Ôn tập hè môn Toán và Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5

Ôn tập hè môn Toán và Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 là tài liệu được VnDoc tổng hợp các bài tập Toán và Tiếng Việt lớp 4 đi từ cơ bản đến nâng cao, các bài tập tự luận. Tài liệu ôn tập hè môn Toán và Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5 này sẽ giúp các bé nắm chắc kiến thức, tự củng cố và hệ thống chương trình học lớp 4 được chắc chắn, làm nền tảng tốt khi học lên chương trình lớp 5. Mời các em học sinh, thầy cô và phụ huynh tham khảo.

1. Đề ôn tập hè môn Toán lớp 4

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Một cửa hàng ngày đầu bán được 64 tấn gạo, ngày thứ hai bán được ít hơn ngày đầu 4 tấn. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu ki lô gam gạo?

A. 124 kg

B. 256 kg

C. 124000 kg

D. 60000 kg

Đáp án: Chọn A

Câu 2: 3 kg 7g = ? g.

A. 37 g

B. 307 g

C. 370 g

D. 3007 g

Đáp án: Chọn D

Câu 3: 6 dag 5 g = ? g.

A. 65 g

B. 605 g

C. 56 g

D. 650 g

Đáp án: Chọn A

Câu 4: 503g = ? …hg ?…g.

A. 50hg 3g

B. 5hg 3g

C. 500hg 3g

D. 5hg 30g

Đáp án: Chọn B

Câu 5: Mỗi bao gạo nặng 3 tạ. Một ô tô chở 9 tấn gạo thì chở được bao nhiêu bao như vậy?

A. 90 bao

B. 900 bao

C. 30 bao

D. 270 bao

Đáp án: Chọn C

Câu 6: \frac{1}{4}phút = ? giây.

A. 15 giây

B. 20 giây

C. 25 giây

D. 30 giây

Đáp án: Chọn A

Câu 7: 2500 năm = ? thế kỷ.

A. 25

B. 500

C. 250

D. 50

Đáp án: Chọn A

Câu 8: 5 phút 40 giây = ? giây.

A. 540

B. 340

C. 3040

D. 405

Đáp án: Chọn B

Câu 9: Năm 1459 thuộc thế kỷ thứ mấy?

A . XII

B. XIII

C. XIV

D. XV

Đáp án: Chọn D

Câu 10: Một người đi xe máy trong \frac{1}{5}phút được 324 m. Hỏi trong một giây người ấy đi được bao nhiêu mét?

A. 27 m

B. 12 m

C. 3888 m

D. 270 m

Đáp án: Chọn A

Câu 11: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.

a) 1980 là thế kỷ XX.

b) Một ngày, 6 giờ = 26 giờ.

c) 84 phút = 1 giờ 14 phút.

d) \frac{1}{5}thế kỷ = 20 năm

Đáp án

a) 1980 là thế kỷ XX: Đ

b) Một ngày, 6 giờ = 26 giờ: S

c) 84 phút = 1 giờ 14 phút: S

d) \frac{1}{5}thế kỷ = 20 năm: Đ

Câu 12: Trung bình cộng của các số: 43 ; 166 ; 151 ; là:

A. 360

B. 180

C. 120

D. 12

Đáp án: Chọn C

Câu 13: Số trung bình cộng của hai số bằng 40. Biết rằng một trong hai số đó bằng 58. Tìm số kia?

A. 98

B. 18

C. 49

D. 22

Đáp án: Chọn D

Câu 14: Một đội đắp đường, một ngày đắp được 150 m. Ngày thứ hai đắp được 100 m. ngày thứ ba đắp được gấp hai lần ngày thứ hai. Hỏi trung bình mỗi ngày đội đó đắp được bao nhiêu mét đường?

A. 15 m

B. 150 m

C. 250 m

D. 500m

Đáp án: Chọn B

Câu 15: Số đo chiều cao của 5 học sinh lớp Năm lần lượt là: 148 cm; 146 cm; 144 cm; 142 cm; 140 cm. Hỏi trung bình số đo chiều cao của mỗi cm là bao nhiêu xăng-ti-mét?

A. 144 cm

B. 142 cm

C. 145 cm

D. 146 cm

Đáp án: Chọn A

II. Phần tự luận

Câu 1. Tính giá trị biểu thức

a) (25 915 + 3550 : 25) : 71

b) 1029 - 896 : 34 x 21

b) 3499 + 1104 : 23 - 75

c) (31850 - 365 x 50) : 68

Đáp án

a) (25 915 + 3550 : 25) : 71

= (25915 + 142) : 71

= 26057 : 71

= 367

b) 1029 - 896 : 34 x 21

= =1092-\frac{448}{17} \times 21

= 1092-\frac{9408}{17}

= \frac{9156}{17}

b) 3499 + 1104 : 23 - 75

= 3499 + 48 - 75

=  3472

c) (31850 - 365 x 50) : 68

= (31850 -  18250 ) : 68

=  13600 : 68

= 200

Câu 2. Một thửa ruộng có chiều dài 150m. Chiều rộng kém 3 lần chiều dài. Người ta trồng lúa ở đó. Cứ 10 m2 thì thu hoạch được 5kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng đã thu hoạch bao nhiêu yến thóc?

Đáp án

Chiều rộng thửa ruộng là:

150 : 3 = 50 (m)

Diện tích thửa ruộng là:

150 x 50 = 7500 (m2)

Số kg thóc cả thửa thu hoạch được:

7500 : 10 x 5 = 3750 (kg)

Đổi: 3750 kg = 375 yến

Đáp số: 375 yến

Câu 3. Một đoàn xe tải chở hàng, 3 xe đầu chở mỗi xe chở 4520kg hàng, 5 xe sau mỗi xe chở 4120kg hàng. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu kg hàng?

Đáp án

Ba xe đầu chở được số hàng là:

3 × 4520 = 13560 (kg)

Năm xe sau chở được số hàng là:

5 × 4120 = 20600 (kg)

Trung bình mỗi xe chở số kg hànglà:

(26000 + 13560) : 8 = 4270 (kg)

ĐS: 4270 kg hàng

Câu 4. Tính nhanh

a) 2459 – (400 + 459)

b) 435 x 25 + 76 x 435 – 435

c) 35 x 49 + 51 x 36

Đáp án

a) 2459 – (400 + 459)

= 2459 - 400 - 459

= 2459 - 459 - 400 = 2000 - 400 = 1600

b) 435 x 25 + 76 x 435 – 435

= 435 x (25 + 76 - 1)

= 435 x 100 = 43500

c) 35 x 49 + 51 x 36

= 35 x 49 + 51 x (35 + 1)

= 35 × 49 + 51 × 35 + 51

= 35 × (49 + 51) + 51

= 35 × 100 + 51 = 3500 + 51 = 3551

2. Bài tập Ôn tập hè môn Môn Toán lớp 4

1. Ôn tập về đọc, viết và so sánh số tự nhiên:

*Bài tập 1: Đọc các số sau:1002001; 32645807

*Bài tập 2: Viết các số gồm có:

5 triệu, 3 nghìn và 8 đơn vị.

7 tỉ, 2 chục triệu, 4 trăm và 5 chục.

*Bài tập 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

76981; 71968; 78196; 78619; 76819

2. Ôn tập về dãy số tự nhiên và hệ thập phân:

*Bài tập 1: Viết các số còn thiếu trong dãy số tự nhiên chẵn sau:

..., 2, 4, ..., ..., ..., ...., ...., ...., 18, ....

*Bài tập 2: Nêu giá trị của các chữ số 5 trong các số sau:

5842769; 156257315; 5000005000

*Bài tập 3: Viết các số sau thành tổng của giá trị các hàng (theo mẫu):

Mẫu: 2986 = 2000 + 900 + 80 + 6 = 2 x 1000 + 9 x 100 + 8 x 10 + 6

A. 385

B. 68739

C. 5621378

3. Ôn tập về 4 phép tính với số tự nhiên:

*Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:

367589 + 541708;

647253 - 285749;

435 x 253;

13498 : 32

*Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

921 + 898 + 2079;

36 x 25 x 4;

215 x 869 + 215 x 14;

54 : 6 + 72 : 6

4. Ôn tập về dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9:

*Bài tập: Cho số 27*

Hãy viết thêm 1 chữ số vào dấu * để được số có 3 chữ số và:

A. Chia hết cho 2:....

B. Chia hết cho 3:....

C. Chia hết cho 5:....

D. Chia hết cho 9:....

(Viết tất cả các số có thể được)

5. Ôn tập về biểu thức chứa chữ:

*Bài tập: Tính giá trị của các biểu thức sau:

a. 4 x m với m =8

b. m + n x 2 với m = 2, n = 5

c. m- (n+p) với m=108, n=34, p=19.

6. Ôn tập về phân số (t/c cơ bản của phân số; QĐMS các phân số; so sánh, rút gọn phân số; 4 phép tính với phân số):

*Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

\frac{\ldots}{6}=\frac{2}{3} ; \frac{18}{60}=\frac{3}{\ldots} ; \frac{5}{7}=\frac{\ldots}{21} ; \frac{\ldots}{1313}=\frac{12}{13}

*Bài tập 2: Rút gọn các phân số sau:

\frac{20}{36} ; \frac{18}{27} ; \frac{4}{100} ; \frac{1515}{1616}

*Bài tập 3: Quy đồng mẫu số các phân số sau:

\frac{2}{3} v \dot{a} \frac{4}{5} ; \frac{3}{4} v \dot{a} \frac{7}{20}

*Bài tập 4: So sánh các phân số sau

\frac{3}{7} v \dot{a} \frac{5}{7} ; \frac{3}{5} v \dot{a} \frac{7}{8} ; \frac{1}{3} v \dot{a} \frac{5}{9}

*Bài tập 5: Tính:

\frac{2}{5}+\frac{3}{5} ; \frac{2}{7}+\frac{5}{3} ; \frac{3}{4}+5 ; \frac{3}{5}-\frac{1}{2} ; \frac{13}{2}-5 ; 6-\frac{3}{7} ; \frac{1}{3}-\frac{1}{4}+\frac{1}{5}

\frac{2}{3} \times  \frac{4}{5} ; \frac{7}{2} \times  3 ; \frac{4}{7}: \frac{3}{5} ; \frac{5}{8}: 3 ; 5: \frac{1}{2}

*Bài tập 6: Chuyển các phân số sau thành hỗn số:

8/3; 15/6; 85/12; 5/2

*Bài tập 7: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
5 \frac{3}{7} ; 8 \frac{1}{2} ; 12 \frac{5}{6}

7. Ôn tập về tỉ số và tỉ lệ xích:

*Bài tập 1: Lớp 5c có 30 bạn , trong đó có 18 bạn nữ.

A. Viết tỉ số của số bạn nam và số h/s cả lớp.

B. Viết tỉ số của số bạn nữ so với số bạn nam của lớp.

*Bài tập 2: Một khu ruộng hình chữ nhật được vẽ trong bản đồ với tỉ lệ xích 1: 10000. Biết chiều rộng và chiều dài của khu ruộng được vẽ trong bản đồ lần lượt đo được là 3cm và 5cm. Tính chu vi và diện tích khu ruộng đó.

8. Ôn tập về đại lượng và đo đại lượng(độ dài, khối lượng; diện tích; thời gian):

*Bài tập 1: Tính:

a. 18kg + 26kg;

648g- 75g;

135 tấn x 48;

768 kg:6

b. 760dm2 + 98 dm2;

257m2 x 60;

1984 km2 :4;

1876 km2 – 195km2

c. 495 giây + 60 giây;

184 phút x 8;

3 giờ - 15 phút

*Bài tập2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm;

A. 4 km=...m;

20000m=...km;

3 tấn 25kg=...kg;

5kg 8g=...g.

B. 48m2=...dm2;

2000000m2=...km2;

13dm2 29cm2=...cm2;

1/10m2=...cm2.

C. 5 phút=...giây;

420 giây=...phút;

2 phút 15 giây=...giây;

1/2 giờ=...phút.

*Bài tập 3: Điền tên thế kỉ vào chỗ chấm:

Năm 1900: TK....

Năm 1890: TK...

Năm 45: TK...

Năm 2010: TK

9. Ôn tập về tìm số trung bình cộng của nhiều số:

*Bài tập: Tìm trung bình cộng các số sau:

a. 36; 42 và 57

b. 18; 20; 22; 24 và 26

c. 3/4; 1/2 và 3/2

10: Ôn tập về biểu đồ (biểu đồ hình cột và biểu đồ hình đoạn thẳng).

*Bài tập: Lập biểu đồ (hình cột hoặc đoạn thẳng) về số cây trồng được nhân dịp đầu xuân của các bạn trong nhóm 1, lớp 5A dựa vào các thống kê sau:

Bạn Hùng: 3 cây

Bạn Nam: 2 cây

Bạn Bắc: 5 cây

Bạn Hoa: 4 cây

Bạn Huệ: 2 cây

11. Ôn tập về tìm thành phần chưa biết của phép tính: (số hạng, thừa số, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia)

*Bài tập: Tìm x, biết:

a. 365 + x = 782;

3428 – x = 349;

x – 1/2=3/5;

b. y x 68 = 748;

y : 15 = 612;

32032 : y = 16.

12. Ôn tập về giải toán: (Gv hướng dẫn học sinh ôn tập và chốt lại cách giải tổng quát từng dạng toán)

1. Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó:

*Bài tập: Lớp 4A có 35 học sinh, số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ 7 bạn. Tính số học sinh nam, số học sinh nữ của lớp 4A.

2. Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó:

*Bài tập: Lớp 5A có 35 học sinh, trong đó số học sinh nam bằng 3/4 số học sinh nữ. Tính số học sinh nam, số học sinh nữ của lớp 5A.

3. Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó:

*Bài tập: Mẹ hơn con 25 tuổi. Tuổi con bằng 2/7 tuổi mẹ. Tính tuổi mỗi người.

4. Tìm số trung bình cộng:

*Bài tập: Lớp 4A có 33 học sinh, lớp 4B có 34 học sinh, lớp 4C nhiều hơn lớp 4A 2 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?

5. Tìm phân số của 1 số:

*Bài tập: Một rổ có 45 quả chanh, mẹ đã bán 2/3 số quả chanh trong rổ. Hỏi trong rổ còn lại bao nhiêu quả chanh?

(→ Sau khi học sinh nhận xét và chữa bài, củng cố về bước tìm phân số của 1 số và chốt lại: Tìm a/b của M →M x a/b ).

6. Giải các bài toán có liên quan đến đại lượng tỉ lệ:

a. Đại lượng tỉ lệ thuận:

*Bài tập: Giải bài toán theo tóm tắt sau bằng 2 cách:

May 8 áo: hết 16 m vải

May 4 áo: hết….m vải?

b. Đại lượng tỉ lệ nghịch:

*Bài tập: Tóm tắt và giải bài toán sau:

Một nhóm thợ gồm 6 người dự định xây xong một bức tường trong 8 ngày. Hỏi vẫn bức tường đó mà chỉ có 3 người xây thì sau bao lâu sẽ xong? (Mức xây như nhau).

13. Ôn tập về các yếu tố hình học và giải các bài toán có liên quan đến hình học:

a. Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông:

*Bài tập: Vẽ 1 góc tù, 1 góc bẹt, 1 góc nhọn, 1 góc vuông rồi so sánh thứ tự độ lớn của các góc đó.

b. Hai đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng song song:

*Bài tập: Ghi tên từng cặp cạnh vuông góc và từng cặp cạnh song song của hình chữ nhật ABCD.

c. Ôn tập về hình bình hành.(Đặc điểm, chu vi, diện tích):

(Gv hướng dẫn học sinh ôn tập nhận dạng hình bình hành (qua đặc điểm), cách tính chu vi, diện tích).

*Bài tập 1: Một HBH có cạnh đáy 25 cm, chiều cao bằng 9cm. Tính diện tích HBH đó.

*Bài tập 2: Một HBH có diện tích 54 cm2, biết cạnh đáy là 6 cm. Tính chiều cao HBH.

d. Ôn tập về hình thoi. (đặc điểm và diện tích):

*Bài tập 1: Tính dt hình thoi biết độ dài lần lượt các đường chéo là 8dm và 2/5 m.

*Bài tập 2: Một hình thoi có diện tích 21 cm2, biết độ dài đường chéo thứ nhất là 7cm. Tính độ dài đường chéo thứ 2.

e. Ôn tập về tính chu vi và diện tích hình vuông, hình chữ nhật:

*Bài tập 1: Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh 2/3 cm.

*Bài tập 2: Tính chu vi và diện tích hcn có chiều dài 1/2m, chiều rộng 4 dm.

*Bài tập 3: Một mảnh vườn hcn có nửa chu vi 20m, chiều rộng kém chiều dài 4 m.

a. Tính diện tích mảnh đất đó.

b. Năm qua, trồng rau trên mảnh vườn đó, tr cứ 1m2 thu được 8 kg rau. Hỏi cả mảnh vườn đó thu được bao nhiêu tạ rau.

14. Luyện tập chung: (Gv tự lựa chọn nội dung các bài luyện tập để ôn tập củng cố, rèn kĩ năng cho học sinh phù hợp từng tiết học)

Ví dụ:

1. Cho biểu thức: M = y x 324

a. Tính giá trị của M khi y = 5

b. Tìm y khi M = 6280

2. Đặt tính rồi tính:

4624 + 75368;

27130 – 6897;

678 x 302 ;

5656 : 28;

4752 : 16.

3. Tìm x , biết:

3/2 – x = ½

285 + x = 26 x 845

4. Một hcn có chu vi 120 cm, biết chiều rộng thửa ruộng là 18 cm. Tính diện tích hcn đó.

5. Một trang trại đang nuôi gà có tất cả 2135 con, trong đó số gà nuôi thịt bằng ¾ số gà nuôi đẻ. Tính số gà đẻ mà trang trại đang nuôi.

6.Tính nhanh:

a.25 x 178 – 178 x 15;

b. 856 - 32 - 24.

3. Kiến thức Ôn tập hè môn Tiếng Việt lớp 4

(Gv hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt qua các phân môn sau theo từng tiết cho phù hợp thời lượng và trình độ học sinh):

I. Luyện từ và câu:

- Tiếng: K/n, cấu tạo tiếng, …

- Từ: K/n, từ đơn, từ láy, từ ghép, …

- Từ loại: DT, ĐT, TT, …(k/n, cách phân biệt, …)

- Câu và các bộ phận trong câu: (2 bộ phận chính CN - VN, các bộ phận phụ trong câu, …)

- Câu chia theo mục đích nói:

- Các biện pháp tu từ nghệ thuật: (so sánh, nhân hoá, điệp từ ngữ, …)

- Các ca dao, tục ngữ, thành ngữ theo chủ đề:

II. Tập làm văn (miêu tả, thuật chuyện, kể chuyện, viết thư):

1. Văn miêu tả (Tả đồ vật, tả cây cối, tả loài vật, tả cảnh):

2. Thuật chuyện:

3. Kể chuyện:

4. Viết thư:

(Gv hướng dẫn học sinh ôn tập từng thể loại văn(cấu trúc bố cục, nội dung, cách viết, …; viết bài văn theo yêu cầu đề bài→ trình bày + nhận xét chữa miệng hoặc chấm bài rút kinh nghiệm, …).

III. Chính tả.(Luyện tập về quy tắc viết hoa danh từ riêng; phân biệt và viết đúng các âm đầu, vần, tiếng dễ lẫn, …)

IV. Rèn chữ đẹp + luyện đọc. (Gv tự lựa chọn phù hợp).

4. Đề ôn tập hè lớp 4 môn Tiếng Việt

Đề 1

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc:

Thư gửi các thiên thần

Thưa các Thiên thần!

Đêm nay, ở nơi đây, con đã thấy các Thiên thần ở trên cao kia, nơi sáng nhất trên bầu trời. Con đã thấy các Thiên thần đùa vui nơi thiên đàng xanh thẳm không mảy may lo buồn vướng bận nơi trần thế.

Nhưng thưa các Thiên thần, cũng ngay đêm nay thôi, nơi trần gian này, các Thiên thần có nhìn thấy không, những số phận, những mảnh đời còn nặng trĩu đau buồn. Con xin các Thiên thần hãy một lần xuống đây và đến bên những con người bất hạnh ấy, những bạn bè cùng trang lứa với con và những em bé thơ ngây của con.

Con xin Thiên thần Hòa Bình hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh, để bao bạn bè, em nhỏ, nơi cách xa con được sống yên bình như con, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.

Con xin Thiên thần Tình Thương hãy gõ chiếc đũa thần của Người vào trái tim người lớn để họ hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu thương con trẻ, để không còn những người bạn như con phải lao động vất vả cực nhọc hay cầm súng ra chiến trận, hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.

Con xin Thiên thần Tình Yêu hãy hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ để những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất , đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.

Và cuối cùng con xin Thiên thần Ước Mơ hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của Người, để những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.

Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên thần.

Ngô Thị Hoài Thu

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Trong thư, bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì?

A. Hàn gắn tình yêu của những ông bố bà mẹ

B. Hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu con trẻ

C. Tặng mỗi em bé một ngôi sao xanh

D. Ru yên giấc ngủ chiến tranh

Câu 2: Xin Thiên thần Tình Thương điều gì?

A. Những em bé được nuôi sống dưới mái ấm hạnh phúc

B. Trẻ em không phải lao động vất vả, cực nhọc; không cầm súng ra chiến trận hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc

C. Tặng cho mỗi em bé một ngôi sao xanh

D. Trẻ em được sống bình yên, được học hành vui chơi, không lo sợ tiếng bom, tiếng đạn

Câu 3: Còn ở Thiên thần Ước Mơ, bạn ấy cầu xin điều gì?

A. Những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực

B. Những em nhỏ được sống yên bình, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn

C. Gõ chiếc đũa thần vào trái tim người lớn

D. Hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ

Câu 4: Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao?

A. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh

B. Những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao nguy hiểm rập rình

C. Mang lá thư này đến cho các Thiên thần

D. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh

Câu 5: Có bao nhiêu Thiên thần được nhắc đến trong bức thư?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Em hiểu “hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh” nghĩa là gì?

A. Ru những em nhỏ ngủ say

B. Làm cho mọi người được yên giấc trong chiến tranh

C. Giúp mọi người được ngủ ngon hơn

D. Làm cho thế giới không còn chiến tranh nữa

Câu 7: Em hiểu thành ngữ “màn trời chiếu đất” được nhắc đến trong bài nghĩa là gì?

A. Cảnh sống lang thang phiêu bạt, không nhà cửa, vất vả

B. Bầu trời chiếu xuống mặt đất, làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc

C. Ý nói nhà cửa rộng rãi, thoáng mát

D. Cảnh sống sung sướng, đầy đủ điều kiện vật chất.

Câu 8: Tất cả những điều bạn nhỏ cầu xin các Thiên thần đều nhằm mục đích gì?

A. Làm cho trẻ nhỏ trở nên giàu có

B. Làm cho trẻ em trở nên thông minh, học giỏi

C. Làm cho trẻ em được sống hạnh phúc

D. Làm cho trẻ em lớn nhanh hơn

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nghe – viết:

Kim tự tháp Ai Cập

Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập cổ đại. Đó là những công trình kiến trúc xây dựng toàn bằng đá tảng. Từ cửa kim tự tháp đi vào là một hành lang tối và hẹp, đường càng đi càng nhằng nhịt dẫn tới những giếng sâu, phòng chứa quan tài, buồn để đồ,… Thăm kim tự tháp, người ta không khỏi ngạc nhiên: Người Ai Cập cổ không có những phương tiện chuyên chở vật liệu như hiện nay, làm thế nào mà họ đã vận chuyển được những tảng đá to như vậy lên cao?

Theo Những kì quan thế giới

Câu 2: Em hãy sắp xếp các từ sau vào cột tương ứng:

châm chọc, chậm chạp, mê man, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn

Từ láy

Từ ghép

Câu 3: Tìm danh từ, động từ và tính từ trong đoạn văn sau:

Cá buồm là loài cá bơi nhanh nhất. Nó có vây xòe ra như một chiếc buồm. Những cú bắn mình ra khỏi mặt nước của cá có vận tốc lên đến gần một trăm ki-lô-mét một giờ.

- Danh từ

- Động từ

- Tính từ

Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một cây ăn quả mà em biết.

Đáp án

Phần I. Trắc nghiệm

1. D

2. B

3. A

4. B

5. C

6. D

7. A

8. C

Câu 1: Trong thư, bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì?

A. Hàn gắn tình yêu của những ông bố bà mẹ

B. Hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu con trẻ

C. Tặng mỗi em bé một ngôi sao xanh

D. Ru yên giấc ngủ chiến tranh

Phương pháp:

Em đọc kĩ lời cầu xin của bạn Hoài Thu đối với Thiên thần Hòa Bình để chọn đáp án đúng nhất:

“Con xin Thiên thần Hòa Bình hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh, để bao bạn bè, em nhỏ, nơi cách xa con được sống yên bình như con, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.”

Cách giải:

Bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình ru yên giấc ngủ chiến tranh

Chọn D.

Câu 2: Xin Thiên thần Tình Thương điều gì?

A. Những em bé được nuôi sống dưới mái ấm hạnh phúc

B. Trẻ em không phải lao động vất vả, cực nhọc; không cầm súng ra chiến trận hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc

C. Tặng cho mỗi em bé một ngôi sao xanh

D. Trẻ em được sống bình yên, được học hành vui chơi, không lo sợ tiếng bom, tiếng đạn

Phương pháp:

Em đọc kĩ lời cầu xin của bạn Hoài Thu đối với Thiên thần Tình Thương để chọn đáp án đúng nhất:

“Con xin Thiên thần Tình Thương hãy gõ chiếc đũa thần của Người vào trái tim người lớn để họ hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu thương con trẻ, để không còn những người bạn như con phải lao động vất vả cực nhọc hay cầm súng ra chiến trận, hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.”

Cách giải:

Bạn Hoài Thu xin Thiên thần Tình Thương cho trẻ em phải lao động vất vả, cực nhọc; không cầm súng ra chiến trận hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc

Chọn B.

Câu 3: Còn ở Thiên thần Ước Mơ, bạn ấy cầu xin điều gì?

A. Những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực

B. Những em nhỏ được sống yên bình, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn

C. Gõ chiếc đũa thần vào trái tim người lớn

D. Hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ

Phương pháp:

Em đọc kĩ lời cầu xin của bạn Hoài Thu đối với Thiên thần Ước Mơ để chọn đáp án đúng nhất:

“Và cuối cùng con xin Thiên thần Ước Mơ hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của Người, để những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.”

Cách giải:

Bạn Hoài Thu xin Thiên thần Ước Mơ cho những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực

Chọn A.

Câu 4: Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao?

A. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh

B. Những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao nguy hiểm rập rình

C. Mang lá thư này đến cho các Thiên thần

D. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh

Phương pháp:

Em đọc kĩ lời cầu xin của bạn Hoài Thu đối với Thiên thần Tình Yêu để chọn đáp án đúng nhất:

“Con xin Thiên thần Tình Yêu hãy hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ để những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất , đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.”

Cách giải:

Hoài Thu cầu xin Thiên thần Tình Yêu cho những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao nguy hiểm rập rình

Chọn B.

Câu 5: Có bao nhiêu Thiên thần được nhắc đến trong bức thư?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Phương pháp:

Em đọc kĩ các đoạn của bức thư và chọn đáp án đúng nhất.

Những Thiên thần được nhắc đến trong bức thư là: Thần Hòa Bình, Thần Tình Thương, Thần Tình Yêu, Thần Ước Mơ

Lời giải chi tiết:

4 Thiên thần được nhắc đến trong bức thư.

Chọn C.

Câu 6: Em hiểu “hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh” nghĩa là gì?

A. Ru những em nhỏ ngủ say

B. Làm cho mọi người được yên giấc trong chiến tranh

C. Giúp mọi người được ngủ ngon hơn

D. Làm cho thế giới không còn chiến tranh nữa

Phương pháp:

Em đọc kĩ cả câu văn có cụm từ đó để hiểu được nghĩa của nó:

“Con xin Thiên thần Hòa Bình hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh, để bao bạn bè, em nhỏ, nơi cách xa con được sống yên bình như con, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.”

Cách giải:

“Hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh” là làm cho thế giới không còn chiến tranh nữa.

Chọn D.

Câu 7: Em hiểu thành ngữ “màn trời chiếu đất” được nhắc đến trong bài nghĩa là gì?

A. Cảnh sống lang thang phiêu bạt, không nhà cửa, vất vả

B. Bầu trời chiếu xuống mặt đất, làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc

C. Ý nói nhà cửa rộng rãi, thoáng mát

D. Cảnh sống sung sướng, đầy đủ điều kiện vật chất.

Phương pháp:

Theo em, câu thành ngữ đó nói về điều gì?

Em đọc kĩ các đáp án và chọn đáp án đúng nhất.

Màn trời chiếu đất: lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu

Cách giải:

“Màn trời chiếu đất” là Cảnh sống lang thang phiêu bạt, không nhà cửa, vất vả

Chọn A.

Câu 8: Tất cả những điều bạn nhỏ cầu xin các Thiên thần đều nhằm mục đích gì?

A. Làm cho trẻ nhỏ trở nên giàu có

B. Làm cho trẻ em trở nên thông minh, học giỏi

C. Làm cho trẻ em được sống hạnh phúc

D. Làm cho trẻ em lớn nhanh hơn

Phương pháp:

Em suy nghĩ và chọn đáp án đúng nhất.

Cách giải:

Tất cả những điều bạn nhỏ cầu xin các Thiên thần đều nhằm làm cho trẻ em được sống hạnh phúc.

Chọn C.

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nghe – viết:

Kim tự tháp Ai Cập

Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập cổ đại. Đó là những công trình kiến trúc xây dựng toàn bằng đá tảng. Từ cửa kim tự tháp đi vào là một hành lang tối và hẹp, đường càng đi càng nhằng nhịt dẫn tới những giếng sâu, phòng chứa quan tài, buồn để đồ,… Thăm kim tự tháp, người ta không khỏi ngạc nhiên: Người Ai Cập cổ không có những phương tiện chuyên chở vật liệu như hiện nay, làm thế nào mà họ đã vận chuyển được những tảng đá to như vậy lên cao?

Theo Những kì quan thế giới

Phương pháp:

Em viết đoạn văn vào vở, giấy kiểm tra

Cách giải:

Em chủ động hoàn thành bài chính tả.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả

- Trình bày sạch đẹp

Câu 2: Em hãy sắp xếp các từ sau vào cột tương ứng:

châm chọc, chậm chạp, mê man, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn

Từ láy

Từ ghép

Phương pháp:

Em đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp vào cột tương ứng

- Từ ghép là từ đượ tạo từ các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau

- Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau

Cách giải:

Từ láy

Từ ghép

Chậm chạp, mê man, vương vấn, tươi tắn

Mong ngóng, mong mỏi, phương hướng

Câu 3: Tìm danh từ, động từ và tính từ trong đoạn văn sau:

Cá buồm là loài cá bơi nhanh nhất. Nó có vây xòe ra như một chiếc buồm. Những cú bắn mình ra khỏi mặt nước của cá có vận tốc lên đến gần một trăm ki-lô-mét một giờ.

- Danh từ

- Động từ

- Tính từ

Phương pháp:

Em đọc kĩ các đoạn văn và tìm từ.

Cách giải:

- Động từ: bơi, xòe, bắn

- Danh từ: cá buồm, nó, vây, chiếc buồm, mình

- Tính từ: nhanh

Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một cây ăn quả mà em biết.

Phương pháp:

Em dựa vào dàn ý sau để hoàn thành bài văn.

Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả em muốn tả

- Đó là loại cây gì?

- Cây đó được trồng ở đâu?

- Do ai trồng?

- Năm nay cây đã được bao nhiêu tuổi rồi?

Thân bài:

- Cây cao bao nhiêu?

- Thân cây thẳng hay cong?

- Lớp vỏ thân cây có đặc điểm gì?

- Rễ cây như thế nào?

- Cây có nhiều cành không?

- Lá cây có hình dạng, kích thước và màu sắc thế nào?

- Hoa có đặc điểm gì?

- Quả có hình dáng, mùi vị thế nào?

Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây

- Em nghĩ như thế nào về loại cây ăn quả này?

- Em thường làm gì để chăm sóc cây ăn quả?

Bài làm:

Sau vườn nhà em có một cây roi hơn bốn năm tuổi. Sau bao ngày chăm sóc, năm nay, cuối cùng cây cũng cho lứa quả đầu tiên.

