Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4

→ Tham khảo các dàn ý chi tiết và hay nhất tại Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Mẫu 1

Những câu chuyện trong sách giáo khoa đều vừa hay, lại vừa ý nghĩa. Khi đọc những câu chuyện ấy, em luôn tự đặt bản thân mình vào nhân vật trong đó để trải nghiệm những điều mà mình chưa từng gặp được, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Trong đó, em nhớ nhất là câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện”.

Nhân vật chính trong câu chuyện là một cô gái nhỏ tên là Giét-xi. Cô bạn ấy đã được cô giáo chọn đóng vai công chúa cho vở kịch của lớp. Điều đó khiến bạn ấy rất vui và hãnh diện, nên đã hào hứng chia sẻ cho mẹ của mình nghe ngay khi về nhà. Và để hoàn thành nhiệm vụ đó, tối nào sau khi ăn cơm, Giét-xi cũng cùng mẹ tập lời thoại cho vở kịch. Nhờ sự chăm chỉ và nghiêm túc, bạn ấy nhớ lời thoại rất nhanh, chẳng mấy chốc đã thuộc làu. Thế nhưng, khi lên sân khấu diễn thử, trước ánh mắt của các bạn khác trong lớp, Giét-xi rất căng thẳng, nên chẳng thể nói ra một lời thoại hoàn chỉnh nào. Sau nhiều lần cố gắng nhưng không thể khắc phục, cô giáo đành chuyển Giét-xi sang vai người dẫn chuyện và nhường vai công chúa cho bạn khác. Điều đó khiến bạn ấy vô cùng buồn bã, vì chẳng còn được diễn vai chính nữa và phải chuyển sang một vai phụ chỉ đứng sau cánh gà.

Nỗi buồn đó của Giét-xi khiến mẹ bạn ấy nhanh chóng nhận ra, và tìm cách khiến bạn ấy vui trở lại. Bà rủ Giét-xi cùng mình ra vườn nhổ cỏ, và đề nghị rằng sẽ nhổ hết hoa dại đi, chỉ để lại hoa hồng thôi. Ngay lập tức, Giét-xi đã xin mẹ đừng làm như vậy, vì loài hoa nào cũng đẹp, cũng góp sắc hương cho khu vườn. Chỉ chờ có vậy, người mẹ liền âu yếm nói với Giét-xi rằng, con người cũng như các loài hoa, ai ai cũng có vẻ đẹp và vai trò riêng của mình. Nhờ sự khuyên giải chân thành ấy của mẹ, Giét-xi đã hiểu được vai trò của vai diễn của mình. Cô bạn nhỏ đã tự tin hơn và yêu thích hơn vị trí người dẫn chuyện đó, không còn u buồn nữa.

Từ câu chuyện của Giét-xi, em nhận được bài học ý nghĩa về vai trò của mỗi người trong cuộc sống. Nếu ai cũng chỉ muốn làm công chúa, thì một vở kịch sẽ chẳng thể diễn ra. Ai trong chúng ta cũng đều quan trọng, cũng có vai trò không thể thiếu được trong tập thể. Vì thế hãy luôn tự tin và là chính mình. Thông điệp ấy khiến em yêu thích câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện” vô cùng.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Mẫu 2

Ở chương trình Tiếng Việt lớp 4, em được học các câu chuyện hay và ý nghĩa. Các câu chuyện ấy kể về các bạn nhỏ trạc tuổi em, nên câu chuyện cũng nhờ vậy mà trở nên gần gũi hơn. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng câu chuyện Anh em sinh đôi.

Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi là Long và Khánh. Họ có ngoại hình giống nhau đến mức có thể bị người khác nhận nhầm. Khi còn nhỏ, Long rất khoái chí với điều này. Nhưng dần dần khi đã trưởng thành, cậu lại không cảm thấy vui nữa, thậm chí là cáu gắt khi bị nhận nhầm với anh Khánh.Để hạn chế tối đa điều này xảy ra, Long đã nỗ lực làm mọi cách trở nên thật khác anh trai của mình. Cậu cắt tóc, ăn mọc, tập dáng đi, cách nói chuyện cho thật khác biệt với anh.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ một hội thao của trường. Hôm đó, Long và anh Khánh phải mặc đồng phục giống nhau để cùng tham gia thi chạy. Cậu lo lắm. Sợ khi mặc áo quần giống nhau, thì các bạn sẽ nhầm cậu với anh, rồi cổ vũ nhầm người. Thế nhưng, mọi lo lắng của Long đều là dư thừa. Vì trong suốt cuộc thi, không ai cổ vũ nhầm cho Long và anh Khánh cả. Cậu cảm thấy thật kì lạ. Vì thế, ngay khi hội thao kết thúc, cậu đã tìm gặp các bạn để hỏi chuyện. Lúc này, mọi người đã giải thích cho Long hiểu rằng, mọi người không nhầm lẫn hai anh em, vì mỗi người có một tính cách khác biệt hoàn toàn. Khi chỉ nhìn lướt qua thì mới có thể nhầm lẫn, nhưng khi trò chuyện thì không thể nào nhầm Long với anh Khánh được. Lời giải thích ấy của các bạn khiến Long vui như mở cờ trong bụng. Cậu cảm thấy hạnh phúc vô cùng, và buồn cười về những lo lắng của bản thân.

