Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 cơ bản (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 cơ bản (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013) là đề tham khảo môn Lịch sử 12 dành cho các bạn học sinh nghiên cứu, tự kiểm tra kiến thức bản thân chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 môn Lịch sử cũng như kì thi THPT Quốc gia môn Lịch sử sắp tới.
Đề thi học kì I môn Lịch sử lớp 12 cơ bản (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)
Đề thi học kì I môn Lịch sử lớp 12 nâng cao (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)
Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ SỐ 2 | ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013 Môn: Lịch sử lớp 12 Cơ bản Dành cho tất cá các lớp (trừ một số học sinh 12 Sử) Buổi thi: Tiết 1 buổi Sáng ngày 17/12/2012 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang ---------------------- |
Câu 1 (4 điểm): Trình bày hoàn cảnh lịch sử, quá trình thành lập và ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929?
Câu 2 (4 điểm): Hoàn cảnh lịch sử và diễn biến Tổng Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
Câu 3 (2 điểm): Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời như thế nào? Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945?
-----------------Hết-----------------
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12
Câu 1 (4 điểm):
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối năm1928 đầu năm 1929, chủ nghĩa Mác - Lenin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, tạo điều kiện cho phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
- Vai trò lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn phù hợp nữa, cần có chính đảng vô sản lãnh đạo để đưa phong trào phát triển.
2. Quá trình thành lập:
- Cuối tháng 3/1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm có 7 Đảng viên. Chi bộ mở rộng cuộc vận động để thành lập một Đảng Cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Từ ngày 1 đến ngày 9/5/1029, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp tại Hương Cảng. Tại đại hội, đoàn đại biểu Bắc Kì đặt vấn đề thành lập ngay Đảng Cộng sản để thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, song không được Đại hội chấp nhân nên đã bỏ Đại hội về nước.
- Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận và cử ra Ban Chấp hành Trung ương của Đảng.
- Khoảng tháng 8/1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng đã quyết định lập An Nam Cộng sản Đảng.
- Một số Đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt cũng tích cực vận động lập các chi bộ cộng sản và xúc tiến việc chuẩn bị lập Đảng Cộng sản. Tháng 9/1928, những người cộng sản trong Tân Việt tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
3. Ý nghĩa:
- Đáp ứng yêu cầu khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
- Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng cách mạng của phong trào công nhân.
- Là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập ĐCSVN.
Câu 2 (4 điểm):
a. Hoàn cảnh lịch sử (2 điểm):
- Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
- Ngày 15/8/1945 Nhật hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng…
- Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã… điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
- Ngay từ ngày 13/8/1945 Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban bố “Quân lệnh số 1”…
- Từ ngày 14 - 15 /8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước…
- Từ ngày 16 - 17/8/1945 Đại hội quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, tán thành Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh…
b. Diễn biến (2 điểm):
- Ngày 14/8/1945 một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng đã căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương phát động nhân dân khởi nghĩa ở nhiều xã, huyện ở một số tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế…
- Chiều ngày 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ngày 18/8/1945, 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Ở Hà Nội giành được chính quyền vào ngày 19/8/1945, ở Huế là 23/8/1945, Sài Gòn là 25/8/1945,
- Khởi nghĩa thắng lợi ở 3 thành phố lớn đã tác động quyết định đến các địa phương trong cả nước…
- Chiều 30/8/1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị…
Câu 3 (2 điểm):
- Ngày 25/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và UBDT giải phóng Việt Nam về tới Hà Nội.
- Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) Chủ tịch HCM thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
- Nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập:
- Khẳng định quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc…
- Khẳng định quyền tự do độc lập trên 2 phương diện pháp lý và thực tiễn.
- Khẳng định thành quả của cách mạng tháng Tám
Cuối bản tuyên ngôn, HCM thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam quyết giữ vững nền tự do độc lập vừa giành được.
- Ngày 2/9 mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam, là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc.