Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

A. Cách viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4

Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Đối với đề văn “Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe”, học sinh có thể viết theo hai cách như sau:

  • Cách 1: Bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện
  • Cách 2: Viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện

Sau đây, VnDoc sẽ hướng dẫn các em cách triển khai cách viết đoạn văn tưởng tượng cụ thể:

Cách 1: Viết đoạn văn tưởng tượng bằng cách bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện

Theo cách viết này, học sinh có thể triển khai theo một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bổ sung lời kể chuyện

Theo cách này, học sinh chọn một đoạn trong câu chuyện có nội dung và ý nghĩa cụ thể để kể. Sau đó, bổ sung thêm các lời thoại, lời suy nghĩ của nhân vật trong tình huống đó.

Ví dụ:

- Đoạn truyện gốc:

“Thấy Sơn Tinh và Thủy Tinh ngang sức ngang tài, Vua Hùng rất băn khoăn. Vì vậy, ông đã quyết định hỏi sức các Lạc Hầu vào bàn bạc. Sau đó, nhà vua tuyên bố: Ngày mai, ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho. Khi hai người hỏi về sính lễ, nhà vua liệt kê gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

→ Đoạn văn tưởng tượng: Bổ sung thêm lời thoại và lời suy nghĩ của nhân vật:

“Thấy Sơn Tinh và Thủy Tinh ngang sức ngang tài, Vua Hùng rất băn khoăn. Vì vậy, ông đã quyết định cho gọi các Lạc hầu vào để hỏi chuyện: “Nay cả hai chàng trai trẻ kia đều tài giỏi hơn người, ta không biết nên chọn ai làm phò mà. Các khanh có sáng ý nà không?”. Nghe vua nói, các Lạc hầu ai cũng đăm chiêu suy nghĩ để tìm giải pháp, và cuối cùng họ cũng giúp nhà vua đưa ra một cách chọn phò mã vẹn cả đôi đường. Sau đó, nhà vua ra gặp Sơn Tinh cùng Thủy Tinh rồi tuyên bố: “Ngày mai, ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”. Sơn Tinh và Thủy Tinh nghe xong cũng rất đồng tình với phương pháp này, bèn đồng thanh hỏi: “Bẩm ngài, không biết danh sách sính lễ gồm những gì ạ?.” Vua Hùng đáp: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Danh sách sính lễ này toàn là những vật quý hiếm, vậy mà Sơn Tinh và Thủy Tinh không ai có ý kiến gì, đều nhanh chóng rời khỏi cung vua, lên đường chuẩn bị sính lễ.

Trường hợp 2: Bổ sung phần miêu tả cho đoạn văn

Theo cách này, học sinh sẽ bổ sung thêm chi tiết miêu tả về ngoại hình (trang phục, kiểu tóc...) và hành động, tính cách của nhân vật trong đoạn truyện muốn kể lại.

Ví dụ:

- Đoạn văn gốc: Công chúa Lọ Lem xinh đẹp bước ra giữa sân khấu khiến bao người ngưỡng mộ. Bước nhảy của nàng làm cho hoàng tử rất yêu mến, nên đã tiến lại gần, ngỏ ý muốn khiêu vũ cùng nàng. Thế là cả hai người đã cùng nhau nhảy múa đến quên cả thời gian.

→ Đoạn văn tưởng tượng: Bổ sung thêm các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật:

Công chúa Lọ Lem xinh đẹp bước ra giữa sân khấu khiến bao người ngưỡng mộ. Cô ấy mặc một chiếc váy màu xanh dương bồng bềnh và lấp lánh vô cùng nổi bật. Mái tóc vàng óng như ánh nắng của nàng được búi cao bằng một sợi dây đính đá. Nổi bật nhất, có lẽ là chiếc vương miện và vòng cổ sáng lấp lánh dưới ánh nến của nàng. Từng bước chân của Lọ Lem di chuyển theo điệu nhạc vừa uyển chuyển lại thanh lịch khiến các chàng trai phải say mê. Bước nhảy của nàng làm cho hoàng tử rất yêu mến, nên đã tiến lại gần, ngỏ ý muốn khiêu vũ cùng nàng. Lọ Lem đặt bàn tay của mình lên bàn tay của hoàng tử. Hai người nhìn nhau chăm chú và bắt đầu khiêu vũ theo điệu nhạc. Dù trước đó chưa từng gặp nhau, nhưng họ lại khiêu vũ rất ăn ý, như đã từng tập với nhau từ trước. Thế là cả hai người đã cùng nhau nhảy múa đến quên cả thời gian.

Cách 2: Viết đoạn văn tưởng tượng bằng cách viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện

Theo cách viết này, học sinh có thể triển khai theo hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Viết tiếp kết thúc cho câu chuyện có kết thúc mở

Khi sáng tác, một số tác giả bỏ ngỏ kết thúc, chưa phán định cho nhân vật một kết cục cuối cùng (thường là với các nhân vật phản diện). Lúc này, học sinh sẽ viết tiếp cuộc đời cho nhân vật đó.

Ví dụ:

- Nhân vật người anh trai trong câu chuyện Cây khế

  • Theo truyện gốc: rơi xuống biển mất tích
  • Viết tiếp đoạn kết theo tưởng tượng: người anh trai thoát chết, nhận ra sai lầm của bản thân và quyết tâm thay đổi bản thân, làm việc tốt để chuộc lại lỗi lầm

- Nhân vật: hai cô chị gái trong truyện Sọ Dừa

  • Theo truyện gốc: bỏ làng đi biệt xứ
  • Viết tiếp đoạn văn theo tưởng tượng: sau khi bỏ đi xa xứ, họ gặp nhiều khó khăn, nhận ra sự ích kỉ và xấu xa của bản thân. Họ quyết tâm làm lại từ đầu, thay đổi các tính xấu của mình và trở nên chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng, được mọi người yêu quý

Trường hợp 2: Viết lại một kết thúc khác cho câu chuyện, vì kết thúc vốn có của truyện em cảm thấy chưa phù hợp

Một số câu chuyện có kết thúc buồn và bi kịch cho nhân vật, khiến người đọc rất trăn trở và băn khoăn. Em có thể chọn các câu chuyện này để viết lại một cái kết mới theo trí tưởng tượng của mình.

Ví dụ:

- Truyện cổ tích Cô bé bán diêm:

  • Theo truyện gốc: cô bé bán diêm qua đời trong cái đói và cái rét giữa hai bức tường gạch, ngay trong đêm giao thừa
  • Viết lại cái kết theo tưởng tượng: cô bé được một gia đình tốt bụng phát hiện và đón về nhà. Họ chăm sóc, yêu thương cô bé, nhận cô bé làm con nuôi và giúp cô có một cuộc sống mới hạnh phúc hơn

B. Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4

Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu hay, đã hoàn thiện dựa trên cách cách viết hướng dẫn ở phần A ở đây:

Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 Hay Chọn Lọc

Mẫu:

Viết đoạn văn tưởng tượng Cô bé quàng khăn đỏ

Kết thúc của câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” là màn đoàn tụ gia đình vô cùng hạnh phúc và ấm áp. Em thường tưởng tượng vào ngày hôm sau, cô bé quàng khăn đỏ đã nhờ mẹ làm một mẻ bánh mới thật ngon, rồi chia thành hai giỏ. Một giỏ, cô bé mang sang nhà bác thợ săn để cảm ơn bác vì đã giúp đỡ mình. Giỏ còn lại, thì đem biếu bà ngoại để xin lỗi bà vì những chuyện xảy ra ngày hôm qua. Và cũng từ hôm đó, cô bé quàng khăn đỏ đã thành lập Câu lạc bộ Em bé ngoan để nhắc nhở các bạn nhỏ trong làng biết nghe lời người lớn, không la cà ở các con đường vắng hay đi chơi ở những nơi xa lạ. Sự thay đổi đó của cô bé khiến người lớn trong làng rất vui mừng. Đặc biệt, nhờ câu lạc bộ đó, mà trẻ em trong làng không còn ai đi chơi một mình ở nơi vắng vẻ hay cố tình vào rừng chơi nữa. Tất cả đều là nhờ cô bé quàng khăn đỏ của chúng ta đó!

Viết đoạn văn tưởng tượng Tấm Cám

Em rất thích nhân vật cô Tấm và thường tưởng tượng ra hình ảnh khi cô ấy bước ra từ trong quả thị, giúp bà cụ dọn dẹp nhà cửa. Cô ấy trông cao ráo, có vóc dáng mảnh mai và nước da trắng ngần, mềm mại. Khuôn mặt của cô Tấm có hình trái xoan, xinh đẹp, nổi bật với đôi mắt đen láy và đôi môi chúm chím. Khi cô mỉm cười, hai bên má có lúm đồng tiền ẩn hiện. Đặc biệt, mái tóc của cô dài đến tận đầu gối, suôn mượt óng ả như dòng thác. Mái tóc đó được buộc gọn bằng một sợi dây vải nhỏ, không hề có một món trang sức nào cả. Áo quần của cô cũng chỉ là bộ váy đơn giản màu xanh dương và đen, không có họa tiết cầu kì. Thế nhưng tất cả cũng chẳng thể nào che đi được vẻ đẹp kiêu sa, sự thanh lịch và quý phái của cô - người vợ mà nhà vua hết mực thương yêu. Đó chính là dáng vẻ mà em luôn nghĩ về cô Tấm khi đọc truyện. Sự tưởng tượng ấy giúp em thêm háo hức và thích thú hơn khi đắm mình vào thế giới cổ tích.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
42
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khánh ĐỨC
    Khánh ĐỨC

    📵📵📵📵📵📵📵📵

    Thích Phản hồi 20:53 12/11
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Sách Mới

    Xem thêm