu lại và khịt khịt mũi rất đáng sợ.
- Đang gặm cỏ nhưng chốc chốc nó lại ngẩng đầu lên như đang quan sát có ai đến quấy rầy nó không.
- Khi phát hiện có con trâu đực khác đi lại gần là nó gầm lên Ọ Ọ Ọ và giương cặp sừng lên cảnh báo không cho lại gần.
- Mỗi ngày con trâu này giúp ích cho gia đình em rất nhiều, nó kéo xe chở đất, chở phân và cày ruộng rất khỏe.
- Khi nào ba em đeo xe vào cho nó kéo là em leo lên ngồi trên lưng nó cảm giác rất tuyệt như đang cởi ngựa trong mấy bộ phim trên tivi
- Vào thời gian gặt lúa mùa hè con trâu làm việc rất vất vả, nó liên tục phải chở lúa gặt ngoài đồng về cho nhà em rồi những nhà hàng xóm thuê. Nên vào buổi tối nó được ba em cho ăn rất nhiều và còn tắm cho nó nữa.
3. Kết bài
Em rất yêu quý con trâu này, hàng ngày em đều đi với nó như một người bạn thân thiết. Và ba em cũng thường hay nói Con trâu là đầu cơ nghiệp nên cả nhà em rất quan tâm chăm sóc nó.
Dàn ý Tả con vịt
1. Mở bài: Giới thiệu con vịt nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Giới thiệu loại vịt (giống vịt gì, vịt cỏ)
- Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?
b) Tả chi tiết:
- Tả các bộ phận của vịt, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất.
- Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
- Chú ý: đặc điểm của vịt tùy vào giống vịt thuộc loại gì?
- Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
- Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
c) Nêu sự chăm sóc của em đối với chú vịt: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của việc nuôi vịt.
- Nêu tình cảm của em đối với con vịt đã tả.
Dàn ý tả con ngỗng
I. Mở bài: Giới thiệu về con ngỗng.
II. Thân bài:
- Hình dáng:
- Là giống ngỗng sư tử, nên có vẻ bề ngoài trông giữ tợn.
- Thân hình to, nặng khoảng bốn kilogram.
- Nó là một con ngỗng già, bộ lông kết hợp giữa màu trắng và xám, một vài chỗ điểm màu nâu.
- Chiếc cổ dài, được bọc bởi bộ lông tơ dài mượt mà.
- Chiếc đầu khá nhỏ, có đôi mắt đen tinh tường.
- Chiếc mỏ màu đen và cứng, giúp tìm kiếm thức ăn dễ dàng.
- Đôi cánh dài màu nâu, thường xuyên đập vỗ.
- Đôi chân chắc nịch giống như chân vịt nhưng màu đen, giữa các ngón có lớp màng da liên kết giúp chúng di chuyển khi bơi.
- Hoạt động:
- Ngày ngày, đều ra vườn tìm cỏ.
- Ngày hè nóng nực, xuống ao bơi vui đùa cùng những con khác.
- Sẵn sàng tấn công nếu có kẻ thù đến.
III. Kết bài: Cảm nhận về con ngỗng.
Tả một con vật nuôi trong gia đình em
Tham khảo trọn bộ các bài văn mẫu hay nhất tại đây Bài văn tả con vật lớp 4 - Tả một con vật nuôi trong nhà