Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Nguyễn Du, Gia Lai năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 có đáp án
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 trường tiểu học Nguyễn Du, Gia Lai năm học 2016 - 2017 là đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sinh học có 2 đề thi và đáp án chi tiết dành cho các bạn học sinh lớp 6 tham khảo chuẩn bị cho kì thi cuối học kì II sắp tới. Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Bình Giang, Kiên Giang năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Lý Tự Trọng, Quảng Nam năm học 2016 - 2017
PHÒNG GD - ĐT TP. PLEIKU TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
ĐỀ A | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2- NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: SINH HỌC – LỚP 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
A/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Hãy chọn các cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào (....) trong các câu sau: (1-úng, 2- rét,3-tơi xốp,4-hàn)
Khi gieo hạt phải làm đất ........... phải chăm sóc hạt gieo, chống ..........., chống,........, chống............., phải gieo hạt đúng thời vụ.
Câu 2: (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Trong các nhóm cây sau đây nhóm nào là toàn cây có hoa:
A. Cây xoài, cây ớt, cây cam, cây rêu, cây dương xỉ
B. Cây bưởi, cây thông, cây cải, cây mít
C. Cây phượng, cây ổi, cây bơ, cây ớt
D. Cây rêu, cây hành, cây táo, cây khế
2. Nhóm cây sau đây nhóm nào là thực vật hạt kín:
A. Cây bưởi, cây đậu, cây bông huệ, cây bèo tây.
B. Cây rau bợ, cây thông, cây xoài.
C. Cây trắc bách diệp, cây ớt, cây tùng.
3. Các cây hạt kín rất khác nổi bật với các nhóm cây khác thể hiện ở:
A. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng.
B. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản.
C. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
4. Đặc điểm nổi bật tiến hoá hơn so với các nhóm trước là:
A. Sống ở khắp nơi trên trái đất.
B. Thân cây to tạo nhiều khu rừng.
C. Sinh sản bằng hạt, hạt được bao bọc bảo vệ kín trong quả.
Câu 3: (0,5 điểm) Hãy đọc nhận xét, khoanh tròn vào đáp án câu trả lời đúng:
A. Có người bảo rằng động vật ăn cỏ, khi chết không ăn cỏ được thì cỏ lại ăn động vật. Câu nói này:
+ Đúng
+ Sai
+ Vừa đúng vừa sai
B. Hút thuốc lá có lợi cho sức khoẻ, chỉ có hút thuốc phiện mới có hại cho sức khoẻ. Câu nói này theo em:
+ Đúng hoàn toàn
+ Sai hoàn toàn
+ Có 1 phần đúng và có 1 phần sai.
B/ TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
Câu 2: (1,5 điểm)
Muốn phân biệt được lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm cần phải dựa vào những đặc điểm cơ bản chủ yếu nào?
Ngoài ra còn dựa vào những dấu hiệu bên ngoài nào?
Câu 3: (2,5 điểm)
Đa dạng thực vật là gì? Nêu 5 biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật Việt Nam?
Câu 4: (2 điểm)
Nêu một số nấm có ích mà em biết? (cho một ví dụ mỗi loại để minh hoạ)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Thứ tự cần điền là: 3; 1; 4; 2.
(Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu 2: (1 điểm) Mỗi câu khoanh tròn đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | C | A | C | C |
Câu 3:
a) Đúng
b) Có phần đúng có phần sai
B. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 (2 đ) | Muốn cho hạt nảy mầm tốt ngoài chất lượng của hạt còn cần đủ độ ẩm, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp. | 1 điểm 1 điểm |
|
| |
2 (1,5 đ) | Để phân biệt lớp hai lá mầm và một lá mầm: + Dựa vào số lá mầm trong phôi của hạt +Dựa vào đặc điểm bên ngoài kiểu rễ kiểu gân lá số cánh hoa dạng thân ..... | 1 điểm
0,5 điểm |
3 (2,5 đ ) | -Đa dạng thực vật là được biểu hiện bằng số lượng loài và cá thể của các loài trong môi trường sống tự nhiên. 5 biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật Việt Nam + Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. + Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài + Xây dựng các vườn thực vật , vườn quốc gia, các khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật trong đó có thực vật quý, hiếm. + Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quí hiếm đặc biệt + Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng | 0,5 điểm 0,5điểm 0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm |
4 (2đ) | Một số nấm có ích mà em biết: + Nấm ăn: nấm rơm, + Nấm hoại sinh: phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng: nấm hiển vi trong đất + Nấm làm thuốc: nấm linh chi + Nấm mem: chế biến rượu bia |
0, 5điểm 0, 5điểm
0, 5điểm 0, 5điểm |