Từ câu chuyện Anh em sinh đôi, em hiểu rõ hơn về nét riêng của mỗi người. Nét riêng ấy không phải dựa vào áo quần hay dáng đứng như Long từng nghĩ. Mà nó thể hiện ở tính cách và phẩm chất của một người. Do đó, hãy trau dồi và phát triển bản thân từ sâu bên trong, để xây dựng một bản thân thật riêng biệt.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Mẫu 3

Trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, em được đọc rất nhiều những câu chuyện hay với nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, em đặc biệt yêu thích những câu chuyện có các bài học ý nghĩa được đúc kết sau khi đọc. Tiêu biểu là câu chuyện Con vẹt xanh.

Câu chuyện Con vẹt xanh kể về một bạn nhỏ có tên là Tú. Tú có một người anh trai rất yêu thương và quan tâm mình. Một ngày nọ, trong vườn nhà Tú xuất hiện một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thế là cậu đã đưa chú chim ấy về nhà để chăm sóc. Khi anh trai bảo với cậu rằng, loài vẹt có thể bắt chước giọng nói của con người, Tú rất háo hức mong chờ được nghe vẹt nói chuyện. Từ hôm đó, mỗi khi đi học về, Tú sẽ chạy ngay về phía con vẹt. Thấy cậu, con vẹt vui lắm, liên nhục nhảy nhót, há mỏ đòi ăn. Tú yêu thương vẹt lắm, chăm chú đút cho nó ăn, rồi còn cưng nựng nó như trẻ con. Dù vẹt chưa thể nói được từ nào, cậu cũng thấy nó thật ngoan.

Một hôm, khi Tú đang chơi với vẹt, thì có tiếng anh trai gọi cậu ra phụ việc nhà. Cậu không vui chút nào, nên phụng phịu đáp lại anh bằng những lời nói trống không. Khi anh gọi thì cậu trả lời là “Cái gì?”, rồi còn lẩm bẩm “Kêu chi kêu hoài”. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến anh trai rất buồn nhưng Tú chẳng để tâm.

Cho đến một hôm, con vẹt bất ngờ nói chuyện. Tú sung sướng và tự hào lắm, vội gọi bạn bè đến nhà để xem vẹt nói chuyện. Tuy nhiên, mỗi khi Tú gọi “Vẹt ơi”, thì vẹt lại chỉ đáp trống không “Cái gì?” chứ không “Dạ” như lời cậu đã dạy. Điều này làm Tú buồn lắm, liền mắng nó rằng “Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gội, vẹt trả lời “cái gì” à?”. Nhưng vừa nói xong, thì vẹt lại bảo “Kêu chi kêu hoài”. Lúc này, Tú nhận ra rằng vẹt đang bắt chước những lời mình nói khi anh trai gọi. Thì ra, chú vẹt đã không lễ phép, là vì đang học theo một người bạn không lễ phép như Tú. Có phải những lúc ấy, anh trai cũng buồn và thất vọng như Tú bây giờ không nhỉ. Càng nghĩ, Tú càng ân hận và buồn bã. Cậu mong thật nhanh được sửa chữa lỗi sai của mình. Từ hôm nay, cậu sẽ ngoan ngoãn và lễ phép hơn, sẽ “dạ” thật to mỗi khi anh trai gọi mình.

Câu chuyện Con vẹt xanh có kết thúc mở, giúp em có thể tự tương tượng ra những cách mà Tú sẽ sửa chữa lỗi sai của mình. Cũng từ đó, giúp em hiểu thêm một bài học ý nghĩa về việc phải biết lễ phép, ngoan ngoãn vâng lời với người lớn. Bởi nếu mình nói chuyện trống không, thì người thân sẽ buồn lắm.

Kể lại một câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Ngắn gọn

>> HS tham khảo các bài văn mẫu ngắn gọn tại đây Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Ngắn gọn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
498
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm