Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì I môn Lịch sử lớp 12 cơ bản (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)

Đề thi học kì I môn Lịch sử lớp 12

Để chuẩn bị cho kỳ thi hết học kỳ I, Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: Đề thi học kì I môn Lịch sử lớp 12 cơ bản (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013). Đây là đề kiểm tra học kì I lớp 12 môn Sử có đáp án đi kèm, là tài liệu tham khảo hữu ích môn Lịch sử 12 dành cho các bạn học sinh nghiên cứu, tự kiểm tra kiến thức bản thân chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 1 môn Lịch sử cũng như kì thi THPT Quốc gia môn Lịch sử sắp tới.

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 cơ bản (Đề 02) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)

1260 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

Đề thi học kì I môn Lịch sử lớp 12 nâng cao (Đề 01) - THPT Chu Văn An (2012 - 2013)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

(Đề thi số 01)

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013
Môn: Địa lý - Lớp 12 Cơ bản
Dành cho tất cá các lớp (trừ lớp 12 Sử)

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Buổi thi: Tiết 1 buổi Sáng ngày 17/12/2012

Câu 1 (4 điểm):

Trình bày sự ra đời và hoạt động của các tổ chức: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng?

Câu 2 (4 điểm):

Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) về mặt xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã diễn ra như thế nào?

Câu 3 (2 điểm):

Nội dung cơ bản của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)? Ý nghĩa của Hội nghị?

Đáp án đề thi học kì I môn Lịch sử lớp 12

Câu 1:

* Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên:

  • Sự thành lập:
    • Về đến Quảng Châu, NAQ đã mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ và đưa về nước hoạt động.
    • 2/1925, NAQ lập ra Cộng sản đoàn và 6/1925, lập ra Việt Nam cách mạng thanh niên, nhằm “tổ chức và lãnh đạo quần chúng…”. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ.
  • Hoạt động:
    • Ra báo Thanh niên (6/1925) và tác phẩm: “Đường Kách mệnh” (1927), trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
    • Từ 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước, đến 1929 có khoảng 1700 hội viên.
    • Tháng 7/1925 NAQ và một số nhà yêu nước lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
    • Năm 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng cho công nhân.
  • Phong trào công nhân nổ ra ở nhiều nơi, trở thành nòng cốt cho phong trào dân tộc dân chủ, chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã được nâng lên rõ rệt.

* Việt Nam Quốc dân đảng:

- Sự thành lập: Từ hạt nhân là xuất bản Nam đồng thư xã, VNQDĐ đã ra đời ngày 25/12/1927.

  • Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính…
  • Mục tiêu: Là chính đảng yêu nước, chủ trương đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • Nguyên tắc tư tưởng: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
  • Chương trình hoạt động: 4 thời kỳ, nhằm đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
  • Phương thức: Chủ trương cách mạng bằng bạo lực, thiếu cơ sở trong quần chúng.
  • Địa bàn: Chủ yếu ở Bắc Kì.

- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái:

  • Nguyên nhân bùng nổ:
    • Tháng 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh, Pháp đã tiến hành khủng bố dã man.
    • VNQDĐ đã quyết định bạo động với mục tiêu “Không thành công cũng thành nhân”.
  • Diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử:
    • Đêm 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có ném bom phối hợp.
    • Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng thất bại song đã cổ vũ lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt vai trò lịch sử của VNQDĐ.

Câu 2:

a. Xây dựng lực lượng chính trị:

  • Đảng thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941), các tổ chức trong mặt trận đều gọi là Hội cứu quốc, là cơ sở để đoàn kết quần chúng đấu tranh…
  • Ở nhiều tỉnh của Bắc Kỳ, một số tỉnh đã chuyển “Hội phản đế” thành “Hội cứu quốc”, đồng thời nhiều “Hội cứu quốc” mới được thành lập.

b. Lực lượng vũ trang:

  • Công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng được Đảng đặc biệt coi trọng
  • Lực lượng vũ trang đầu tiên của Đảng ta trên cơ sở là Đội du kích Bắc Sơn và sau đó thành lập các Trung đội cứu quốc quân I (2/1941) và Trung đội cứu quốc quân II ra đời (9/1941)…
  • Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập..,
  • Sau khi ra đời, đội đã đánh thắng liên tiếp 2 trận ở Khay Phắt và Nà Ngần (Cao Bằng)

c. Xây dựng căn cứ địa:

  • Vùng Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng được xây dựng thành hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Đảng ta.
  • Tại Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng đội tự vệ chiến đấu, tuyên truyền về cách đánh du kích của Tàu và của Liên Xô…

Câu 3:

* Ngày 28/1/1941, NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian chuẩn bị, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ:

  • Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
  • Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
  • Chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân. Thay tên các Hội Phản đế thành Hội Cứu quốc, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và giúp đỡ việc lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.
  • Xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại.

* Hội nghị lần thứ 8 của BCH Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ hội nghị trung ương tháng 11/1939, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là giải phóng dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm