Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Định Quán, Đồng Nai năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Định Quán, Đồng Nai năm 2015 - 2016 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 6 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Văn giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn văn tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Hưng Trạch, Bố Trạch năm 2013 - 2014

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 trường THCS Võ Hữu, Bình Thuận năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Thanh Sơn, Định Quán năm 2014 - 2015

Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Định Quán

ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN: VĂN – LỚP 6
Năm: 2015 - 2016
Thời gian làm bài 90 phút

I : TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn những chữ cái đúng nhất.

Câu 1. Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện. B. Chị Cốc. C. Dế Mèn. D. Dế Choắt.

Câu 2. Nét độc đáo của cảnh vật trong "Sông nước Cà Mau" là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít.

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ.

C. Chợ nổi trên sông.

D. Kết hợp cả A, B và C.

Câu 3: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích "Vượt thác" và "Sông nước Cà Mau" là:

A. tả cảnh sông nước.

B. tả người lao động.

C. tả cảnh sông nước miền Trung.

Câu 4: Trong văn miêu tả, thao tác nào là cần thiết?

A. Quan sát

B. Liên tưởng

C. Thuật việc

D. Tả cảnh

Câu 5: Câu văn: "Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ" sử dụng loại so sánh nào?

A. người với người B. vật với người

C. Vật với vật D. Cái cụ thể với cái trừu tượng

Câu 6: Dòng nào là vị ngữ của câu: "Tre là cánh tay của người nông dân"?

A. là

B. là cánh tay

C. Cánh tay của người nông dân

D. là cánh tay của người nông dân

Câu 7: Câu "Tre là cánh tay của người nông dân" là câu trần thuật đơn theo kiểu nào?

A. câu định nghĩa B. câu giới thiệu

C. câu đánh giá D. câu miêu tả

Câu 8: Trong câu văn "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù". Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. ẩn dụ B. nhân hóa

C. so sánh D. hoán dụ

Câu 9. Thái độ của người anh khi tài năng của em gái được bộc lộ

A. Ngạc nhiên, vui vẻ B. buồn vui, xúc động

C. buồn bã D. đố kỵ

Câu 10. Trong các tình huống sau, tình huốg nào không phải viết đơn?

A. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo phải buồn lòng

B. Em bị ốm không đến lớp học được

C. Em muốn vào Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh

D. gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí

II. TỰ LUẬN

CÂU 1: (2 đ) Thế nào là nhân hóa? Nêu tác dụng của nhân hóa? Lấy ví dụ

CÂU 2 (5 đ). Hãy tả khung cảnh quê hương em vào một buổi sáng đầu xuân.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

II. Tự luận

Câu 1.

Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn

Ví dụ: – Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun

Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

Câu 2.

Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào.

Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi!

Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức

    Xem thêm