Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Lê Hồng Phòng, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sinh học

Để củng cố kiến thức về môn Sinh học và nâng cao kỹ năng giải đề thi chuẩn bị tốt cho thi học kì 2 các bạn học sinh lớp 11 hãy nhanh tay tải ngay: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Lê Hồng Phòng, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017.

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 3, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
TỔ SINH – CN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2016 - 2017)
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian làm bài: 45 phút;

I. Phần trắc nghiệm (6,0 điểm) gồm 24 câu:

Câu 1: Sinh trưởng – phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:

A. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
C. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
D. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.

Câu 2: Tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò:

A. Chuyển hóa Na để hình thành xương.
B. Chuyển hóa K để hình thành xương.
C. Chuyển hóa Ca để hình thành xương.
D. Ô xy hóa để hình thành xương.

Câu 3: Ý nào không đúng khi nói về quả?

A. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
B. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
C. Quả không hạt đều là do quả đơn tính.
D. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.

Câu 4: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là

A. Sinh trưởng và phân hóa tế bào.
B. Phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
C. Sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
D. Sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

Câu 5: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là do

A. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
B. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
D. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

Câu 6: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân
B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân..
D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

Câu 7: Những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và rụng hàng loạt?

A. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp, thay đổi yếu tố môi trường.
B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
D. Nuôi cấy phôi, sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.

Câu 8: Khi nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao có tác dụng:

A. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.
C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH và LH.
D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH.

Câu 9: Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:

A. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
C. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
D. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể (n) của giao tử đực và cái trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

Câu 10: Trong quá trình sinh trưởng của người, nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn:

A. sơ sinh. B. phôi thai.
C. trưởng thành. D. sau sơ sinh.

Câu 11: Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?

A. 30 ngày. B. 26 ngày.
C. 32 ngày. D. 28 ngày.

Câu 12: Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?

A. Ngày thứ 12. B. Ngày thứ 14.
C. Ngày thứ 13. D. Ngày thứ 25.

Câu 13: Ecđixơn có tác dụng:

A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 14: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là dùng bao cao su, thắt ống dẫn.

A. Tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh trai.
B. Tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.
C. Tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng
D. Trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.

Câu 15: Ơstrôgen có vai trò:

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. Kích thích sinh trưởng, phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
C. Kích thích chuyển hóa ở tế bào, sinh trưởng – phát triển bình thường của cơ thể.
D. Kích thích sinh trưởng, phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 16: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:

A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.

Câu 17: Hạn chế của sinh sản vô tính là:

A. Tạo ra thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.
B. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 18: Sinh sản hữu tính ở thực vật là:

A. Sự kết hợp nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 19: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:

A. Người nhỏ bé hoặc khủng lồ.
B. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
C. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

Câu 20: Biện pháp nào có tính phổ biến và hiệu quả trong việc điều khiển tỷ lệ đực cái?

A. Phân lập các loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y rồi sau đó mới cho thụ tinh.
B. Dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động.
C. Dùng các nhân tố môi trường trong tác động.
D. Thay đổi cặp nhiễm sắc thể giới tính ở hợp tử.

Câu 21: Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người?

A. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ trai gái.
B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
C. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
D. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.

Câu 22: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?

A. Điều chỉnh khoảng cách sinh con.
B. Điều chỉnh thời điểm sinh con.
C. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.
D. Điều chỉnh về số con.

Câu 23: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn:

A. Prôgestêron. B. LH. C. FSH. D. HCG.

Câu 24: LH có vai trò:

A. Kích thích ống sinh tinh sinh sản ra tinh trùng.
B. Kích thích tế bào kẽ sinh sản sinh ra testôstêrôn.
C. Kích thích phát triển ống sinh tinh sinh sản ra tinh trùng.
D. Kích thích tuyến yên tiết FSH.

II. Phần tự luận (4,0 điểm)

Câu 1. Hãy cho biết ưu và nhược điểm của thụ tinh ngoài so với thụ tinh trong? (2,0 điểm)

Câu 2. Hãy nêu những biện pháp làm tăng số con trong sinh sản ở động vật? Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch? (2,0 điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11

I. Phần tự luận (6,0 điểm)

1. B

2. C

3. C

4. D

5. C

6. A

7. A

8. B

9. B

10. B

11. D

12. B

13. D

14. B

15. D

16. A

17. C

18. D

19. D

20. A

21. A

22. C

23. A

24. B

II. Phần tự luận (4,0 điểm)

Câu 1. Hãy cho biết ưu và nhược điểm của thụ tinh ngoài so với thụ tinh trong? (2,0 điểm)

Thụ tinh ngoài

Thụ tinh trong

Điểm

Ưu điểm

Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng 1 lúc.

Không tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh.

Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng khoảng thời gian so với thụ tinh trong.

Hiệu suất thụ tinh cao.

Hợp tử được bảo vệ tốt, ít chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài nên tỉ lệ hợp tử phát triển và đẻ thành con cao.

1,0

Nhược điểm

Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp.

Hợp tử không được bảo vệ nên tỉ lệ phát triển. và đẻ con thấp.

Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh.

Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít.

1,0

Câu 2. Hãy nêu những biện pháp làm tăng số con trong sinh sản ở động vật? Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch? (2,0 điểm)

  • Những biện pháp làm tăng số con trong sinh sản ở động vật (1,0 điểm)
    • Sử dụng HM hoặc chất kích thích tổng hợp.
    • Thay đổi yếu tố môi trường.
    • Nuôi cấy phôi
    • Thụ tinh nhân tạo
  • Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch (1,0 điểm): Phải sinh đẻ có kế hoạch để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.Sinh đẻ có kế hoạch mang nhiều lợi ích như:
    • Gia đình không quá đông con, giúp nâng cao chất lượng vật chất và tinh thần cuộc sống như cải thiện kinh tế, chăm sóc sức khỏe gia đình, học hành...
    • Đối với xã hội thì làm giảm sự gia tăng dân số, giảm áp lực phát triển kinh tế, giảm khai thác tài nguyên, nâng cao đời sống tinh thần...
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sinh Học

    Xem thêm