Cây roi được trồng cạnh giếng, thân cao gần 5m, to như cột nhà. Những cành lớn mọc từ thân cây đều to như cổ chân, chắc nịch, có thể gánh được hai người một lần. Lá cây roi có vẻ ngoài như lá xoài nhưng ngắn hơn. Khắp cành nhánh, lá roi mọc dày, chồng chéo lên nhau tạo thành tán cây rộng xanh um, che bóng mát cho cả khu vực quanh giếng. Năm nay, lần đầu cây ra hoa, từng chùm hoa nhỏ li ti xinh xắn lắm. Rồi khi nắng bắt đầu rực rỡ, những chùm roi đầu tiên cũng xuất hiện. Chúng có hình như cái chuông, nhỏ như quả cà chua bi. Chỉ một thời gian nữa thôi, chúng sẽ to hơn, như cái nắm tay và chuyển đỏ. Đó là lúc trái roi đã chín.

Thấy cây roi ra trái, cả nhà mừng lắm. Nên chiều nào cả nhà cũng ra xem quả và tưới nước cho cây.

>> Tả cây ăn quả lớp 4 Hay Chọn Lọc (286 mẫu)

Đề 2

Phần 1: Đọc hiểu

Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776m, chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, chảy qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc về đến thủ đô Hà Nội, rồi qua các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, đến Thái Bình rồi đổ ra Biển Đông. Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên một vùng châu thổ rộng lớn đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi, trong đó có vùng đất thủ đô Hà Nội.

Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hoá sông nước - đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt. Cách đây hơn 1000 năm, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Ninh Bình ra thành Đại La xây dựng kinh thành Thăng Long (Rồng bay) đã sớm nhận thấy địa thế “tựa núi, nhìn sông” của vùng đất này. Với vị thế trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên con sông lớn khiến cho giao thông của Thăng Long - Hà Nội với các địa phương khác trở nên dễ dàng, thuận tiện. Dòng sông Hồng không chỉ lắng đọng phù sa, tạo thành miền đất trù phú “đất lành chim đậu”, mà còn khiến nơi đây trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi “ lắng hồn núi sông”, thu hút nhân tài, anh kiệt, những tinh hoá văn hoá làng nghề từ khắp nơi, tạo nên những phố nghề, làng nghề nổi tiếng ở đất kinh kỳ kẻ chợ. Cảnh sắc tươi đẹp bên bờ sông Hồng với con người Hà Nội thanh lịch là đề tài cho thơ ca, nhạc, hoạ... từ bao đời, tạo nên sức thu hút du khách bốn phương.

Câu 1: Sông Hồng không chảy qua tỉnh nào sau đây (0,5 điểm):

A. Lào Cai, Yên Bái, Nam Định

B. Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam

C. Hải Phòng, Lạng Sơn, Thanh Hóa

D. Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên

Câu 2: Những đặc trưng của vùng văn hóa sông nước là (0,5 điểm):

A. Làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông

B. Nuôi tằm dệt vải

C. Trồng cây cổ thụ lấy gỗ làm đỗ mĩ nghệ

D. Trồng các loại hoa, thảo dược

Câu 3: Trong những đặc điểm dưới đây, đâu không phải là đặc điểm tiêu biểu của sông Hồng:

A. Cung cấp phù sa trù phú

B. Cảnh sắc tươi đẹp 2 bên bờ thu hút khách ghé thăm

C. Giúp Hà Nội trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt

D. Cung cấp nguồn hải sản phong phú như tôm biển, cá biển…

Câu 4: Em hiểu câu tục ngữ “đất lành chim đậu” nghĩa là gì? (1,5 điểm)

Câu 5: Em hãy gạch chân dưới các từ ghép xuất hiện trong câu văn dưới đây (1 điểm):

Sông Hồng chảy qua Hà Nội chỉ là đoạn ngắn so với chiều dài của nó, nhưng cũng để lại nhiều dấu tích đặc trưng của vùng văn hoá sông nước - đó là những làng chài, làng nghề, làng cổ ven sông, ẩn chứa trong đó những phong tục tập quán đậm chất hồn Việt.

Câu 6: Em hãy gạch chận dưới trạng ngữ của câu sau và cho biết đó là loại trạng ngữ gì? (1 điểm)

Hôm nay, chị Hai và em được mẹ dẫn lên hiệu sách để mua sắm các đồ dùng học tập, chuẩn bị cho năm học tới.

Phần 2: Bài tập

Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)

Hà Nội

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.

Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy tả một cây cổ thụ mà em yêu thích.

Tham khảo các bài giải môn Toán lớp 4

Đánh giá bài viết
451 226.094
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nhung Dao
    Nhung Dao

    1 phai la C 


    Thích Phản hồi 25/06/22

    Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm