Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sinh học năm 2020 - 2021

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sinh học năm 2020 - 2021 Có đáp án là đề thi định kì cuối học kì 2 lớp 6 có đáp án và bảng ma trận đề thi từng mức độ môn Sinh học lớp 6 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức các dạng bài tập ôn tập, ôn thi cuối học kì 2 lớp 6.

Bảng ma trận đề thi học kì 2 lớp 6

Cấp độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

VD

VD cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Quả và Hạt

- Nhận biết các nhóm quả.

- Các bộ phận của hạt

- Sinh sản hữu tính

- Sinh sản hữu tính

Số câu

6 câu

2 câu

8 câu

Số điểm

1,5đ

0,5đ

2. Các nhóm thực vật

- Nhóm rêu

- Nguồn gốc cây trồng

- Phân biệt cây1 lá mầm và cây 2 lá mầm

- Nhóm hạt trần, nhóm hạt kín

Số câu

6 câu

2 câu

1 câu

7câu

Số điểm

1,5đ

0,5đ

3. Vai trò của thực vật

- Biết vai trò của thực vật

- vai trò của thực vật với đời sống.

- Liên hệ thực tế

Số câu

4 câu

0,5 câu

0,5 câu

2câu

Số điểm

2,5đ

0,5đ

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

16 câu

40%

5 câu

30%

1 câu

30%

22 câu

10đ

Đề bài Đề thi Sinh học lớp 6 kì 2

I. Phần trắc nghiệm: (5đ)

Hãy chọn và ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Các bộ phận của hạt gồm có:

A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

B. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ.

C. vỏ và phôi.

D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của cây thông?

A. Thân gỗ.

B. Cơ quan sinh sản là bào tử.

C. Có nón, hạt trần.

D. Cơ quan sinh sản là nón.

Câu 3: Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là:

A. sinh sản sinh dưỡng.

B. sinh sản hữu tính.

C. sinh sản vô tính.

D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 4: Rêu khác tảo ở đặc điểm :

A. Cơ thể có màu xanh lục

B. Cơ thể có rễ giả, thân lá thật

C. Cơ thể có một số loại mô

D. Cơ thể cấu tạo đa bào

Câu 5: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì:

A. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.

B. Có sự sinh sản hữu tính

C. Có nhiều cây to và sống lâu năm

D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.

Câu 6: Chất dự trữ của hạt thường nằm ở đâu?

A. Trong chồi mầm hoặc phôi nhũ.

B. Trong thân mềm hoặc chồi mầm

C. Trong lá mầm hoặc phôi nhũ.

D. Trong thân mềm hoặc phôi nhũ.

Câu 7: Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử?

A. Rêu

B. Dương xỉ

C. Hạt trần

D. Tảo

Câu 8: Nhóm cây gồm toàn cây một lá mầm là:

A. Cây rẻ quạt, cây tre

B. Cây rẻ quạt, cây xoài

C. Cây dừa cạn, cây rẻ quạt

D. Cây dừa cạn, cây tre

Câu 9: Cơ quan sinh sản của dương xỉ là:

A. Bào tử

B. Túi bào tử

C. Hoa

D. Nón

Câu 10: Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:

A. Cây lúa, cây ngô

B. Cây mít, cây xoài

C. Cây xoài, cây lúa

D. Cây mít, cây ngô

Câu 11: Cơ quan sinh sản của cây thông là:

A. Túi bào tử

B. Hoa

C. Bào tử

D. Nón

Câu 12: Quả nào sau đây thuộc quả khô nẻ?

A. Quả đậu bắp

B. Quả xoài

C. Quả đu đủ

D. Quả đào

Câu 13: Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì ?

A. Hêrôin

B. Nicôtin

C. Côcain

D. Solanin

Câu 14: Quả thịt có đặc điểm:

A. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả

B. Khi chín thì vỏ dày, cứng

C. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả

D. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng

Câu 15: Nhóm quả gồm toàn quả khô là:

A. quả dừa, quả đào, quả gấc.

B. quả cải, quả đu đủ, quả cam.

C. quả mơ, quả chanh, quả lúa.

D. quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan.

Câu 16: Cây nào sau đây có hại cho sức khỏe con người?

A. Cây thuốc bỏng.

B. Cây thuốc phiện.

C. Cây ngò gai.

D. Cây bông hồng.

Câu 17: Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây ?

A. Duốc cá

B. Đinh lăng

C. Ngũ gia bì

D. Xương rồng

Câu 18: Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?

A. Lá chuối

B. Lá mồng tơi

C. Lá khoai tây

D. Lá xà cừ

Câu 19: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần.

A. Có sự sinh sản hữu tính

B. Lá đa dạng

C. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả.

D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.

Câu 20: Quả tự phát tán có đặc điểm đặc biệt nào?

A. Quả có vị ngọt.

B. Có nhiều gai, nhiều móc.

C. Quả có khả năng tự tách hoặc tự mở cho hạt tung ra.

D. Quả có cánh hoặc túm lông.

II. Phần tự luận (5đ):

Câu 1 (2đ): So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?

Câu 2 (3đ). Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”?

Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ thực vật?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

B

B

A

C

A

A

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

A

B

A

D

C

A

B

C

C

II. TỰ LUẬN

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

Lớp 1 lá mầm

Lớp 2 lá mầm

- Rễ chùm

- Rễ cọc

- Gân lá song song

- Gân lá hình mạng

- Thân cỏ, cột

- Thân gỗ, cỏ, leo

- Phôi có 1 lá mầm

- Phôi có 2 lá mầm

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 2 (3 điểm)

* Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:

+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán.

+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn chế lũ lụt.

* Là học sinh em cần:

+ Trồng cây đi đôi với bảo vệ, chăm sóc cây.

+ tuyên truyền mọi người xung quanh cùng tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.

0,5đ

0,5đ

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 6 các môn Toán, Văn, Sử, Địa, Vật Lý, Sinh, Tiếng Anh,..... và các dạng bài ôn tập môn Ngữ Văn 6, và môn Toán 6. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
36 5.639
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sinh Học

    Xem thêm