Đề KSCL học kì 2 môn Sinh học 11 năm học 2018-2019 trường THPT Bắc Kiến Xương, Thái Bình

Đề KSCL học kỳ 2 môn Sinh học 11

Đề KSCL học kì 2 môn Sinh học 11 năm học 2018-2019 trường THPT Bắc Kiến Xương, Thái Bình gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết giúp các em ôn luyện và củng cố kiến thức.

Đề chủ yếu xoay quanh những nội dung cơ bản các em đã được học với đa dạng các câu hỏi thường gặp trong các đề thi để các em tiếp cận và làm quen với từng dạng đề. Các em có thể tự học bài ở nhà và chuẩn bị cho các kì thi quan trọng. Để đạt kết quả cao các em có thể xem thêm Trắc nghiệm Sinh học 11 hoặc Giải bài tập Sinh học 11. Mời các em tham khảo:

SỞ GD VÀ ĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT BẮC KIẾN XƯƠNG

(Đề gồm 4 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: 50 phút

( 40 câu trắc nghiệm)

Mã đề 201


(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:............................................ .......................Số báo danh: ..................................

Câu 1: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính phổ biến.

B. Mã di truyền luôn là mã bộ ba

C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

D. Mã di truyền có tính thoái hóa

Câu 2: Một gen có chiều dài 2006 A0 và có 1520 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp khi gen tái bản 3 lần là:

A. A = T = 1750; G = X = 2380 B. A = T = 2380; G = X = 1750

C. A = T = 2450; G = X = 1540 D. A = T = 1540; G = X = 2450

Câu 3: Chức năng của gen là:

A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất

B. Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền

C. Vận chuyển aa đến ribôxôm để tham gia tổng hợp prôtêin

D. Làm khuôn cho quá trình dịch mã

Câu 4: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực diễn ra vào kì nào của chu kì tế bào?

A. Kì cuối B. Kì trung gian C. Kì giữa D. Kì đầu

Câu 5: Một gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêôtit loại Ađênin. Gen bị đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là :

A. A = T = 360, G = X = 540. B. A = T = 361, G = X = 539.

C. A = T = 359, G = X = 540. D. A = T = 359, G = X = 541.

Câu 6: Sự trao đổi chéo bất thường giữa các crômatit trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I phân bào giảm nhiễm làm xuất hiện dạng đột biến :

A. Lặp đoạn NST. B. Dị bội. C. Hoán vị gen. D. Đảo đoạn NST.

Câu 7: Ở một loài thực vật, biết gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Các cơ thể đều giảm phân bình thường. Phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là :

A. AAaa x AAaa. B. AAa x AAa C. AAAa x AAAa D. AAaa x Aa

Câu 8: Một đoạn phân tử ADN, có tổng số 2400 nuclêôtit. Đoạn phân tử ADN này

(1) Có chiều dài bằng 4080Å.

(2) Có tổng số liên kết hóa trị là 4798.

(3) Tổng số nuclêôtit trên một mạch là 600.

(4) Số liên kết hóa trị nối giữa các nu trên một mạch đơn là 1999.

Số nhận định đúng là :

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 9: Trong nhân đôi ADN, enzim tháo xoắn có vai trò:

A. Nối các đoạn okazaki để tạo thành mạch ADN hoàn chỉnh

B. Tổng hợp nên các đoạn ARN

C. Lắp ráp các nuclêôtit theo NTBS

D. Tháo xoắn phân tử ADN

Câu 10: Trong các phát biểu về quá trình phiên mã của sinh vật, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

(1) Diễn ra theo NTBS

(2) Chỉ có 1 mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã

(3) mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra tới đó

(4) Đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn, sau đó nối lại với nhau thành ARN hoàn chỉnh

(5) enzim ARN – polimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’- 3’

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 11: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

A. Mất đoạn nhỏ. B. Đột biến gen. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội.

Câu 12: Một nhóm gồm 10 tế bào sinh dưỡng của 1 loài nguyên phân 4 lần liên tiếp cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2400 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là :

A. 14 B. 16 C. 18 D. 36

Câu 13: Khi nói về bộ mã di truyền ở sinh vật, có một số nhận định sau:

(1) Trên mARN mã di truyền được đọc theo chiều 5’ – 3’

(2) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nu và không gối lên nhau

(3) Có 61 bộ mã di truyền mã hóa cho các aa

(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi loài khác nhau có riêng một bộ mã di truyền

(5) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số aa

(6) Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại aa trừ AUG và UGG

(7) Bảng mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng

Các nhận định đúng là:

A. 4,5,7 B. 1,2,4,7 C. 3,5,6,7 D. 1,2,3,6

Câu 14: Cho các bộ ba của mARN được mã hóa các aa như sau: UUU – Phe ; UAU – Tyr ; XAU – His; AGX – Ser . Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit trên mạch gốc như sau: 3’ ... GTAATAAAATXG ... 5’ sẽ quy định tổng hợp nên đoạn poli peptit tương ứng với trình tự aa là:

A. His – Tyr – Phe – Ser B. Ser – Tyr – Phe – His

C. Ser – Tyr – His – Phe D. Phe – Tyr – Ser – His

Câu 15: Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Tất cả các tế bào con đều trở thành tế bào sinh tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%. Số hợp tử được hình thành là:

A. 2 B. 4 C. 8 D. 6

Câu 16: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là :

A. A = T = 900; G = X = 599 B. A = T = 599; G = X = 900

C. A = T = 600 ; G = X = 900 D. A = T = 600; G = X = 899

Câu 17: Tên thể lệch bội và bộ NST nào dưới đây không tương ứng?

A. Thể một nhiễm kép (2n + 1+1) B. Thể 1 nhiễm (2n – 1)

C. Thể ba nhiễm (2n + 1). D. Thể không nhiễm (2n – 2).

Câu 18: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã

(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ 5’.

(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.

A. (1), (3). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (1), (4).

Câu 19: Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là:

A. Nuclêôtit B. axitamin C. Glucôzơ D. Ribônuclêôtit

Câu 20: Đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST thuộc thể đột biến.

A. Mất đoạn B. Đảo đoạn C. Lặp đoạn D. Chuyển đoạn.

Câu 21: Trong cấu trúc của gen, Exon là vùng .....(1)......nằm ở ....(2)...... của gen. (1) và (2) lần lượt là:

A. Mã hóa aa, vùng mã hóa B. Không mã hóa aa, vùng điều hòa

C. Không mã hóa aa, vùng mã hóa D. Mã hóa aa, vùng điều hòa

Câu 22: Đặc điểm nào dưới đây là điểm giống nhau cơ bản giữa hai dạng đột biến thể đa bội và thể dị bội:

A. Đều do rối loạn phân li của tất cả các cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào.

B. Đều là dạng đột biến số lượng NST.

C. Đều do rối loạn phân li của 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào.

D. Đều dẫn đến tình trạng mất khả năng sinh sản.

Câu 23: Phân tử mARN có chiều dài 0,51 và có chứa 10% uraxin với 20% ađênin. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử mARN nói trên là:

A. A = T = 450; G = X = 1050 B. A = T = 525; G = X = 225

C. A = T = 1050; G = X = 450 D. A = T = 225; G = X = 525

Câu 24: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:

A. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

B. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.

C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

D. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.

Câu 25: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là:

A. Nhị B. Hoa C. Đài hoa D. Nhụy

Câu 26: Sinh sản vô tính ở thực vật là:

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

B. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

C. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 27: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điềm giống nhau là :

A. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể đơn B. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào

C. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép D. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn

Câu 28: Tại sao cấm xác định giới tính ở thai nhi người?

A. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

B. Vì tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.

C. Vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái.

D. Vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.

Câu 29: Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit được gọi là:

A. Đột biến B. Đột biến gen. C. Thể đột biến. D. Đột biến điểm.

Câu 30: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?

A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.

C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A D. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.

Câu 31: Hình thức sinh sản vô tính dựa vào nguyên phân nhiều lần để tạo thành một chồi con, chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới là:

A. Phân mảnh B. Trinh sinh. C. Nảy chồi D. Phân đôi.

Câu 32: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là

A. nuclêôxôm. B. pôlixôm. C. nuclêôtit. D. sợi cơ bản.

Câu 33: Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là

A. Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit. B. Một ba zơ bé bù với một ba zơ lớn.

C. Nguyên tắc bán bảo tồn. D. Nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn.

Câu 34: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dưỡng B. Giao tử C. Tế bào sinh dục chín D. Tế bào xô ma

Câu 35: Một tế bào sinh dục của một loài có 2n= 20 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, các tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân , tổng số NST trong tất cả các tế bào con khi kết thúc giảm phân là:

A. 1536 B. 2565 C. 1280 D. 768

Câu 36: Quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực có các đặc điểm:

1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.

2. Diễn ra theo NTBS và nguyên tắc bán bảo toàn.

3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/ ® 3/.

5. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.

6. Khi 1 phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 4, 5, 6. B. 1, 3, 4, 5, 6. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 6.

Câu 37: Trường hợp bộ NST 2n có một cặp NST tương đồng bị thiếu 1 NST được gọi là:

A. Thể ba nhiễm. B. Thể một nhiễm. C. Thể đa nhiễm. D. Thể khuyết nhiễm.

Câu 38: Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là:

A. Nơi tiếp xúc với enzim ADN – pôlimeraza

B. Mang thông tin tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu

C. Mang thông tin tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành

D. Nơi gắn của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã

Câu 39: Loại đường tham gia vào thành phần cấu tạo của ADN là:

A. Đêôxiribôzơ B. Ribôzơ C. Saccarôzơ D. Glucôzơ

Câu 40: Số aa chứa trong một phân tử prôtêin hoàn chỉnh được tổng hợp từ gen là 348. Số chu kì xoắn của gen là:

A. 210 B. 142 C. 105 D. 144

----------- HẾT ----------

VnDoc xin giới thiệu tới các em Đề KSCL học kì 2 môn Sinh học 11 năm học 2018-2019 trường THPT Bắc Kiến Xương, Thái Bình. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn tập và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu học tập khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Trắc nghiệm Sinh học 11,....

Đánh giá bài viết
1 57
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sinh Học

    Xem thêm